Cách thiết kế bàn viết (Phần cuối)
Bàn viết kiểu bục chiếm không gian làm việc nhỏ nhất. Người dùng phải đứng khi viết hoặc đọc với mặt bàn hơi nghiêng. Khi viết ở bục viết cần dùng sức nhiều hơn khi ngồi viết tại bàn. Với bục viết, ta có thể di chuyển nhiều hơn, đôi khi có thể thả lỏng chân và “giải mỏi” trong tư thế đứng. Tuy nhiên, bục viết nhỏ và không gian chứa đồ rất hạn chế.
Hình 202: Kích thước của bục viết phụ thuộc vào kích thước cơ thể người đứng viết. Chiều cao mép trước của bục phải tương đương với chiều cao khuỷu tay khi đứng viết. Khoảng 1050-1200mm. Mặt bàn nghiêng 10 – 15 độ. Chiều cao phía trước bục phụ thuộc vào độ nghiêng và chiều sâu của bục. Cần phải lưu ý không gian cho đùi và chân, trong trường hợp phải đứng viết tại bục trong thời gian dài. Độ vững chắc của bục cũng là yếu tố quan trọng.
Điều quan trọng khi thiết kế một bục viết là chiều cao của bục phải phù hợp kích thước cơ thể của người dùng. Chiều cao của bục viết bằng với chiều cao đến khuỷu tay của người sử dụng. Mặt bàn phải nghiêng một góc 10 – 15 độ. Để viết và giấy không lăn hoặc trượt khỏi bàn, ta phải gắn một thanh chắn nhỏ ở cạnh dưới mặt bàn. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý đến không gian dành cho đùi, gối và chân khi phải đứng lâu và đổi chân trụ. Bục viết cũng cần phải chắc chắn, để người viết không gặp nguy hiểm khi tựa cả phần thân trên vào mặt bàn.
Hình 203: Bục viết kiểu dáng thanh mảnh, tác phẩm của Michael Blumberg
Hình 204: Hai ngăn kéo nhỏ đựng bút viết có thể kéo ra hai bên. Dưới mặt bàn có khoảng trống chứa vật dụng.
Hinh 205: Bục viết với mặt bàn nhô ra hai bên. Ngăn kéo đựng bút viết có thể kéo ra phía trước.
Hình 206: Bục viết có nấp bàn lật với ngăn tủ có thể đựng bút viết theo nhu cầu.
Hình 207: Bục viết bao gồm chân và phần mặt bàn phân biệt bằng đường phân chia lõm. Trên chân đế và phần mặt bàn đều có ngăn kéo.
Hình 208: Bục viết có mặt bàng dạng cái nêm bằng gỗ đặc. Bục trông thoáng với các thanh bằng thép không gỉ nối các chân bàn. Chân bàn bằng gỗ đặc dạng ống. Các thanh gác ngang gia cố ở dưới chân bàn là ba thanh thép không gỉ.
Hình 209: Bục viết có thể điều chỉnh chiều cao. Bao gồm vật thân và mặt bàn phủ ngoài với bộ phận điều chỉnh độ cao. Mặt bàn có thể chỉnh chiều cao.
Hình 210: Bục viết đơn giản bao gồm phần gác chân, mặt bàn và trụ đỡ. Độ cao mặt bàn có thể điều chỉnh được.
>>> Cách thiết kế bàn viết (Phần 1)
>>> Cách thiết kế giường bằng gỗ
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)