Cấu trúc cơ bản trong mỹ thuật

* Những từ có liên quan đến cấu trúc cơ bản:

- Cấu trúc cơ bản là đặc trưng bề mặt của một chất liệu mà người ta có thể trải nghiệm nó nhờ sờ mó hoặc qua ảo tưởng của sự sờ mó. Cấu trúc cơ bản là cái được tạo ra bởi những lực tự nhiên hoặc qua sự vận dụng các yếu tố nghệ thuật của họa sĩ.

- Cấu trúc cơ bản trừu tượng là cấu trúc xuất phát từ vẻ bề ngoài của một bề mặt, nhưng được sắp xếp lại và / hoặc được đơn giản hóa bởi họa sĩ nhằm thỏa mãn những yêu cầu của tác phẩm nghệ thuật.

- Nhấn là bất kỳ một sự nhấn mạnh nào vào các yếu tố của một họa phẩm khiến chúng thu hút nhiều chú ý hơn những điểm nổi bật bao quanh hoặc gần chúng. Sự nhấn mạnh có thể được tạo ra bởi màu sắc sáng hơn, tối đậm hơn, kích cỡ lớn hơn hoặc bất kỳ những phương tiện nào qua đó sự khác biệt được thể hiện.

- Cấu trúc cơ bản thực sự là một bề mặt có thể được trải nghiệm qua xúc giác (khác với một bề mặt do họa sĩ mô phỏng qua hình ảnh).

- Ghép tổng hợp là kỹ thuật ghép những vật cá thể có tính ba chiều để trưng bày ở vị trí nguyên thủy của chúng hơn là chỉ giới hạn trong một bức tường.

- Phối cảnh có tính khí quyển (không gian) là ảo ảnh về không gian sâu tạo ra bởi các tác phẩm đồ họa qua những sắc độ sáng, những chi tiết và cấu trúc cơ bản mềm mại, qua sự giảm thiểu sắc độ tương phản, và trung hòa những màu sắc trong các sự vật khi chúng sụt giảm.

- Cắt dán là kỹ thuật hội họa qua đó nghệ sĩ tạo ra hình ảnh hoặc một phần của hình ảnh bằng cách dán những vật liệu vốn sẵn có cấu trúc cơ bản lên mặt tranh, và thường khi phối hợp với sơn dầu hoặc những nét vẽ.

- Cấu trúc cơ bản được sáng tạo là cấu trúc xuất phát từ một nguồn duy nhất là trí tưởng tượng của họa sĩ. Thông thường nó tạo ra một mẫu trang trí và bạn không nên nhầm lẫn nó với cấu trúc cơ bản trừu tượng.

- Cấu trúc cơ bản tự nhiên là cấu trúc được tạo ra như là kết quả của một tiến trình tự nhiên.

- Tính chất của màu sơn là sử dụng nước sơn để tăng thêm trù phú cho bề mặt qua sự hấp dẫn của cấu trúc cơ bản. Sự hấp dẫn được tạo ra bởi sự tài tình trong sử dụng sơn màu với thực chất của nó.

- Dán giấy là kỹ thuật hội họa trong đó những mẩu giấy với những cấu trúc cơ bản khác nhau được dán lên mặt tranh để làm cho những vùng hình ảnh trở nên đẹp hơn hoặc trù phú. Ngoài cấu trúc cơ bản của giấy, những loại giấy in hoặc giấy báo cũng có chức năng làm trù phú thêm hình ảnh hoặc mang lại một mẫu trang trí cho cấu trúc cơ bản do họa sĩ tạo ra.

- Cấu trúc cơ bản mô phỏng là một sự mô phỏng hoặc sao chép cấu trúc cơ bản của một vật bằng bất kỳ phương tiện nào.

- Tính xúc giác là tính chất có liên quan đến xúc giác.

- Trompe l’oeil theo định nghĩa đen là “đánh lừa con mắt”. Là kỹ thuật sao chép tự nhiên một cách chính xác đến nỗi bức họa trông như thật.

* Đi vào cấu trúc cơ bản: Cấu trúc cơ bản là một trải nghiệm mà chúng ta luôn có. Bất kỳ chạm vào một vật gì, chúng ta cảm nhận về cấu trúc cơ bản của nó. Qua chú tâm vào đôi tay và những ngón tay, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn đang trải nghiệm về cấu trúc cơ bản. Nếu các ngón tay của bạn đang áp vào rìa của những trang giấy thì bạn sẽ cảm nhận những đường dọc của chúng; nếu những ngón tay của ban đang đè lên trang giấy thì bạn sẽ nhận thấy sự trơn tru của nó. Nếu nhìn quanh phòng nơi bạn đang ngồi, hẳn bạn sẽ thấy nhiều cấu trúc cơ bản. Thật vậy, mọi thứ đều có một cấu trúc cơ bản, từ cấu trúc xoắn, bóng loáng của một cái cốc thủy tinh đến cấu trúc có phần nhám ráp của cái chụp đèn, đến cấu trúc mềm mại như bông của tấm thảm. Nếu trong phòng bạn có treo một tác phẩm hội họa hoặc một tấm tranh sao chép, thì nó sẽ là thứ minh họa thích hợp nhất về những cấu trúc cơ bản có thể trông thấy nhưng không thể có cảm giác – nhưng được tạo ra để trông như bạn có thể cảm giác được nó.

cau truc 1
Dennis Wojtkiewicz, Kính vạn hoa, 1996. Tranh sơn dầu (101.6 x 152.4 cm)
Hiệu quả thuyết phục của những tranh tĩnh vật có khuynh hướng tự nhiên phần lớn xuất phát từ công phu
mô phỏng những bề mặt vật thể của họa sĩ

cau truc 2
Andrew Newell Wyeth, Vẻ đẹp mùa xuân, 1943. Màu nước trên giấy (50.8 x 76.2 cm)
Qua sự tài tình sử dụng phương tiện, họa sĩ có thể đạt được hiệu quả trong mô phỏng những cấu trúc cơ bản có thực

* Cấu trúc cơ bản và hội họa: Giữa những yếu tố nghệ thuật thì cấu trúc cơ bản là cái độc đáo vì nó kích hoạt hai tiến trình cảm quan. Nếu nhận biết một sự vật qua xúc giác thì điều đó tỏ ra mật thiết và kịch tính hơn, nhưng chúng ta cũng có thể trông thấy cấu trúc cơ bản và như thế gián tiếp tiên đoán được cảm giác. Khi nhìn một bức tranh, chúng ta có thể nhận biết những sự vật qua đặc trưng của những hình dạng, màu sắc và các mẫu sắc độ mà họa sĩ sử dụng. Nhưng chúng ta có thể phản ứng trước vẻ riêng do họa sĩ nêu ra ở bề mặt của những sự vật đó. Trong trường hợp như thế chúng ta có cùng lúc hai trải nghiệm đó là thị giác và xúc giác.

cau truc 3
Rombout Verhuist, Tượng bán thân Maria van Reygersberg, Leiden, 1663. Đất sét nung, cao 45cm

Trong tác phẩm này, Verhuist đã kết hợp khuynh hướng hiện thực thanh nhã của thời đại ông với những chi tiết được thực hiện tài tình
như tóc và áo. Sự truyền cảm ở đường nét nhào nặn của ông cho thấy những tính chất dễ uốn nặn và biểu cảm của đất sét.

cau truc 4

(A) Mặt cắt ngang của ba chất liệu. Ở phía trái là một chất rắn, trơn tru; ở giữa là một khối than; và ở phía phải là một khối gỗ đã cũ vì mưa gió. Cấu trúc cơ bản của ba bề mặt phía trên có thể được thấy rõ và cảm nhận nếu ta chạm vào. (B) Cấu trúc cơ bản được xác định bởi những vùng sáng, tối hình thành bởi nguồn sáng xuất phát từ mũi tên. Vì chất liệu ở phía trái là trơn tru nên ở đó không có bóng tối (nếu gồ ghề thì hẳn cho thấy những phản ánh). Ở khối hình than thì bóng tối in giữa những hòn than nhỏ. Những gợn sóng trên khối gỗ phong sương thì có những bóng tối ở phía trái và những vùng sáng ở phía phải. Tính chất của cấu trúc cơ bản trong các chất liệu được xác định bởi những mẩu sáng tối.

Dẫu nghệ sĩ sáng tác trong lĩnh vực hai chiều hoặc ba chiều, thì đáp ứng xúc giác là điều luôn có liên quan. Các nhà điêu khắc quan tâm đến vấn đề cấu trúc cơ bản có đặc trưng của đề tài được trình bày. Bằng cách cắt vào bề mặt của chất liệu, họ có thể gợi lên những tính chất bề ngoài của tóc, quần áo, làn da và những cấu trúc cơ bản khác.

* Tính chất của cấu trúc cơ bản:

Xúc giác của chúng ta có thể được thông tin về môi trường xung quanh, kề cận ta. Ngôn ngữ của chúng ta, qua những từ như trơn láng, thô ráp, mềm mại và rắn, cho thấy rằng xúc giác có thể nói cho chúng ta biết về tính chất của các sự việc. Cấu trúc cơ bản là một bề mặt có thực và cảm giác về cái bề mặt đó tùy thuộc vào mức độ qua đó nó bị vỡ ra bởi sự kết cấu của nó. Điều đó quyết định cách thức chún ta trông thấy và cảm giác nó. Những mặt gồ ghề ngăn cản những tia sáng, tạo ra những vùng sáng và tối, bề mặt trơn láng phản chiếu ánh sáng một cách đều hơn, khiến cho vẻ bề ngoài không bị gãy vỡ.

cau truc 5

cau truc 6
Gary Lawe, Tôi không quên rằng mình đang tự do, 1998. Lucite, acrylic, sáp màu và đinh (61 x 76 cm)

Việc đưa những cây đinh vào cùng với sự thay đổi trong cách dùng sơn màu là nhằm tạo ra một bề mặt có tính cấu trúc cơ bản thực trù phú với hình ảnh và những tính chất có thể sờ mó được.

cau truc 7
Seo-Bo Park, Văn tự số 940110, 1994. Chất pha màu hỗn hợp với giấy Triều Tiên (65.3 x 46cm)

Ở đây ta thấy rõ có sự kết hợp sơn dầu, đặc biệt là ở phần trung tâm. Một số hình dạng xem chừng bị tác động bởi một dụng cụ tựa như cây lược.

* Các loại cấu trúc cơ bản: Người nghệ sĩ có thể sử dụng bốn loại cấu trúc cơ bản là: Thực, mô phỏng, trừu tượng và sáng tạo.

- Cấu trúc cơ bản thực: Là “một điều có thực”, đó là cái mà chúng ta trông thấy và cảm giác từ bề mặt của một vật. Thông thường điều này nhấn mạnh đến cảm giác mà ta có khi sờ mó; nhưng khi nhìn sự vật thì chúng ta đã có một ý tưởng sơ bộ về cảm giác. Xét theo dòng lịch sử nghệ thuật thì cấu trúc cơ bản thực đã là một phần tự nhiên trong nghệ thuật ba chiều, nhưng nó hiếm khi có mặt trong các nghệ thuật đồ họa.

cau truc 8
Pablo Picasso, Tĩnh vật với ghế mây, 1912. Sơn dầu trên vải dầu, dây thừng và khung bầu dục cắt dán (27 x 34.9 cm)

Với tác phẩm này, Picasso đã tiên phong trong phát triển các loại hình dán giấy và cắt dán – nghệ thuật được tạo ra bởi việc gắn những chất liệu với sự hấp dẫn của cấu trúc cơ bản lên mặt tranh. Những loại hình nghệ thuật đó được dùng để mô phỏng các cấu trúc cơ bản tự nhiên nhưng thông thường thì được tạo ra vì những mục đích trang trí.

Một ngoại lệ có thể nêu lên là sự tích tụ của sơn dầu trong tác phẩm văn tự của Seo-Bo Park, hoặc trong tác phẩm Đêm đầy sao của Van Gogh, qua đó chất màu được sử dụng để tạo thành những mô nhỏ hoặc những luống cày với thực chất là để tạo thêm cho cấu trúc cơ bản sự hấp dẫn. Trong nghệ thuật, thông thường việc áp dụng cấu trúc cơ bản thực là để cố định một vật đã được cấu trúc hoặc một cấu trúc cơ bản tự nhiên lền bề mặt tranh. Sau khi điều này được thực hiện thì cấu trúc cơ bản đơn giản thể hiện chính nó, tuy cấu trúc cơ bản đôi khi được sử dụng ngoài bối cảnh, bằng cách chiếm chỗ một cấu trúc cơ bản mong đợi. Việc tôn trọng triệt để các cấu trúc cơ bản trong nghệ thuật hai chiều có lẽ đã bắt đầu với Picasso và Braque vào đầu thế kỷ 20. Năm 1908, Picasso đã dán một mảnh giấy lên một họa phẩm của ông. Đó là mẫu đầu tiên được biết về tranh dán giấy. Cách thức này sau đó được mở rộng để bao gồm việc dùng những vé xe, mảnh báo, bảng thực đơn và v.v… để dán lên tranh. Tranh dán giấy chẳng bao lâu sau dẫn đến loại tranh cắt dán, một loại hình nghệ thuật ở đó những cấu trúc cơ bản thực, dưới dạng sợi thừng, ghế đan mây, cùng những thứ có chất liệu lớn lao hơn giấy, được đưa vào sử dụng. Đôi khi chúng được sử dụng kết hợp với những cấu trúc cơ bản mô phỏng. Việc sử dụng giấy dán và cắt dán không luôn được chấp nhận một cách dễ dàng bởi nó dẫn đưa đến một sự bất định và có thể gây rối trí. Vấn đề gây ra bởi sự hỗn hợp các đồ vật sơn dầu là: cái gì là thật – các đồ vật, những yếu tố nghệ thuật, hay cả hai? Liệu những đồ vật được sơn màu có cùng một tính hiện thực như những đồ vật chính cống? Dẫu những câu trả lời có thể nào thì những thăm dò trong thời kỳ đầu của các họa sĩ Lập thể (phong cách Picasso và Braque, khoảng 1907-12) thôi thúc những họa sĩ khác thăm dò thái độ mới đối với nghệ thuật và làm cho họ ý thức hơn về cái bề mặt. Từ sự quan tâm về cấu trúc cơ bản trỗi lên một quan tâm về mẫu họ a tiết tạo ra những liên kết và những chuyển động có phương hướng rõ rệt – điều đó có thể thấy trong những tác phẩm của các nghệ sĩ thuộc mọi nền văn hóa. Trong nghệ thuật ngày nay, chúng ta có thể thấy rất nhiều loại hình được áp dụng cho bề mặt tác phẩm. Ngoài cấu trúc cơ bản quen thuộc của sự vận dụng sơn dầu, chúng ta có thể thấy đá cuội, cát, sỏi và… được trộn vào sơn dầu để làm cho bề mặt gồ ghề hơn, vì bất cứ lý do gì.

cau truc 9
Ilse Bing, Thế giới của tôi, 1985. Phương tiện hỗn hợp (35.6 x 43.2 x 9.5 cm)

Cảm hứng sử dụng vải bao bì trong các sản phẩm này xuất phát từ những bức tranh cắt dán đầu tiên của Picasso và Braque – dạo ấy thì có tính cách mạng nhưng ngày nay là một kỹ thuật tầm thường

cau truc 10
Hình nhân tổ tiên từ House Post, Maori, New Zealand, khoảng 118-129. Gỗ, cao 109.22cm

Là vật tượng trưng cho tổ tiên của bộ tộc, hình nhân chạm – cạn Maori của New Zealand đưa vào những dải đường cong hoặc xoắn ốc của mẫu cấu trúc cơ bản trong sáng tạo. Đường nét trang trí trên pho tượng có liên quan với lối xăm mình và mặt của các thành viên bộ tộc.

Các cấu trúc cơ bản thực góp phần vào sự phát triển gọi là lắp ráp hay nghệ thuật tổng hợp. Tuy không có sự phát triển nào được hình thành từ nghệ thuật cắt dán và nghệ thuật tổng hợp, nhưng có thể nói rằng những tác phẩm tổng hợp thường kết hợp những vật cá thể có kích cỡ lớn và trưng bày ở những vị trí khác nhau thay vì chỉ bị giới hạn trên một bức tường. Dĩ nhiên những vật thể đó có cấu trúc cơ bản thực.

cau truc 11

Robert Rauschenberg, Hẻm núi, 1959. Kết hợp của: Sơn điều, bút chì, giấy, vải, bìa cứng, bản in sao chép,
ảnh chụp, gỗ và những vật thể trên vải – tranh (207.65 x 177.8 cm)

Có lẽ tuyến phân chia giữa cắt dán và lắp ráp tổng hợp, như minh họa trong ví dụ này, là tại ở kích thước lớn lao hơn và tính nhiều vẻ của các vật thể có trong những lắp ráp tổng hợp.

- Cấu trúc cơ bản mô phỏng: Một bề mặt có đặc trưng như thật, nhưng thật ra không phải, vì được gọi là cấu trúc cơ bản mô phỏng, mọi bề mặt đều có những nét đặc trưng sáng và tối cũng như phản ánh. Khi những điều đó được vẽ lại một cách tài tình bằng những chất pha màu của họa sĩ (như trường hợp các họa sĩ Hà Lan thế kỷ 17) thì chúng có thể làm người ta lầm tưởng đó là những bề mặt của những đồ vật thực. Mô phỏng là kỹ thuật sao chép, một kỹ năng hoàn toàn ấn tượng, nhưng không phải là toàn bộ nghệ thuật.

Những cấu trúc cơ bản mô phỏng là hữu ích trong việc làm cho các sự vật trở nên dễ xác định; hơn thế nữa, khi nhìn chúng, người ta có một sự thích thú giàu tính xúc giác. Các họa sĩ Hà lan và flanders đã tạo những hiệu quả có tính tự nhiên đáng kinh ngạc trong những tranh tĩnh vật và tranh sinh hoạt (cảnh đời thường, gia đình v.v…) của họ. Những họa phẩm  đó tỏ rõ sự quyến rũ khi họ tiến từ chi tiết cấu trúc cơ bản này sang chi tiết cấu trúc cơ bản khác. Những nhà trang trí nội thất sử dụng cái khái niệm này khi vẽ những bề mặt “giả” lên tường để bắt chước cấu trúc cơ bản của đá hoặc cẩm thạch có vân. Những cấu trúc cơ bản mô phỏng thường được liên kết với những họa phẩm trompe I’oeil, có khuynh hướng “đánh lừa con mắt”.

cau truc 12
Gary Schumer, Mô phỏng, 1979. Tranh sơn dầu (1.08 x 1.33m)

Như tên của tác phẩm, ở đây họa sĩ quan tâm đến việc mô phỏng những cấu trúc cơ bản tự nhiên

Cấu trúc cơ bản mô phỏng có thể được dùng để minh họa tính nhị nguyên của cấu trúc cơ bản. Bạn hãy mường tượng một họa sĩ vẽ một bức tranh trong đó có cánh cửa của một kho thóc. Cánh cửa qua phong sương đến nỗi những thớ gỗ của nó lộ hẳn ra; nếu chạm vào, bạn sẽ cảm thấy xù xì xuất phát từ những đường lồi lõm, được hình thành từ sự phô bày những yếu tố. Bạn có thể cảm giác được những lồi lõm đó, nhưng chỉ có thể trông thấy chúng vì chúng được xác định bởi ánh sáng và bóng tối. Khi sao chép lại (hoặc mô phỏng) cấu trúc cơ bản của cánh cửa, họa sĩ vẽ lại những vùng sáng và tối của một ảnh chụp và nếu được thực hiện một cách khéo léo thì kỹ thuật này tạo ra một điều tựa như thần kỳ. Cánh cửa được sao chép có vẻ xù xì nhưng thật ra là trơn láng, như được xác định khi bạn sờ lên bề mặt của tác phẩm.

cau truc 13

Cận cảnh là một cánh cửa gỗ của một kho thóc cho thấy chi tiết của thớ gỗ. Do dầm mưa dãi nắng nên thớ gỗ và những lỗ trống trên gỗ (nơi có mặt đã rơi) lộ rõ. Nếu chạm vào bề mặt cánh cửa, bạn sẽ có cảm giác xù xì, nhám ráp; nhưng nếu sờ lên bề mặt của hình ảnh trên trang này, bạn sẽ thấy hoàn toàn trơn láng. Hình ảnh này là sự mô phỏng cánh cửa đã có cấu trúc cơ bản.

- Cấu trúc cơ bản trừu tượng: Rất thường khi các họa sĩ quan tâm đến sử dụng cấu trúc cơ bản, nhưng thay vì mô phỏng các cấu trúc cơ bản, họ trừu tượng hóa chúng. Các cấu trúc cơ bản trừu tượng được phô bày một số chỉ dẫn về cấu trúc cơ bản nguyên thủy nhưng đã được sửa đổi để phù hợp với nhu cầu cá biệt của người nghệ sĩ. Kết quả thường là một phiên bản được đơn giản hóa của cấu trúc cơ bản nguyên thủy, nhưng nhấn mạnh đến mẫu họa tiết. Thông thường các cấu trúc cơ bản trừu tượng xuất hiện trong những tác phẩm mà mức độ trừu tượng hóa có sự tương thích xuyên suốt. Trong những tác phẩm đó, chúng vận hành theo cách thức có tính trang trí; hiển nhiên chúng không chủ ý đánh lừa con mắt, nhưng chúng giữ vai trò mang lại sự trù phú theo như cách thức của các cấu trúc cơ bản mô phỏng. Ngoài việc giúp họa sĩ đơn giản hóa chất liệu của mình, những cấu trúc cơ bản trừu tượng có thể được sử dụng để nhấn mạnh hoặc giảm thiểu tính nổi trội có liên quan đến những vùng hình ảnh và kiểm soát sự chuyển động. Chúng có thể là một công cụ sáng tác có sức thuyết phục.

cau truc 14
Roy Lichtenstein, Tĩnh vật lập thể với những lá Bài, 1974. Sơn dầu và magna trên vải – tranh (243.8 x 152.4 cm)

Vân gỗ trong tác phẩm này không bị trừu tượng hóa đến nỗi không thể nhận ra; nó rõ ràng là xuất phát từ gỗ, tuy được đơn giản và cách điệu hóa.

- Cấu trúc cơ bản sáng tạo: Cấu trúc cơ bản được sáng tạo là những cấu trúc cơ bản không hề có cái như nó trước đó; chúng không hề được mô phỏng hoặc trừu tượng hóa từ thực tế. Chúng hoàn toàn là sự sáng tạo từ trí tưởng tượng của họa sĩ. Trong một số cách sắp đặt, những cấu trúc cơ bản được sáng tạo có thể gợi ý rằng chúng có chức năng như một loại cấu trúc cơ bản khác, nhưng những quy chiếu như thế thường không là ý đồ của họa sĩ. Các cấu trúc cơ bản được sáng tạo thường xuất hiện trong những tác phẩm trừu tượng, khi chúng hoàn toàn phi khách quan. Đôi khi ta khó có thể phân biệt những cấu trúc cơ bản trừu tượng với những cấu trúc cơ bản được sáng tạo vì một họa sĩ có kỹ năng mô phỏng (nhưng có lẽ với nhiều trí tưởng tượng hơn) có thể sáng tạo một cấu trúc cơ bản và làm cho nó có vẻ như là đã có một cấu trúc như thế trước đó, tuy không hề như vậy. Trong trường hợp như thế thì, nếu cần thiết, thật khó để biết cách phân biệt cấu trúc cơ bản; tuy cấu trúc cơ bản đã được sáng tạo ra chứ không phải tái tạo, nó vẫn có vẻ xuất phát từ một nguồn gốc. Khi được sử dụng trong một tác phẩm hiện thực hoặc bán hiện thức thì có thể rằng sự sáng tạo đó có phần nào giống với cấu trúc cơ bản của đề tài. Ngược lại, có những cấu trúc cơ bản được sáng tạo trong đó những sự quy chiếu như thế về giới khách quan là điều không chủ ý. Những cấu trúc cơ bản đó hẳn thích hợp để được phô bày trong những tác phẩm trừu tượng trong đó người hẳn không biết là chúng đã được sáng tạo ra hay là trừu tượng hóa. Thông thường việc sử dụng cấu trúc cơ bản được sáng tạo cũng tương tự như việc sử dụng cấu trúc cơ bản được sáng tạo cũng tương tự như việc sử dụng cấu trúc cơ bản trừu tượng như đã nêu. Và trong tay của họa sĩ Siêu Thực, có thể rằng chúng sẽ được chèn vào trong một bối cảnh có tính kỳ lạ nhằm tạo ra ngạc nhiên hoặc hiệu ứng sốc.

cau truc 15
Kenneth Knowlton và Leon Harmon, Khỏa thân được vi tính hóa, 1966. Hình ảnh vi tính

Bản sao của ảnh chụp này được thực hiện qua một chương trình vi tính đặc biệt và nó không chỉ có một khoảng biến thiên qua những sắc và tối, mà còn có nhiều cấu trúc cơ bản đáng quan tâm. Hình ảnh này minh họa khái niệm cho rằng những cấu trúc cơ bản được sáng tạo có thể tự chúng góp phần quan trọng vào chiều kích thẩm mỹ cho một đề tài tầm thường.

- Cấu trúc cơ bản và mẫu họa tiết: Vì cấu trúc cơ bản được diễn đạt bởi ánh sáng và bóng tối, nên có một tuyến rất tinh tế giữ cấu trúc cơ bản và mẫu họa tiết (cũng được tạo ra theo cùng cách thức). Chẳng hạn mẫu họa tiết trừu tượng “con sâu” được in trên một cà vạt lụa không có một cấu trúc cơ bản phóng đại; theo định nghĩa của từ điển thì đã có một họa tiết, điều đó có nghĩa là nó không liên quan đến cảm giác do bề mặt tạo ra, nhưng liên quan đến vẻ bề ngoài. Mẫu họa tiết chủ yếu giúp họa sĩ trong điểm xuyết, trang trí thì độc lập với bất kỳ một khả năng có tính xúc giác nào. Nhưng có một sự gối lên nhau, vì cấu trúc cơ bản có thể tạo ra mẫu họa tiết.

cau truc 16

Hình này minh họa những khác biệt và tương đồng giữa mẫu họa tiết và cấu trúc đơn giản (A) phác thảo ban đầu với mẫu họa tiết sáng và tối không có cấu trúc cơ bản (B). Mặt cắt của phác thảo A, xem như đó là một mẫu giấy dán tường. Những đốm đen là mực; mực đọng lên bề mặt và thấm vào vật liệu, tạo ra một cấu trúc cơ bản nhẵn. (C) Mặt cắt của phác thảo A, xem như đó là một mẫu thảm lót sàn. Mẫu họa tiết xuất phát từ những thay đổi màu sắc và chần những vùng (cấu trúc cơ bản) của thảm. Như vậy, trong ví dụ C chúng ta có cả mẫu họa tiết và cấu trúc cơ bản.

Mẫu họa tiết thường gợi lên một sự lặp lại: đôi khi nó được trình bày một cách ngẫu nhiên, hoặc đôi khi tỏ ra được kiểm soát hơn. Một nông dân gieo hạt bắp ở những khoảng cách đều trên một cánh đồng. Khi bắp lớn, thân cây bắp có thể tạo ra hiêu quả của các cấu trúc cơ bản lẫn mẫu họa tiết. Một cái nhìn từ trên không hẳn cho thấy chủ yếu là mẫu họa tiết, nhưng khi nhìn gần hơn, thì cấu trúc cơ bản được thấy rõ hơn. Trừ khi nó trơn láng, tựa như kính hoặc thép, còn không cấu trúc cơ bản thông thường dược đồng nhất với sự phá vỡ ba chiều của một bề mặt. Cân nhắc về sự tương phản giữa một tấm kính và một tấm thảm, thì sự trơn tru của kính có thể dược xem như là một cấu trúc cơ bản của những thứ thuộc loại đó, nhưng cấu trúc cơ bản của tấm thảm thì không như vậy. Ngược lại, mẫu họa tiết thì thường được nghĩ như là một họa tiết hai chiều (hoặc phẳng dẹt) và không luôn có liên quan đến cấu trúc cơ bản.

cau truc 17

Trong ảnh chụp cánh đồng bắp này, chúng ta có ví dụ của cả mẫu họa tiết vào cấu trúc cơ bản. Những hàng bắp và các khoảng trống giữa chúng tạo ra mẫu họa tiết sọc, trong khi hàng hàng lớp lớp những cây bắp tạo ra một cấu trúc cơ bản.

* Cấu trúc cơ bản và sự sắp xếp nghệ thuật:

- Sự chuyển động và tính nổi trội có liên quan: Ngoài sự cảm nhận xúc giác, cấu trúc cơ bản được xem như là những biến thể của ánh sáng và bóng tối. Ngoài khả năng kích thích xúc giác của chúng ta, những biến thể đó thường gây kích động và thu hút. Khi lôi kéo sự chú ý của chúng ta, những vùng cấu trúc cơ bản đó có thể tạo ra vấn đề vì chúng cạnh tranh với những vùng khác của tác phẩm nghệ thuật. Nếu vùng cấu trúc cơ bản quá vững mạnh trong việc nắm giữ người thưởng lãm tranh thì những vùng khác, có thể còn quan trọng hơn, không đạt được sự chú ý mà chúng đáng được có; như thế cấu trúc cơ bản cần phải được giảm thiểu đi. Mặt khác, nếu một vùng là đã “chết” hoặc không hấp dẫn, thì một cấu trúc cơ bản có thể được thêm vào hoặc được nhấn mạnh để làm cho nó sống lại.

cau truc 18

Ở độ thấp này thì chúng ta có thể trông thấy những cây bắp cá thể với lá và vỏ khô của chúng. Ở cận cảnh, cây bắp hiện ra như một cấu trúc cơ bản lớn ba chiều. Nhìn xa hơn về đỉnh của cánh đồng, cây bắp hình thành những dãy kế tiếp nhau của mẫu họa tiết.

cau truc 19
Pablo Picasso, chó và Trống, 1929. Tranh sơn dầu (154.6 x 76.5 cm)

Cấu trúc cơ bản trừu tượng có thể là một công cụ sáng tác quan trọng để nắm bắt và hướng dẫn sự chú ý. Rõ ràng là bộ lông trắng đã được trừu tượng hóa của con chó lôi kéo chủ ý của chúng ta và tạo ra sự chuyển động

Sự chú ý của chúng ta thường xuyên bị dẫn dắt qua bề mặt của một tác phẩm nghệ thuật (giữa những vùng khác) bởi những mức độ nhấn mạnh được tạo ra trên những vùng khác nhau của bề mặt đó. Sự chuyển động của đôi mắt chúng ta được hưởng từ vùng hấp dẫn này đến vùng hấp dẫn khác, ngang qua những vùng “ngơi nghỉ” (hoặc không được nhấn mạnh). Việc làm chủ những cấu trúc cơ bản hiển nhiên có thể là một phần của những lực hướng dẫn chuyển động ngang qua tác phẩm; nó chia sẻ vai trò này với những yếu tố nghệ thuật khác. Chẳng hạn Picasso dẫn đôi mắt chúng ta đến những dphaanf có nghĩa hơn cả của họa phẩm.

- Những yếu tố tâm lý: Các cấu trúc cơ bản có thể gây ra những đáp ứng tâm lý hoặc cảm xúc trong chúng ta và điều đó có thể là thích thú hoặc không. Trong khi thực hiện điều này, những cấu trúc cơ bản thường được liên kết với những bối cảnh, kinh nghiệm, sự vật hoặc những nhân vật từ sự trải nghiệm của chúng ta. Các cấu trúc cơ bản có những ý nghĩa biểu tượng hoặc liên kết. Khi ta bảo một người nào đó là “láu cá như rắn” hoặc “cổ nhám” thì những cảm nhận có tính xúc giác của chúng ta được liên kết với những đặc điểm của người đó. Tương tự như thế, những cấu trúc cơ bản có thể được sử dụng như là những phương kế có tính tâm lý bổ sung trong nghệ thuật. Họa sĩ có thể sử dụng cấu trúc cơ bản để kích thích sự tò mò của chúng ta, gây sốc cho chúng ta hoặc làm cho chúng ta phải tái đánh giá những cảm nhận của mình.

cau truc 20
Ivan Albright, Tôi đã không làm cái mà tôi hẳn phải làm, 1931-41. Tranh sơn dầu (246.4 x 91.4 cm)

Cấu trúc cơ bản có một phong cách riêng là điều góp phần lớn lao cho tính chất bày tỏ cảm xúc của họa phẩm này, ở đây, thay vì trong thấy những mẫu họa tiết được sáng tạo, trước mắt chúng ta là một sự xử lý tinh tế cấu trúc cơ bản gợi lên cảm giác bí ẩn của đời sống.

- Cấu trúc cơ bản và không gian: Cấu trúc cơ bản cũng giúp xác định không gian. Chẳng hạn, đặc trưng cấu trúc cơ bản của đời sống cây cỏ khác biệt tùy theo khoảng cách. Khi các cấu trúc cơ bản có vẻ mờ nhạt và thiếu những tương phản mạnh, chúng khiến các sự vật có vẻ xa xôi; nhưng nếu sắc bén và có những tương phản mạnh thì các sự vật có vẻ tiến về phía trước. Đây là một trong những nguyên tắc của phối cảnh không gian, một kỹ thuật thường được sử dụng trong hội họa biểu diễn. Một số ít họa sĩ không theo truyền thống có thể sử dụng các cấu trúc cơ bản từ xa đến gần và tạo ra những biến đổi đã được kiểm soát hoặc những mâu thuẫn đáng ngạc nhiên.

cau truc 21
Thomas Hill, Thung lũng Yosemite, 1876. Tranh sơn dầu (182.88 x 304.8 cm)

Những vùng cận cảnh chuyển động về phía trước vì sự sáng tỏ và những tương phản lớn hơn trong cấu trúc cơ bản của chúng; trong khi những vùng khác thì lúc vào không gian do sắc màu xám và chỉ những chi tiết có tính gợi ý

* Cấu trúc cơ bản và phương tiện nghệ thuật:

Phần lớn những gì được đề cập ở phần này là có liên quan đến nghệ thuật đồ họa, nhưng những khả năng có tính cấu trúc cơ bản cũng được cân nhắc trong việc tạo ra những loại tác phẩm nghệ thuật khác. Kiến trúc sư cân nhắc sự trơn láng của thép và kính với sự thô ráp của đá, bê tông và gạch. Nghệ thuật gốm làm việc với men, sỏi trong đất sét và những cấu trúc cơ bản khác, rạch và in đấu khác nhau. Các nghệ nhân kim hoàn sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phô bày sự quan tâm đối với cấu trúc cơ bản khi chế tác những vòng đeo tay, nhẫn, trâm cài tóc và những thứ nữ trang khác. Các nghệ nhân chế tác bản in thì sử dụng các cấu trúc cơ bản được chuyển lên mặt giấy sau khi đã sử dụng axit để khắc phục bản in. Những nhà điêu khắc thì vận dụng những cấu trúc cơ bản của đất sét, gỗ, kim hoàn cùng những chất liệu tự nhiên và nhân tạo. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng các cấu trúc cơ bản đều liên quan đến mọi loại hình nghệ thuật cũng như trong nhiều trải nghiệm mà chúng ta có trong đời tuy nhiên đôi khi chúng ta không ý thức về điều đó.

>>> Tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học

>>> Người định hình cấu trúc châu Âu thời kỳ trung đại

>>> Sách - Cấu trúc Chữ

0976984729