Nghệ thuật tráng men Bạc Đậu

I. Tráng men:

* Định nghĩa: Là kỹ thuật trang trí ở đó những vật hay bề mặt kim loại được phủ một lớp men thủy tinh mà khi được kết hợp với mặt ngoài bởi nhiệt lượng mạnh để tạo nên hiệu ứng trang trí với màu sắc tuyệt hảo.

trang men 1

Kỹ thuật tráng men đã được sử dụng lâu đời để trang trí các mặt kim loại, có lẽ được sử dụng ban đầu như một sự thay thế cho kỹ thuật khảm nạm đắt đỏ với đá quý nhưng sau đó trở thành một loại hình trang trí theo đúng nghĩa. Trong khi sơn kim loại có tuổi thọ ngắn, kể cả khi còn mới, bị lu mờ bởi độ chói sáng của kim loại được đánh bóng, thì việc tráng men biến bề mặt của kim loại thành sản phẩm gia công bền đẹp, màu mè, bắt mắt.

Những vật dụng được tráng men trang trí ở khu vực Đông Á là lọ, bình hương, ấm trà, áo giá và cửa trượt.

trang men 2

Men khá giống với thủy tinh mềm, một hợp phần gồm đá silic hoặc cát, chì đỏ và natri cacbonat hoặc kali cacbonat. Những thành phần sẽ được nấu chảy với nhay, gần như tạo thành thủ y tinh trong với màu phớt lam hoặc phớt lục, những chất này được gọi là thông lượng hoặc bay hơi hay như ở Pháp gọi là fondant. Nhiệt độ để thông lượng cô cứng phụ thuộc vào tỷ lệ các thành phần trong hỗn hợp. Để men được coi là cứng thì nhiệt độ yêu cầu phải rất cao; Men càng cứng thì khả năng kháng oxy hóa càng cao, trong khi men mềm ban đầu sẽ sản sinh ra chất gây phân hủy trên bề mặt và cuối cùng gây ra sự tan rã của mặt men. Men mềm cần lượng nhiệt thấp hơn để nung chúng và do đó tiện lợi cho việc sử dụng, nhưng chúng lại không bám bền, đặc biệt nếu phải chịu ma sát.

Thông lượng trong phụ thuộc vào thành phần tạo màu men, oxit kim loại có chức năng là chất tạo màu, thứ ma được đưa vào để tạo ra thông lượng và sau đó được sang giai đoạn nấu chảy. Thông lượng trong phụ thuộc vào thành phần tạo màu men, oxit kim loại có chức năng là chất tạo màu, thứ mà được đưa vào để tạo ra thông lượng và sau đó được sang giai đoạn nấu chảy. Sự tuyệt hảo của men phụ thuộc vào sự kết hợp hoàn mỹ các nguyên liệu của nó và trong sự duy trì nhiệt lượng cân bằng suốt quá trình nung chảy trong nồi nấu. Màu sắc của nhiều loại men đạt được nhờ sự thay đổi trong tỷ lệ các thành phần của thông lượng nhiều hơn là sự thay đổi lượng oxit. Ví dụ như men ngọc lam có thể có được từ oxit đen của đồng bằng các sử dụng tỷ lệ tương đối cao cacbon natri; tương tự, lớp men màu vàng xanh có thể tạo ra oxit đen giống vậy bằng cách tăng một lượng đồng đỏ tương ứng.

Thông lượng trong cũng dược sử dụng để tạo men đục; việc thêm vào chất tro sau khi nấu kim loại, hỗn hợp thép và chì nung, làm cho men trở nên mờ đục. Men trắng được làm ra bằng cách thêm axit stannic và axit a-se-nơ vào thông lượng, lượng axit ảnh hưởng đến mật độ, hay độ mờ của men.

Men được làm nóng, sau khi được khuất liên tục, thường được đổ vào một tấm bản để cho đóng rắn thành khối có đường kính khoảng tầm 5 inches (10-13cm). Để dùng được mỗi khối đều phải được tán nhỏ thành bột mịn bằng chày và cối; bột này sau đó sẽ phải tráng qua một loạt các dung dịch chưng cất cho đến khi những mẫu bột được loại bỏ. Kim loại mà bột men được rải lên sẽ được làm sạch bằng cách nhúng vào axit và nước. Số axit còn lại sau đó sẽ dược rửa sạch đi bằng cách phủ trong mùn cưa của cây sồi. Sau đó bột ẩm sẽ được rải lên kim loại, nó được sấy khô trước lò sưởi trước khi cẩn thận đưa vào múp lò (một ngăn cách lửa), chỗ mà nó được nung nóng đến mức nó chảy ra và bám dính trên bề mặt kim loại. Nung men chỉ mất vài phút, và mẫu vật sau đó sẽ được đưa ra và để nguội.

Những kỹ thuật khác nhau được luyện tập bởi các thợ thủ công ngày xưa phần lớn khác với phương pháp được sử dụng trong chuẩn bị kim loại để lấy bột men.

trang men 3

trang men 4

- Pháp lam: Trong kỹ thuật làm pháp lam, tấm kim loại mỏng sẽ được bẻ và uốn theo nét ngoài của hoa văn trang trí; chúng sau đó được dán, thường thì được gắn vào bề mặt của vật kim loại, tạo thành vỏ bọc với những bức tiểu họa mà gắn và tạo ra những ô nhỏ giữa chúng. Trong những ô này, bột men sẽ được phủ lên và làm chảy. Sau đó nó được để nguội, bề mặt có thể đánh bóng để loại bỏ những thứ bất hảo và thêm phần tuyệt mỹ. Kỹ thuật Pháp lam đặc biệt phù hợp với các mẫu vật bằng vàng như các loại trang sức.

trang men 6

trang men 6

- Khảm men: Quá trình khảm men trái ngược với kỹ thuật Pháp lam: thay vì dựng trên bề mặt mẫu vật kim loại, thì bề mặt sẽ được đục ra, tạo thành những chỗ lõm và những đường rạch riêng biệt bằng gờ kim loại mà thành hình phác qua của thiết kế. Những chỗ lõm sẽ được trám men và làm chảy. Kỹ thuật khảm men yêu cầu kim loại đế dày và vì vậy thường được dùng cho đồ đồng và những đế kim loại khác.

trang men 7

- Khảm xếp ly: Kỹ thuật khảm xếp ly được thiết kế để tạo ra hiệu ứng của kính màu trên cửa sổ trong bức tiểu họa suốt quá trình sử dụng men trong mờ. Kỹ thuật này cần tráng men y hệt Pháp lam trừ việc tấm kim loại hình thành những ô nhỏ chỉ được dán tạm thời – không được gắn chặt – vào đế kim loại mà men không thể dính vào. Sau khi men đã được nấu chảy và ủ đầy đủ, tấm kim loại, thường là nhôm thiếc, được loại bỏ những vụn thừa, để lại một lưới những dải kim loại đầy những men “cửa sổ”. Men có thể được đánh bóng để làm nổi bật diện mạo của chúng.

trang men 8

- Nạm tráng men: Nạm tráng men là thuật ngữ dùng để miêu tả kỹ thuật tráng men trên những bề mặt gồ ghề của những vật hay mô hình có bề mặt tròn hay nổi cao. Cả men đục và men mờ trong đều được ứng dụng những vật phẩm có vỏ cứng nhỏ chạm trổ này, những vật mà thường được làm bằng vàng. Vấn đề của kỹ thuật lớn là đưa ra biện pháp hỗ trợ và bảo vệ những vật phẩm này trong quá trình nung. Thường thì thạch cao Paris sẽ được sử dụng để bọc các bộ phận của vật phẩm, chỉ để lộ những phần mà men được đưa vào và làm chảy.

- Sơn men: Kỹ thuật này cơ bản khác biệt ở thứ tự năm trong số các màu sắc khác nhau của men không bị tách khỏi nhau bởi những dải hay gờ kim loại. Mặc dù những men này được đưa vào khi còn ẩm và ở dạng bột, miếng đệm liền kề của men màu trước tiên cần phải được sấy khô để tránh lẫn với nhau và làm nhòe đường tiếp xúc giữa chúng.

trang men bac dau 9

- Basse-taille: Kỹ thuật này là sự mở rộng dành cho giới thượng lưu của phương pháp Khảm men, lần nữa bề mặt kim loại phải được cắt bỏ và trải men, nhưng có hai sự khác biệt chính. Đầu tiên, ở phân bị cắt bỏ để cho men vào, một thiết kế hay tạo hình được khắc (đục), hoặc thứ gì đó đượ chạm nổi. Bởi vì mức cao nhất của trạm nổi là phía dưới bề mặt tổng quát quanh kim loại, men, loại mà làm phẳng mặt ngoài của nó, nằm ở các bề dày khác nhau trên những mặt mẫu của chạm nổi. Thứ hai, bởi vì men màu được sử dụng ở kỹ thuật.

- Nghệ thuật khảm nổi: Khảm nổi bao gồm một loạt các kỹ thuật trong điêu khắc, trang trí. Người thợ khảm nổi dùng những mảnh có màu sắc tương phản để khảm lên các đồ vật rồi mãi nhẵn và đánh bóng.

Gỗ trong khảm gỗ, thường xuyên sử dụng gỗ veneer, nhưng một vài các vật liệu khác như vỏ, ngọc trai, sừng, ngà cũng có thể được sử dụng. Những viên đá màu được khảm bằng đá cẩm thạch trắng hoặc đen, và các lớp kim loại quý trong khảm kim loại cơ bản là những dạng khác của lớp phủ.

Kim loại thường được sử dụng ở kỹ thuật này là đồng. Đồng được cắt bằng cưa thành những tấm dẹp với kích cỡ theo yêu cầu và hơi vòm với một dụng cụ đánh bóng hay búa, sau đó được lau sạch bằng axit và nước. Men được trải đều kín cả mặt sau và trước, sau đó vật phẩm được đem nung. Lớp phủ men đầu tiên được sửa, thiết kế phác thảo bằng cách vẽ với một cây kim xuyên qua lớp men ẩm và trắng hoặc những chỗ mờ đục và tiện lợi nhất cho việc sơn màu sau đó này đều trong mờ, bố cục của trạm nổi lộ rõ; và, khi mà sử dụng kim loại vàng và bạc trở nên phổ biến ánh sáng thường phản chiếu lại trên men mờ, tăng thêm chất lượng màu nhợt tuyệt hảo của men, cũng như ánh mặt trời làm nổi bật vẻ đẹp của kính màu trên cửa sổ. Hiệu ứng phản chiếu ánh sáng khác nhau dựa vào bề dày của men trên bề mặt gô ghề của chạm nổi; kết quả là một hình mẫu với tạo hình ấn tượng và hiệu ứng 3D được tạo bởi sự biến đổi tinh tế trong độ đậm nhạt của màu men từ màu sang ở những điểm nổi đến màu trầm của những phần lõm sâu.

Kim loại – Lịch sử của khảm nổi kim loại đã có từ rất lâu. Kỹ thuật “kim loại trong kim loại” rất tinh vi hoàn thiện ở Trung Quốc cổ đại như được minh họa trong các ví dụ về những chiếc tàu được trang trí bằng kim loại quý. Sau khi học được kỹ năng rèn, các thợ kim hoàn đã cắt những chi tiết rất nhỏ từ tinh thể, đá quý, ngọc trai, san hô để làm cho những thiết kế khảm nổi bằng bạc.

Đá – Pietra Dura là một thuật ngữ ở Châu Âu để khảm các chi tiết với những viên đá có màu sắc tương phản, kết hợp với nhiều loại đá quý.

trang men bac dau 10

* Lịch sử:

1. Phương Tây cổ đại: Nguồn gốc của nghệ thuật tráng men chưa được khẳng định. Trong khi các bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng thủy tinh được làm từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên ở Tây Á và từ thế kỷ thứ 15 trước công nguyên, bình thủy tinh không nghi ngờ được là ở Ai Cập, không có bằng chứng nào cho rằng tráng men trên kim loại được thực hiện ở Tiểu Á hay Ai Cập cho đến tận sau khi Alexander Đệ Nhất (mất năm 323 TCN).

trang men bac dau 29

Có lẽ nguồn gốc của nghệ thuật này được phát hiện trên công trình của người Mycenae của thế kỷ thứ 13 và 11 TCN. Sáu chiếc nhẫn vàng dược khai quật trong lăng mộ Mycenae ở thế kỷ 13 TCN tại Kouklia (gần Phaphos Cổ đại), ở nước Síp, được trang hoàng với kỹ thuật pháp lam mà cho thấy một thời kỳ trung gian giữa phủ trám và tráng men thực sự. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra màu men khác nhau không ở dạng bột khi họ cho vào vách ngăn trước khi được nung va tan chảy với nhau; dù chúng là những mảnh kính màu. Không may, không có bất kỳ báo cáo nào tồn tại trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào về ví dụ hoàn thiện của tráng men Mycenae – đồ trang hoàng trên quyền trượng vàng được tìm thấy ở lăng mộ hoàng gia tại Kourion Kaloriziki, ở nước Síp – nhưng người ta thường tin rằng tráng men thực chất và được xác định vào thế kỷ thứ 11 TCN.

 

Nếu tráng men thực sự tồn tại ở công trình của người Mycenae, thì việc kỹ thuật này được thừa hưởng bởi người Hy Lạp và lưu truyền bởi họ đến phần còn lại của Châu Âu được coi là hợp lý, có lẽ bằng cách xâm lược thuộc địa ở khu vực phía Bắc biển Đen và miền Nam nước Ý. Tuy nhiên thật không may có một sự cách biệt lớn giữa men của người Mycenae và trang sức vàng của Hy Lạp vào thế kỷ thứ 6 và thứ 3 TCN, được tráng men giản đơn, thường không có gì khác ngoài những nét men màu lam hoặc tắng đính vào sử dụng một sợi dây mảnh bằng vàng (gọi là chạm lộng).

Cho đến tận gần đây ví dụ lâu đời nhất của tráng men ngoài nghệ thuật của người Mycenae được nhắc đến là đồ trang trí được tìm thấy ở nghĩa trang tại vùng Kuban, gần với Caucasus, khác nhau về khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ 9 và thứ 7 TCN, nhưng điều quan trọng của những loại men ở Kuban này, vành đai Maikop trứ danh (ở Hermitge, Leningrad) miêu tả cảnh một con điểu sư tấn công một con ngựa, ngày nay được đánh giá bởi các chuyên gia người Nga là giả mạo. Kết luận là, tráng men từ miền Nam nước Nga xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 2 TCN.

Mốc thời gian sớm hơn một chút được đưa ra cho một vật thể bằng đồng có nguồn gốc ở Tây Âu, thứ mà được cho rằng có chức năng duy trì men trang trí Pháp lam. Cho đến khi những vật liệu Celtic này được kiểm chứng rõ ràng và được chứng minh thực sự là men và khác với khảm san hô, đá cắt (chủ yếu là tinh thể lapis), hoặc những kính màu được ủ lạnh, những giải thuyết về nó vẫn là câu hỏi mở. Hiện tại, vấn đề còn là sự phỏng đoán về mối liên kết nếu có tồn tại giữa những thợ tráng men ở Nga và những thợ thủ công người Celtic ở thế kỷ thứ 3 TCN, nếu không sớm hơn, đã sử dụng men thay thế cho trám san hô.

- Đế chế La Mã: Sự phát triển ấn tượng nhất trong lịch sử tráng men thuộc về đế chế La Mã vào giữa thế kỷ thứ 6 và 12, thời kỳ trong đó chỉ có kỹ thuật Pháp lam – gần như dùng trên không gì ngoài vàng – được sử dụng. Tại thời hoàng kim vào thế kỷ thứ 10 đến 11, những thợ tráng men La Mã đã tạo ra cảnh họa nhỏ thanh tú và đầy xúc cảm dùng những mảng màu tuyệt hảo lấp lánh như trang sức. Tuyệt phẩm của giai đoạn này là bắc ngăn bệ thờ “Pada d’Oro” ở nhà thờ Thánh Mark, Venice, được cho rằng đem từ Constatinople đến Venice khoảng năm 1105. Chất lượng của men La Mã bắt đàu giảm sút vào cuối thế kỷ thứ 12.

- Hồi giáo: Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy tráng men lên kim loại được thực hiện ở bất cứ trung tâm Hồi giáo nào khu vực Tây Á. Các nghiên cứu sinh tranh luận về kỹ thuật tráng men Pháp lam lên vàng thời La Mã bắt nguồn từ Syria. Chỉ có duy nhất một vật phẩm tráng men tồn tại với sự liên kết của Hồi giáo: một chiếc đĩa với một câu khắc tiếng Ả Rập nhắc đến một hoàng tử của Hãn Quốc Đột Quyết, ngự trị từ năm 1114 đến 1144. Kỹ thuật tráng men là Pháp lam, nhưng chỉ với dây thiếc được gắn với một cái đế bằng đồng. Vì không có minh chứng nào khác được tìm thấy là vì câu khắc ở Ả Rập biểu thị kiến thức chưa toàn diện của ngôn ngữ, đây có thể là sản phẩm của những thợ thủ công La Mã làm việc trong vương quốc của Hãn Quốc Đột Quyết

2. Thời Trung cổ:

- Tây Âu: Ngay đầu thế kỷ thứ 7, dựa vào một số nghiên cứu, thành tựu của người La mã đã bị sao chép bởi những thợ thủ công khu vực Lombard ở miền Nam nước Ý. Sau đó nó được mô phỏng ở Sicily và những miền khác của Ý – thậm chí có lẽ cả ở nước Anh, nơi mà Alfred Jewel trứ danh, được làm theo lệnh của Quốc vương Anh Alfred Đệ Nhất ở thế kỷ thứ 9 thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của người La Mã. Dưới thời trị vì của vua Ottonian (936-1002), tráng men Pháp lam lên vàng dường như hưng thịnh nhất ở miền Đông nước Pháp, và ở khu vực Rhineland, đặc biệt giữa những thợ hoàn kim làm việc ở Essen và ở các xưởng tại Trier (937-993).

Ở Tây Âu tráng men Pháp lam bị bỏ ngỏ vào thế kỷ thứ 12, tạo điều kiện cho kỹ thuật khảm men phát triển trên nền các kim loại như đồng và thiếc. Sự phục sinh này có thể bắt đầu ở Tây Ban Nha, tại các thung lũng của Rhine và Meuse, hoặc ở Pháp tại khu vực Limoge; nhưng, đến giữa thế kỷ, những thợ thủ công lành nghề ở những trung tâm này và ở Anh đã thiết lập nó như môt phương tiện hàng đầu của tính nghệ thuật trong phong cách kiến trúc Roman. Tại trường Mosan, những thợ tráng men trứ danh thế kỷ 12 Godefroid de Claire ở Liège và Nicholas của Verdun đã tạo ra tuyệt phẩm khảm men dưới điều kiện thuận lợi chưa từng có. Tác phẩm đẹp nhất từ khu vực Limoge được tạo ra khoảng thế kỷ thứ 12 và 13; sau đó, sản phẩm được thương mại hóa và tiêu chuẩn giảm dần đều trong suốt thế kỷ thứ 13 và 14.

Cuối thế kỷ thứ 13, đồ vàng và bạc lần nữa được trang trí men nhưng với kỹ thuật mới, men basse-taille. Mốc thời gian có mặt sớm nhất được xác định của mẫu vật được làm ở Ý vào năm 1290. Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, thợ hoàn kim Ý, đặc biệt những thợ từ Siena và Florence, đã tạo ra những kiệt tác bằng hình ảnh ở khu vực này. Kỹ thuật này đặc biệt phát triển ở Tây Ban Nha và Pháp. Không có những tác phẩm điển hình nào vượt qua được tác phẩm “Chiếc ly vàng Hoàng gia” (ở Bảo tàng nước Anh), đặt làm bởi anh trai của Quốc vương Pháp Charles Đệ Ngũ khoảng năm 1380. Mặt bên và mặt chính miêu tả về cuộc đời và nỗi thống hổ của Thánh Agnes với màu sắc rực rỡ va dự thảo khéo léo của thời kỳ này. Kỷ nguyên vĩ đại nhất của men basse-taille kết thúc ở thời Phục Hưng, dù nó duy trì phổ biến ở Tây Ban Nha và miền Nam nước Đức, chủ yếu ở Augsburg đến giữa thế kỷ thứ 17.

- Châu Âu: thế kỷ 15 cho đến hiện nay: Dưới sự bảo trợ của cung điện Pháp và Burgundy cuối thế kỷ thứ 14 và nửa đầu thế kỷ thứ 15, thợ hoàn kim đã sáng tạo nhiều những phương pháp tráng men mới mẻ và khéo léo hơn. Sử dụng men trong mờ, họ tạo ra các hiệu ứng cửa sổ kính màu trong tiểu họa bằng kỹ thuật gọi là Khảm xếp ly. Một trong những bộ sưu tập đáng quý nhất đó là cốc bạc Merode nguồn gốc từ vùng Flemish hoặc người Burgundy, có thể từ năm 1430 đến 1440, được trang trí với hai dải men được đặt ở các cửa sổ nhỏ cùng gốm Gothic (tại Bảo tàng Victoria và Albert, London. Sử dụng một kỹ thuật khác, nạm men, họ tạo ra lượng sản phẩm lớn, kết hợp hiệu ứng 3D và các sản phẩm nhỏ để có thể đeo như trang sức. Trong số những tác phẩm đẹp nhất và sớm nhất còn sót lại thì Hòm thành tích của Thánh Thorn (trong tác phẩm Wassesdon ở Bảo tàng Anh): Thánh Thorn, được đặt trong môt viên ngọc, bao quanh là cảnh trong bức tranh “Ngày phán xét cuối cùng”, trong đó tất cả các chi tiết (20) đều được tráng men, nhiều trong số đó được chế tác hoàn toàn nổi bật. Thưởng thức dành cho tác phẩm tráng men của các thợ hoàn kim này đươc lan truyền đến vương triều của châu Âu; và mặc dù phong thái có thay đổi vài lần, đầu tiên từ phong cách Gothic đến Phục hưng và sau đó đến Ba-rốc, thì chất lượng cần thiết giống như một món đồ chơi cao cấp vẫn được duy trì. Trong tất cả các thợ hoàn kim thời Phục hưng mà đã góp phần sáng tạo nên phong cách quốc tế, duy chỉ có Benvenuto Cellini đã ghi lại (khoảng năm 1560) một tài liệu chuyên môn về kỹ thuật này.

Mặc dù kỹ thuật sươn men có lẽ ban đầu được tạo ra bởi những thợ thủ công Flemish khoảng năm 1425 đến 1450 dành cho cung điện Burgundy và có lẽ được phát triển bởi những thợ tráng men Venice và Bắc Ý giữa năm 1450 và 1500, quyền tối thượng của những xưởng Limoges được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 16. Trong thế kỷ tiếp theo, nghệ thuật thủ công của người Pháp đã tạo ấn tượng tài năng ở lĩnh vực này và dưới sự bảo trợ của vương điện, những thợ tráng men Limoges giỏi nhất cố gắng cạnh tranh với những nghệ sĩ trang trí phòng Hoàng gia. Tranh sơn dầu cuối cùng cũng được giới thiệu tại Limoges khoảng năm 1530-1540.

Một lĩnh vực khác cũng được cống hiến cho tác phẩm men sơn khoảng năm 1620-1630 bởi một thợ hoàn kim người Pháp, Jean I Toutin của xứ Chateaudun, và một vài đối thủ ở Blois. Thành tựu cảu họ dùng để sáng tạo những phương pháp lỹ thuật dành cho những bức tiểu họa bằng men màu trên nền men trắng. Vì kỹ thuật này phù hợp đáng kinh ngạc với những bức chân dung tiểu họa sống động ở thời điểm hiện tại, các nghệ sĩ nổi bật, ví dụ như Jean Petitot, được tuyển bởi Quốc Vương Anh Charles Đệ Nhất và vua nước Pháp để làm việc trong lĩnh vực này.

Với những kỹ năng nhà nghề tương tự nhau, những thợ tráng men người Pháp khác đã trang trí những phụ kiện trang sức, đặc biệt là mặt đồng hồ; và cho đến nửa còn lại của thế kỷ thứ 17, nghề này đã trở thành trung tâm của Genevo, nơi nó được tiếp tục phát triển đến thế kỷ thứ 19. Tại Anh, đặc biệt là khu vực Midlands, phong cách “đồ chơi” sơn vàng được sao chép và sản xuất với số lượng lớn, nhưng kỹ thuật sao tranh lên men được tạo ra ở Anh và hoàn thiện tại nhà máy Battersea (London) trong suốt năm 1753-1756. Thiết kế được áp dụng vào nền men trắng bằng cách chuyển từ giấy, và sau đó vào bề mặt để trang trí, một điểm nổi trên tấm kim được chạm khắc được sơn men màu. Trong suốt thế kỷ thứ 17 và 18, những thợ tráng men sử dụng kỹ thuật sơn tác phẩm tiểu họa vào men ở Đức, Hà Lan, Anh và Nga để sản xuất “đồ chơi” cho thế giới và cộng đồng thời thượng.

Kỹ thuật này được gọ là lưới thủy tinh phát triển mạnh mẽ trong khoảng 40 năm (từ 1600 đến 1640) và một vài minh chứng sự tồn tại của nó. Tuy nhiên nó đòi hỏi một trình độ nghề nhất định. Kỹ thuật bao gồm các thiết kế của một tấm kính huân chương, thường được sơn màu, tạo nét các đường rạch bằng vàng vào lót chúng với những màu men khác nhau. Tiêu biểu cho loại men tráng này chủ yếu từ Pháp.

Mặc dù rất hiếm những minh chứng còn tồn tại, vẫn có một nhóm đặc thù của các vật phẩm đồng thau, chủ yếu là chân nến và vỉ lò. Những thức có màu lục, lam hoặc men trắng đục. Những vật này được làm ở thế kỷ thứ 17 tại Anh (có thể ở Sussex).

Hầu hết những kỹ thuật tráng men đều tiếp tục được sử dụng bởi những thợ hoàn kim trong thời đại tân tiến – từ những nhà sản xuất hộp thuốc lá bằng vàng ở Paris ở thế kỷ thứ 18 đến vùng Carl Faberge ở đầu thế kỷ 20. Những nghệ danh trang sức tân thời, như Rebe Lailique, và nghệ sĩ hiện đại, như Georges Braque, Georges Rouault, và Gerda Flockinger, đã giữ lửa nghề tráng men và đóng góp những hiệu ứng khéo léo và đa dạng cho nghề.

trang men bac dau 11

- Trung Quốc: Mãi cho đến khi được phổ biến trên khắp Châu Âu, những món đồ tráng men dường như mới được biết đến ở Trung Quốc. Tất cả các chuyên gia đều đồng ý với nguồn gốc phương Tây của nghệ thuật này, gần như chắc chắn đã được giới thiệu đến Trung Quốc qua các thương gia hay những người thợ thủ công nay đây mai đó. Mặc dù vào thế kỷ thứ 5, người Trung Quốc đều đã rành rẽ việc sản xuất thủy tinh – một vật liệu thiết yếu cho việc làm men – và đã có tay nghề cao trong việc sản xuất đồng và các kim loại khác, không có bằng chứng cho thấy nghệ thuật tráng men được thực hành cho đến trước đời Đường (618-907). Hiện nay trong kho chính ở Nara, Nhật Bản vẫn còn một chiếc gương màu bạc. Chiếc gương này thường được cho là có nguồn gốc Trung Quốc, thuộc niên đại đời Đường, chắc chắn là một đại diện của nhiều vật thể khác trong bộ sưu tập. Hiện nay, đây là món đồ sứ tráng men Trung Hoa duy nhất được làm trước thế kỷ 14, nhưng từ tác phẩm này có giả định một cách an toàn rằng nghệ thuật pháp lam (cloisonné) đã được phát triển đến một tầm đáng nể ở nhà Đường vào cuối thế kỷ 14 và sản phẩm từ Byzantine có cùng đặc tính cũng nổi tiếng đến mức đem so sánh được với sản phẩm bản địa.

Trao đổi trực tiếp và giao lưu văn hóa giữa Cận đông và Trung Quốc trong triều đại Nguyên (Mông Cổ) hẳn là lý do cho sự hồi sinh của sản phẩm tráng men, sau đó đã phát triển mạnh qua thời nhà Minh và nhà Thanh (lần lượt là 1368-1644 và 1644-1911/12). Những cách làm men của Trung Quốc được chia thành ba loại – pháp lam, khảm men và sơn. Từ lúc nhập về từ các nước phương Tây, các kỹ thuật trên không có chuyển biến nào đáng kể.

- Nhật Bản: Nghệ thuật tráng men ở Nhật có thể có từ thế kỷ thứ VII. Một mảnh kim loại được tráng men được phát hiện trong một ngôi mộ gần Nara, vào khoảng thế kỷ thứ VII, dường như có nguồn gốc Nhật Bản. Bộ Luật Dân sự Taiho, được biên soạn vào thế kỷ thứ 8, cung cấp cho một nhân viên phụ trách nấu chảy các kim loại và “kính màu dùng cho trang trí”. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, nghệ thuật này có vẻ sắp thất truyền cho đến thế kỷ 17. Khi Donin Hirata (1591-1646) làm đồ tráng men, nhờ học được kỹ thuật từ người Triều Tiên, nghệ thuật của ông ta được đánh giá cao bởi Tokugawa Leyasu, người sau đó là Shogun của Nhật Bản và Hirata làm việc tại Kyoto dưới sự bảo trợ của Shogun. Trong cung điện Katsura ở Kyoto có bộ áo giáp với các phụ kiện bằng kim loại tráng men được cho là của Hirata làm, cũng như các phụ kiện kim loại tráng men, các cửa trượt và vách được trang trí. Gia đình ông tiếp tục việc kinh doanh cho đến cuối thế kỷ 19, sử dụng trên quy mô nhỏ, cả hai phương pháp pháp lam và khảm men. Đồ tráng men không có một bước tiến nào quan trọng cho đến khi Kaji Tsunekichi (1803-83) và các học sinh của ông thành lập ở Nagoya, một xưởng sản xuất khá thành công đồ pháp lam, một mặt hàng thời thượng, đặc biệt là với người nước ngoài.

Trong khi Kaji chỉ sử dụng các khung bằng đồng và màu men đục, những người kế thừa của ông ta đã sử dụng các khung bằng bạc và đa thành công trong việc sản xuất men trong suốt và trong mờ. Họ tiếp tục sửa đổi quá trình pháp lam với sự khéo léo đáng kể và làm ra sản phẩm với sự chú tâm rất lớn. Thứ nhất, họ mô phỏng lại tỉ mỉ đến từng chi tiết những hình ảnh thực tế, ví dụ như các cây và hoa, lên sản phẩm pháp lam. Nỗ lực này đã đưa họ đến việc sản xuất các loại men tráng men không lót vào những năm 1880, loại có tất cả vẻ đẹp và sự sáng chói của pháp lam đích thực với lớp sơn men dày, nhưng không có dấu vết của các khung, cho phép phân lớp màu sắc như trong các sản phẩm tráng men ít trong và sáng. Hiệu quả này đạt được bằng cách lấy các khung trước mỗi lần phun (men), quá trình được lặp lại ít nhất ba lần. Các nghệ sĩ làm việc cho nhà máy của Namikawa Sosuke của Tokyo vào cuối thế kỷ 19 đã là những người thành công nhất trong kỹ thuật này. Một người Namikawa khác ở Kyoto đã làm nên một pháp lam thực sự. Nhà máy của Jubei Ando ở Nagoya sản xuất nhiều biến thể hơn. Những sự phát triển này đã mang nghệ thuật tráng men rất xa các truyền thống cũ; trong khi kỹ năng và sự khéo léo của kỹ thuật mà họ thể hiện có thể được đánh giá cao; Có một nguy cơ mất nghệ thuật đặc thù của nghệ thuật tráng men.

trang men bac dau 12
Pháp lam Nhật Bản

trang men bac dau 13
Pháp lam Trung Quốc

+ Pháp lam: Minh chứng sớm nhất của kỹ thuật tráng men pháp lam vật mà chắc chắn có liên quan đến Đông Á là gương tráng bạc trong kho bạc Shosoin (Nhật Bản) đã được đề cập tới ở trên. Phía sau pháp lam của gương bạc được trang trí theo thiết kế 3 lớp hoa anh đào 6 cánh, đỉnh của các hàng cánh hoa bên ngoài tạo thành 12 điểm của chiếc gương. Tác phẩm này được coi như là một công trình của nhà Đường. Ngoài ra, chuỗi các loại men được biết đến của Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Nguyên, và các dấu hiệu ghi nhận sớm nhất thuộc về thời gian trị vì của vị hoàng đế cuối cùng trong triều đại đó (1333-68). Theo sau đó là thời kỳ hưng thịnh của việc sản xuất pháp lam.

Dấu hiệu phổ biến nhất được tìm thấy trong thời đại này là triều đại vua Minh Đại Tông (1449-57). Men nhà Minh, thiết kế sắc nét với chạm khắc tinh tế và màu sắc thanh khiết, chưa có kỹ thuật tráng men nào của các thời đại sau này có thể vượt qua được. Hai sắc thái của màu xanh, một tông là màu ngọc lưu ly xanh thẫm và một tông là màu xanh da trời nhạt pha một chút xanh lục, thì vô cùng tuyệt hảo. Màu đỏ là màu san hô thẫm, và màu vàng là màu đậm sắc và thuần túy. Màu lục có nguồn gốc từ đồng thì được sử dụng ít. Màu đen và trắng là hai màu ít thành công nhất, màu đen lợt và ngả xám, màu trắng đục và mập mờ. Tráng men thời nhà Minh tuyệt hảo là thế, tuy nhiên vẫn có sự không hoàn hảo về kỹ thuật, kiểm tra nghiêm ngặt cho thấy vẫn có vết nứt nhỏ trên men, đó là bởi vì chất liệu đóng gói không phù hợp và bề mặt chưa được đánh bóng. Tuy nhiên những khiếm khuyết về kỹ thuật này lại không thể làm giảm đi đáng kể giá trị nghệ thuật tuyệt vời của men thời nhà Minh.

Một sự hồi sinh lớn của các ngành công nghiệp thủ công diễn ra dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Khang Hy (1661-1722), người đã thành lập một loạt các nhà máy hoàng gia vào năm 1680. Ông đã đưa vào sử dụng các bộ lư hương cho các ngôi chùa Phật giáo được thành lập dưới sự bảo trợ của ông ở khu vực lân cận Bắc Kinh, cũng như những tặng vật cao quý đặc trưng cho triều đạigiác ngộ của ông. Men được sản xuất trong suốt thời Khang Hy được đánh dấu bởi sự cải tiến về chất lượng kỹ thuật so với thời nhà Minh; đến một mức độ đáng kể họ cũng giữ lại những phẩm chất tốt đẹp trong các sản phẩm gốm sứ của nhà Minh. Trong nhiều trường hợp, những hình dáng của những chiếc lư hương cổ bằng đồng đã được phục hồi và làm đẹp thêm bằng men.

Phong cách của triều đại này tiếp tục tồn tại trong thời kỳ của người kế nhiệm vua Khang Hy, vua Ung Chính (1722-35), trái lại khi triều đại dài của vua Càn Long (1735-96) được ghi dấu, như trong trường hợp của ngành công nghiệp thủ công khác về kỹ thuật tráng men, có sự hoàn hảo hơn nữa về kỹ thuật nhưng lại mất nhiều công sức hơn cho việc thiết kế và quy mô sản xuất điều mà đã phân biệt với sản phẩm của các giai đoạn trước đó. Mặc dù men hiện đại chủ yếu mô phỏng men cũ, nhưng chúng lại được sản xuất vội vàng hơn và do đó không được hoàn thiện như men cũ.

+ Men khảm: Một số các mẫu men cổ nhất hiện còn thuộc về loại này, và các mẫu sử dụng cả men khảm và lam pháp không phải là hiếm.

Mặc dù tráng men mờ phổ biến hơn, nhưng các thợ thủ công Trung Quốc thỉnh thoảng sử dụng tráng men nửa trong suốt trên nền bạc hoặc vàng. Chẳng hạn như đằng sau pháp lam của gương bạc ở kho bạc Shosoin được trang trí bằng men trong suốt nhưng những phần quan trọng như vậy rất hiếm. Kỹ thuật này thường được xuất hiện trong trang sức Trung Quốc.

trang men bac dau 14
Men khảm Trung Quốc

trang men bac dau 15
Men khảm Nhật Bản

+ Men sơn: Các men sơn của Trung Quốc thường được gọi là men Canton, từ trụ sở sản xuất chính của họ - Quảng Châu mà các nhà buôn châu Âu gọi là Canton. Chúng thực tế giống hệt nhau về kỹ thuật với lãnh thổ Limoges và các men sơn khác của Châu Âu. Các mẫu vật về sau cho biết rằng đã được đưa đến Trung Quốc bởi các nhà truyền giáo vào cuối thế kỷ 17 và 18; chúng không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến đồ gốm sứ Trung Quốc mà còn, trong một số trường hợp, đã được sao chép. Cũng có thể tìm thấy các đại diện của các đồ vật Châu Âu, các bản sao chạm khắc vvaf đồ trang trí huy chương. Men sơn được gọi bằng thuật ngữ Tiếng Trung là Yangci (“sứ nước ngoài”), bảng màu được sử dụng giống như với đồ sứ tráng men, cái mà đồ trang trí của nó dưới ảnh hưởng của nước ngoài được gọi là yangcai “màu nước ngoài”). Một lớp men bóng mờ, thường là màu trắng, được đặt trên đồng, và trên đó các màu được phủ lên và nung. Giai đoạn hưng thịnh nhất của nghệ thauatj này là vào thế kỷ 18, mặc dù việc mô phỏng vẫn tiếp tục được thực hiện, nhưng sau khi triều đại vua Càn Long chấm dứt năm 1796 thì không có sản phẩm nào thực sự chất lượng theo phong cách này được sản xuất ra. Phương pháp này luôn được người Trung Quốc nhìn nhận dựa trên khiếu thẩm mỹ của người nước ngoài; trên thực tế, một phần lớp men Canton được sản xuất để xuất khẩu, không chỉ vì lợi nhuận ở châu Âu mà còn cho các khách hàng ở Ấn Độ, Ba Tư và một số nước châu Á khác.

trang men bac dau 16
Men sơn Trung Quốc

trang men bac dau 17
Men sơn Nhật Bản

II. Bạc Đậu:

Trang sức Filigree (cũng được biết đến với tên Filigrann hoặc filigrane) gên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Latin “Filum” nghĩa là sợi chỉ, và từ “Granum” nghĩa là hạt. Filigree là một loại trang sức kim loại tinh tế thường là vàng và bạc, dược làm bằng những hạt nhỏ hoặc dây xoắn, hoặc cả hai kết hợp hàn với nhau tạo nên bề mặt kim loại với những hoa văn sắp xếp theo mô típ nghệ thuật.

Mặc dù Filigree chỉ là một nhánh nhỏ của ngành công nghiệp trang sức hiện đại nhưng trong sự phát triển của lịch sử trang sức, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng và sự thật là, tất cả những đồ kim hoàn của người Etruscan (một nền văn minh phát triển của Ý thời cổ đại) và người Hy Lạp cổ đều được làm theo cách tương tự như filigree.

trang men bac dau 18

* Thời kỳ cổ đại:

Các nhà khảo cổ đã tìm ra dấu vêt từ thời Mesopotamia filigree được dùng trong nghề kim hoàn từ năm 3000 TCN. Vào thế kỷ 15, thành phố Midyat thuộc địa phận Mardin (từng thuộc Mesopotamia) phát triển hình thức sử dụng sợi bạc và vàng của filigree, với tên gọi là “telkari” và cho đến ngày nay, nhiều người thợ thủ công lành nghề ở vùng này vẫn tiếp tục sản xuất nhiều mặt hàng mỹ nghệ tinh xảo với phong cách telkari.

Đối với những đồ trang sức bắt nguồn từ vùng Phonenician cổ đại như Cyprus và Saridnia, những sợi chỉ bằng vàng được chạm tinh tế trên nền mặt ngoài của trang sức, nhưng nghệ thuật đạt đến đỉnh cao thật sự phải là filigree của Hy lạp và Etruscan thời kỳ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 3 TCn. Khuyên tai và một số đồ trang sức khác được tìm thấy ở trung tâm nước Ý và hiện đang được trưng bày tại Louvre và Bảo tàng Anh. Hầu hết chúng đều được làm theo lối filigree đúng nghĩa. Một vài khuyên tai có hình dạng bông hoa, được viền bằng một hoặc nhiều vòng tròn sát nhau tạo nên hình xoắn nhỏ bằng dây vàng, chỉ một sự thay đổi nhẹ trong số lượng và cách sắp xếp các nút xoắn có thể thay đổi hình dáng của đồ vật.

Bảo tàng Hermitage (Saint Petersburg) trưng bày một bộ sưu tập trang sức Scythian lớn được lấy từ lăng mộ Crimea. Nhiều vòng tay, vòng cổ trong bộ sưu tập ấy được làm từ dây kim loại xoắn, một vài trong số đó có tới bảy sợi được bện vào nhau, sau đó chạm vào phần đầu của linh vật được đúc trước đó. Số khác là những sợi dây được tạo thành từ những hạt bằng vàng nối vào nhau, bề mặt được trang trí bởi những vòng xoắn, nút xoắn hoặc một vài hình dạng khác cũng được thêu từ những sợi chỉ kim loại nhỏ.

trang men bac dau 28

- Châu Á: Ấn Độ và một số vùng trung Á khác cũng có những thiết kế có hình thức tương tự như filigree. Một câu hỏi được đặt ra, liệu rằng những người thợ thủ công châu Á chịu ảnh hưởng của những người Hy lạp định cư tại lục địa này, hay những sáng tạo của họ vô tình giống nhau? Dù câu trả lời là gì thì sự thật cho thấy rằng Ấn Độ có những mẫu trang sức filigree giống với những mẫu của người Hy Lạp cổ và sản xuất chúng cũng theo cùng một cách thức. Cuttack, một vùng thuộc Odisha – một bang ở phía Đông Ấn Độ, nghề filigree truyền thống ở đây được gọi là Tarasaki trong tiếng Odia, hầu hết những sản phẩm filigree ở đây đều xoay quanh hình tượng của những vị thần, nhưng bởi vì thiếu sự bảo trợ và ý tưởng thiết kế hiện đại, làng nghề ở đây đang mai một dần.

trang men bac dau 19

trang men bac dau 20

* Thời kỳ Trung cổ:

- Châu Âu: Qua thời kỳ sau, trong những bộ sưu tập đồ dùng kim hoàn thời Trung cổ tìm thấy những quan tài, hộp, bìa kinh Phúc Âm… được chế tác từ Constantinople thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 12 hoặc từ tu viện ở châu Âu, những thiết kế của chúng mô phỏng theo sản phẩm của thợ vàng người La Mã phương Đông. Những đồ vật ấy, ngoài việc được trang trí bằng đá quý và phủ men, chúng thường sử dụng phong cách filigree – mặt ngoài của khối vàng được bao phủ bởi những hình xoáy làm bằng sợi filigree.

trang men bac dau 21

Ở phía Bắc châu Âu, người Saxons, Britons và Celts từ giai đoạn đầu đã khéo léo trong những công việc liên quan đến chế tác kim hoàn. Những bằng chứng đáng ngưỡng mộ Anglo-Saxon, nay được trưng bày tại Bảo tàng Anh, đáng chú ý là Trâm từ Dover, và một thanh gươm cán từ Cumberland. Kho báu Staffordshire Hoard của Anglo Saxon được phát hiện trên một cánh đồng ở Staffordshire, Anh, ngày 5 tháng 7 năm 2009 cũng có chứa rất nhiều ví dụ filigree mà nhà khảo cổ Kevin Leahy đã mô tả là “đáng kinh ngạc”.

Filigree của người Ailen giai đoạn Insular có nhiều thiết kế ấn tượng hơn cũng như những mẫu vật vô cùng đa dạng. Thay vì những đường cong mềm mại hay những đường xoắn ốc của sợi chỉ vàng, filigree Ailen phong phú hơn bởi thiết kế mới lạ - một dây vàng có thể được đan lên xuống qua những lỗ, vòng mà tự nó tạo ra, nhìn từ một mặt nó xuất hiện rồi biến mất mà không bị đứt đoạn, sự sắp xếp đó rất khó để theo dõi nhưng luôn tuân theo một quy tắc nhất định để tạo thành hình dạng lạ mắt.

Filigree bạc đã được thực hiện bởi người Moors, Tây Ban Nha thời Trung cổ với những kỹ năng tuyệt vời, họ giới thiệu và cung cấp sản phẩm của họ trên khắp bán đảo Iberia, sau đó nó được đưa đến các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mỹ.

Sản xuất filigree bạc lây lan trên khắp quần đảo Balearic và những khu vực ven địa Trung Hải. Nó còn được thực hiện trên khắp đất Ý và Bồ Đào Nha, Malta, Macedonia, Albania, vùng Ionian Islands và nhiều vùng phương thức phong phú hơn với độ dày của dây bạc cũng như kích thước của các nút thắt, các hạt tròn có thể thay đổi tùy theo thiết kế, đôi khi có thể trang trí bằng các hạt turquoises gắn vào tấm lồi. Filigree bạc nút dây và chuỗi hạt nhỏ được nhiều nông dân ưa chuộng ở hầu hết các quốc gia sản xuất.

Trâm, cài áo filigree bạc cũng được thực hiện ở Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Dây chuyền và mặt dây chuyền nhỏ cũng được sản xuất nhiều ở những khu vực phía Bắc.

trang men bac dau 22

* Thời kỳ Phục Hưng: Thời Phục Hưng của Ý trong thế kỷ thứ 15 và 16, những thiết kế filigree không còn được thình hành như trước, vì sự phát triển ra nhiều nguyên liệu mới như gỗ, đá quý… filigree thời kỳ này được dùng để sản xuất những vật phẩm trang trí nhỏ trong chuỗi tràng hạt như hạt kim loại, cây thánh giá…

Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha đã trục xuất một lượng lớn những người Do Thái trong số đó có những người làm nghề trang sức, họ di chuyển đến vùng Nam Phi định cư và giới thiệu kỹ thuật filigree và cloisonné cho thợ chủ công địa phương.

trang men bac dau 23

>>> Lịch sử của ngành trang sức

>>> Ảnh của ngành trang sức

0976984729