Cách thiết kế tủ búp-phê
Tủ búp-phê (tiếng Anh là sizeboard hoặc credenza) là tủ dùng để chứa đồ dùng ăn uống như chén bát, ly, khăn trải bàn và bộ dao nĩa. Và tủ cũng được dùng để bày biện thức ăn trước khi bày ra đĩa tiếp đãi khách. Tủ búp-phê là đồ nội thất quan trọng hàng đầu trong phòng ăn. Nó chiếm diện tích khá lớn, bằng chiều cao bàn ăn hoặc cao đến 950mm để tiện chứa đồ ăn thức uống.
Mặc dù nhu cầu sử dụng tủ đã thay đổi, nhưng tên gọi “tủ búp-phê” dành cho loại tủ trưng trong phòng ăn, hoặc phòng khách này vẫn được giữ nguyên. Nhiều người cho rằng nó cần được hiểu theo nghĩa của từ tiếng Anh là “sizeboard”. Ngày nay người ta còn sử dụng kệ treo ở tầm cao 720-950mm làm giá để đồ. Trên đó, ta có thể đặt những gì cần thiết trong phòng ăn hoặc phòng khách, như chén đĩa, ly, bộ dao nĩa và khăn trải bàn, hoặc các vật như đồ chơi, album hình, bộ bút viết… Các vật dụng được sắp đặt trên kệ, khay di động hoặc trong ngăn kéo…một khoảng trống hợp lý để dễ lấy ra. Mặt trước tủ có thê có cửa xoay, cửa kéo, cửa cuốn hoặc cửa sập. (Hình 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116). Chén đĩa có trọng lượng khá nặng, cho nên thường kệ chỉ rộng tối đa 1000mm. Số ngăn hoặc cửa tủ tùy thuộc vào chiều rộng của tủ. Ta có thê xem xét thiết kế tủ búp-phê có 3 cửa hoặc 3 ngăn, cũng như 4 tủ hoặc 4 ngăn… (Hình 107).
Hình 107: Phác họa tủ búp-phê bằng các bề mặt hình chữ nhật có cạnh được chia theo Tỷ lệ vàng. Chiều rộng của tủ búp-phê bằng tổng chiều rộng của cửa tủ, ví dụ: tủ búp-phê có 3 ngăn, 4 ngăn và 5 ngăn.
Chuẩn chia theo tỷ lệ vàng – Tủ búp-phê 3 ngăn – Mặt bên
Tủ búp-phê 4 ngăn – Mặt bên
Tủ búp-phê 5 ngăn
Hình 108: Các ngăn bên trong và cách bài trí bên trong tủ cần phù hợp với mục đích sử dụng. Có thể làm theo mẫu đơn giản nhất là các kệ có thể điều chỉnh độ cao, ngăn kéo trong hoặc khay kéo cho tủ chén đĩa, hoặc kệ thấp có tấm chắn
Các ngăn kệ có thể điều chỉnh độ cao
Các ngăn kệ và ngăn kéo
Ngăn kệ dành cho ly và chén đĩa (Khay kéo giúp tận dụng được không gian tủ)
Các ngăn kéo dùng đựng dao nĩa và ngăn kéo có tấm chắn dành cho ly và chén đĩa
Ta có thể chia mặt trước tủ thành nhiều ngăn với các cửa rộng bằng nhau, nhưng cũng có thể chia các cửa tủ có bề rộng khác nhau, hoặc thay cửa tủ bằng ngăn kéo. Ngày nay có nhiều kiểu tủ được thiết kế trải theo chiều ngang, kéo ra rất dài. Kiểu tủ này được đặt trên giá hay được treo tường. Mặt trước được mở rộng, sử dụng chuyển động cơ học, đóng bằng cửa sập hoặc cửa kéo. (Hình 117, 118, 119, 120, 121, 122).
Tủ búp-phê được xem như một sản phẩm đặc biệt. Có rất nhiều kiểu thiết kế, thông qua cách bố trí mặt trước tủ và bên trong tủ, như khay kéo bên trong và bộ dao nĩa trong ngăn kéo. Mặt trước tủ có thể được thiết kế thẳng hoặc hơi cong. Ngoài ra, tủ cũng có thể được làm bằng vật liệu hỗn hợp. Thép chống gỉ, kính mờ cũng tạo nên những mảng màu trên gỗ và qua đó làm cho hình dạng tủ trở nên sống động.
Các hình minh họa hướng dẫn cách phác họa một tủ búp-phê. Chúng chỉ trình bày một phần nhỏ, có tính điển hình.
Hình 109: Thay đổi căn bản hình ảnh của tủ búp-phê bằng nóc tủ rộng hơn phần thân, thay cửa tủ bằng ngăn kéo và gắn nhiều loại tay cầm khác nhau.
Tủ búp-phê 3 ngăn với bề mặt rộng hơn phần thân
Tủ búp-phê 3 ngăn có ngăn kéo
Tủ búp-phê 4 ngăn với bề mặt rộng hơn phần thân
Tủ búp-phê có ngăn kéo rộng ở phần giữa; chiều rộng của cửa và ngăn kéo được chia theo Tỷ lệ vàng
Tủ búp-phê 5 ngăn với bề mặt rộng hơn phần thân và có ngăn kéo
Hình 110: Tủ búp-phê di động có ngăn kéo và cửa tủ hình vuông. Nóc tủ rộng hơn phần thân.
Khi cần thiết có thể kéo tủ đến bàn ăn. Vì vậy, ta cũng cần phải thiết kế cả mặt sau và phần bên của tủ.
Tủ búp-phê nhỏ 2 ngăn di động – Mặt bên
Hình 111: Bên dưới khung cố định dành cho tủ búp-phê, ta lắp 3 ngăn tủ kệ di động.
Khi cần thiết ta có thể đẩy các ngăn này đến bàn ăn.
3 ngăn bên dưới khung cố định – Mặt bên
Hình 112: Phác thảo mặt bằng tủ búp-phê, không nhất thiết lúc nào cũng là hình chữ nhật
Tủ búp-phê 4 ngăn trong khung chắc chắn – Mặt bên
Hình chữ nhật
Vạt tròn các góc trước
Bo tròn cạnh bên
Vạt cạnh các góc trước
Nóc tủ và phía trước lõm vào
Nóc tủ và phía trước lồi ra
Hình 113: Tủ búp-phê có khung dầy, mặt trước phẳng với bốn cửa tủ bản lề bật
Tủ búp-phê nhỏ 2 ngăn – Mặt bên
Hình 114: Tủ búp-phê nhỏ 2 cửa với chân tủ bằng thép chống gỉ. Bề mặt rộng hơn phần thân. Cửa gắn bản lề bật. Mặt trước tủ được thiết kế cong
Tủ búp-phê nhỏ 3 ngăn có chân bằng thép chống gỉ - Mặt bên
Hình 115: Tủ búp-phê nhỏ 3 ngăn có chân tủ bằng thép chống gỉ. Phía trước có các ngăn kéo
Hình 116: Tủ búp-phê có cửa lùa. Nhìn tủ rộng và sang trọng hơn với thiết kế cửa hình chữ nhật nằm ngang
Tủ búp-phê có cửa kéo – Mặt bên
Hình 117: Tủ búp-phê nhỏ 2 ngăn với chân tủ bằng kim loại. Phía trước tủ lắp ngăn kéo và cửa đóng hình chữ nhật ngang
Tủ búp-phê với mặt trước được thiết kế theo phương ngang – Mặt bên
Hình 118: Tủ búp-phê 4 ngăn có chân tủ nhỏ bằng kim loại
Tủ búp-phê 4 ngăn có chân tủ nhỏ bằng kim loại – Mặt bên
Hình 119: Tủ búp-phê được thiết kế kéo dài theo phương ngang, không có chân. Tủ được treo trên tường
Tủ búp-phê được thiết kế theo phương ngang, không có chân tủ - Mặt bên
Hình 120: Thân tủ nhỏ được đặt trên bệ thấp. Tủ này có thể được dùng như tủ búp-phê. Tủ trông trang nhã, thoáng, tiện dụng và không chiếm nhiều không gian
Tủ búp-phê được thiết kế theo phương ngang nằm trên bệ - Mặt bên
Hình 121: Tủ búp-phê thấp, được thiết kế kéo dài theo phương ngang, chân tủ bằng kim loại. Phía trên tủ đặt thêm kệ treo tường
Tủ búp-phê thấp, được thiết kế theo phương ngang có tủ treo tường – Mặt bên
Hình 122: Tủ búp-phê thấp, được thiết kế kéo dài theo phương ngang, phía trên có tủ treo tường
Tủ búp-phê thấp, được thiết kế kéo dài theo phương ngang, phía trên có tủ treo tường - Mặt bên
>>> Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Bố cục bề mặt trong thiết kế đồ gỗ và nội thất