Tác dụng của các màu đối với thị giác con người

* Độ phản chiếu của các màu:

Đây là sức tác động vào thị giác của một số màu so với sức tác động của ánh sáng trắng:

Màu trắng                      : 80% (White)

Màu trắng ngà               : 75% (Ivory)

Màu vàng tươi (nguyên sắc): 60% (Intense yellow)

Màu xám nhạt               : 65% (Light grey)

Màu hổ phách nhạt       : 65% (Light amber)

Màu xanh lục nhạt        : 55% (Light green)

Màu nâu đậm                : 35% (Dark brown)

Màu xanh ôliu               : 10% (Blue)

Màu đỏ                          : 10% (Red)

mau sac 1
Tác phẩm: Thời trang - Chất liệu: Acrylic - Kích thước: 150 cm x 100 cm - Họa sĩ: Uyên Huy

* Sự rõ ràng của sắc màu được đo bằng thời gian:

Màu Vàng trông thấy rõ trong vòng 963/10.000 của giây

Màu Lam trông thấy rõ trong vòng 593/10.000 của giây

Màu Xám trông thấy rõ trong vòng 434/10.000 của giây

Màu Xanh lục trông thấy rõ trong vòng 371/10.000 của giây

Màu Đỏ trông thấy rõ trong vòng 226/10.000 của giây

Trong bảy màu được phân tích từ quang phổ do ánh sáng mặt trời đi qua, trong đó các màu được xếp thứ tự như màu sắc của cầu vồng như sau:

mau sac 2

* Sự cộng hưởng của màu:

Đây là thuật ngữ đề cập đến sự tương tác về nhiều màu của màu sắc. Sự ảnh hưởng qua lại giữa: sáng với sáng, tươi với tươi, nóng với nóng, lạnh với lạnh. Thí dụ về sự cộng hưởng tạo nên các màu sau đây:

Chúng ta có hai mảng màu Cam. Mỗi hình vuông màu đều có diện tích bằng nhau. Một mảng là màu Cam tô màu mịn. Một mảng do các sọc Đỏ và Vàng được kẻ thành những sọc hay những chấm đan khít nhau theo dạng xen kẽ. Như vậy, trên thực tế thì mảng màu thứ hai không phải là màu Cam nhưng nó làm cho chúng ta thấy cảm giác về màu Cam do sự cộng hưởng giữa các sọc hay chấm Đỏ và Vàng xen với nhau tạo ra.

Phương pháp tạo màu bằng các chấm đươc kỹ thuật in offset sử dụng. Ngoài ra các vật thể mà tự bản thân chún có màu riêng (Proper Color), khi được bố trí gần sát nhau sẽ ảnh hưởng qua lại. Màu của vật này ửng, chiếu vào vật kia, làm cho chúng biến màu hay biến sắc. Đặc biệt khi phối trí, trộn màu bằng ánh sáng đèn trên sân khấu, người họa sĩ phải chủ động tiên liệu mọi tình huống cộng hưởng để tạo nên những khung cảnh có màu sắc, tinh thần hợp với nội dung bài hát, với vở diễn…

Trên thực tế ứng dụng trang trí sân khấu, có khi chúng ta chỉ thiết kế, phối hợp các hình khối có cùng một màu Trắng, nhưng khi chúng ta lập trình, phối màu bằng ánh sáng màu điện tử hay thủ công cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng bất ngờ, thú vị.

* Hiệu quả rung của màu sắc:

Cái gọi là “hiệu quả rung của màu” chính là những thị ảo giác do sự phối màu tạo ra.

Như chúng ta đã biết, khi bố trí các màu có những tính chất, mức độ xung, hợp khác nhau đứng cạnh nhau sẽ gợi nên nhiều mức độ cảm nhận của màu như: nóng, lạnh, ấm, mát, rõ ràng, lung linh, chói lọi, tĩnh, lặng, trầm lắng, sục sôi. Và cái động trước tiên là “cảm giác về độ rung” là trạng thái mà con người chúng ta cảm thấy màu sắc trước mắt không rõ bởi sự nhấp nháy liên tục. Khi ấy ranh giới của các mảng màu như bị nhòe ra, lung linh. Đó chính là hiệu quả rung.

Vậy thì tại sao và khi nào thì hiệu quả ấy xuất hiện?

Thật là đơn giản: khi chúng ta đặt hai màu tương phản có cường độ hay những mảng, diện tích ngang nhau thì hiệu quả này xuất hiện. Chính vì vậy mà nguyên tắc có tính chất như là lời khuyên khí phối hợp màu tương phản là:

- Khi phối hợp màu sắc, không bao giờ được để hai màu hay nhiều màu có cường độ ngang nhau, đứng cạnh nhau.

- Không bao giờ để cho hai màu tương phản có diện tích ngang nhau, đứng cạnh nhau.

- Không bao giờ để hai hay nhiều màu tương phản có quang độ bằng nhau, xếp cạnh nhau.

Chính từ sự nghiên cứu này và sự nghiên cứu ảo giác về đường nét, ảo giác về ánh sáng, mà các nghệ sĩ đã cho ra đời nghệ thuật động ảnh (Op Arts), nghệ thuật chuyển động (Movement Arts)…

Trên thực tế, mục đích cơ bản của mọi giải pháp hòa hợp màu sắc là tạo nên những hòa sắc đẹp chứ không cần đến hiệu quả rung.

>>> Màu sắc có đo được không (Phần 1)

>>> Nguyên lý màu sắc

>>> Sự tương quan giữa các màu sắc

0976984729