Lịch sử ngành kiến trúc nội thất qua 12 bức tranh
1. Kiến trúc nội thất thời kỳ Renaissance (Phục Hưng: 1400-1600):
Nội thất thời kỳ Phục Hưng (Renaissance)
Nghệ thuật và văn hóa (nói chung) đã được tái sinh kể từ khi phong trào Phục Hưng ở Pháp lan rộng khắp châu Âu.
Các kiến trúc sư thời kỳ này dường như đã tìm thấy một sự “thay đổi lớn” mang tính công phu và tỉ mỉ, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa nhân đạo và sự tự do.
Ảnh hưởng của nghệ thuật chạm khắc Arabesque của văn hóa Hồi giáo và văn hóa Châu Á đã làm sống lại nghệ thuật trang trí (vốn chú ý tập trung đến tính đối xứng và hình học) đã mang lại cảm giác hài hòa mới mẻ cho nghệ thuật thiết kế nội thất tại châu Âu.
Bức tranh của Hans Holbein có tên “The Ambassadors” vẽ hai học giả người Pháp, sáng tác năm 1533
Tấm thảm mà hai vị học giả gác tay lên trong tranh chính là tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
Đây là một bức tượng một nhà nguyện ở Trung Đông được chạm khắc theo nghệ thuật Arabesque
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy, chiếc tủ trong phòng khách có hình dáng trông giống như một nhà nguyện cỡ nhỏ vậy. Các cột và ban công của nó không khác gì một tòa nhà, làm toát lên vẻ hài hòa. Còn tấm thảm lót dưới sàn là tấm thám Thổ Nhĩ Kỳ, được lấy cảm hứng từ một bức tranh của Hans Holbein. Những tấm thảm như thế này được dệt lần đầu tiên ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 14 và lập tức trở thành “trends” ở châu Âu thời Phục Hưng ngay sau đó.
2. Kiến trúc nội thất thời kỳ Baroque (Ba rốc: 1590-1725):
Nội thất thời kỳ Ba - rốc (Baroque)
Trong giai đoạn Ba – rốc, thảm Thổ Nhĩ Kỳ không còn là “trends” nữa, vì kiến trúc thời kỳ Ba – rốc sang trọng và phức tạp hơn, đòi hỏi đồ đạc và phụ kiện xung quanh phải “phù hợp”
Giáo hội công giáo là một trong những người đầu tiên phát triển cảm giác sung túc (mới) này như một nỗ lực để gây ấn tượng với quần chúng lao động bằng sự giàu có và quyền lực của họ. Đó là lý do, các khung cửa sổ theo phong cách này được vua Louis 14 cho mạ vàng toàn bộ.
Bên dưới lớp mạ vàng, khung của đồ nội thất thường được làm từ gỗ nhiệt đới. Các vật liệu khác như ngà voi cũng rất phổ biến và các bề mặt như sàn nhà và mặt bàn thường được tạo ra từ đá cẩm thạch làm cho cả một không gian mang màu sắc gợi cảm và ấn tượng.
Ánh sáng xung quanh nội thất trong phòng khách thời kỳ Ba-rốc được phóng đại thêm (bằng cách tạo thêm ánh sáng nhân tạo từ đèn và lò sưởi) nhằm tạo ra cảm giác ánh sáng có sự chuyển động và để khắc họa mọi thứ trở nên to lớn.
3. Kiến trúc nội thất thời kỳ Rococo (1700):
Nội thất thời kỳ Rococo
Đến cuối thời kỳ Ba – rốc, một nhánh nhỏ của phong cách đã tách ra, đánh cắp “sự chú ý của mọi người”.
Phong cách Rococo (từ tiếng Pháp là rocaille, có nghĩa là trang trí dạng vỏ) đã nổi tiếng suốt ba thập kỷ dưới thời vua Louis thứ 15. Nó mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn, dễ thay đổi và tự do hơn phong cách Ba – rốc. Đối với một số người, nó còn phù hợp với sự thân mật của ngôi nhà đúng nghĩa gia đình hơn là phong cách nhà thờ lớn trước đấy.
Họa tiết vỏ dưới sàn nhà và họa tiết hoa trong nội thất phòng khách thời kỳ Rococo là style điển hình mang lại cảm giác “tinh nghịch” trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm nội thất như bàn ghế đều có chân cabriole đủ tinh tế giúp cân bằng lại, tạo nên vẻ thanh lịch cho căn phòng.
Các bữa tiệc tại nhà trở nên phổ biến hơn vào đầu thế kỷ 18, do đó, phong cách Rococo cho phép chủ nhà thể hiện sự giàu có của mình mà không quá sặc sỡ hay tạo cảm giác ngột ngạt.
Nhưng, chân cabriole là một phần đồ nội thất có hình 2 đường cong,
nửa trên lồi ra, nửa dưới thấp hơn thì lõm vào
Đặc biệt, phần đường cong bên trên luôn luôn hướng ra ngoài, trong khi đường cong phía dưới lại hướng vào trong, với trục của hai đường cong phải nằm trên cùng một mặt phẳng
4. Kiến trúc nội thất thời kỳ Neoclassical (Tân Cổ điển: 1780-1880)
Nội thất thời kỳ Tân Cổ điển (Neoclassical)
Cuối thế kỷ 18 mở ra một kỷ nguyên mới của kiến trúc “phản hồi” lại thời kỳ Ba – rốc và Rococo. Việc “khám phá” lại tàn tích Pompeli đã góp phần thêm vào những hiểu biết mới về kiến trúc La Mã và Hy Lạp. Điều này đã truyền cảm hứng cho một phong trào hướng tới các nguyên tắc thiết kế trang nhã, tinh tế hơn, và quan trọng là vượt thời gian. Thoát khỏi sự hào hoa nhưng lạ lẫm của thời kỳ Ba – rốc.
Các bạn để ý nhé, có phải các đương thẳng như lò sưởi, đèn và những tấm ván ngăn phòng trong hình được bố cục rất thuận mắt và hợp lý không? Với màu sắc dịu nhẹ và không quá hoành tráng, nhưng khi kết hợp với một số đường cong được nhấn mạnh từ mái vòm trên trần nhà và đèn chùm tạo cảm giác tương phản, vượt trội về hình thức.
Những nguyên tắc thiết kế này đã lan truyền khắp châu Âu bởi các nghệ sĩ học tại Học viện Pháp tại Rome (French Academy in Rome).
Pompeii là tàn tích của một thành bang La Mã bị chôn vùi một phần gần Napoli, Italia. Thành cổ Pompeii bị chôn vùi hoàn toàn trong một vụ phun trào hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên.
5. Kiến trúc nội thất thời kỳ Arts & Crafts (Thủ Công & Mỹ nghệ: 1860-1910)
Nội thất thời kỳ Thủ Công và Mỹ Nghệ (Arts & Crafts)
Phong cách Thủ Công & Mỹ Nghệ bắt đầu ở nước Anh như một phản ứng chống lại những bất công kinh tế của thời đại công nghiệp với mong muốn: mang trở lại những nét đẹp thuần khiết của nghệ thuật này dưới bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề.
Các sản phẩm thiết kế nộ thất mang phong cách thời kỳ Thủ Công & Mỹ Nghệ đã từng lan truyền rất rộng rãi cho công chúng biết về cái đẹp của sự đơn giản, sự chất lượng của vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Chưa kể, sức hút từ những ý tưởng thể hiện diện mạo của phong trào thiết kế Nghệ thuật & Thủ công còn lan tỏa đến nước Mỹ thông qua các tạp chí, các bài giảng xã hội và được cả nước Mỹ đón nhận nồng nhiệt. Điển hình là Gustav Stickley, nhà thiết kế hàng đầu tại Mỹ về phong trào nghệ thuật này.
Có thể thấy trong không gian nội thất của nghệ thuật Thủ Công & Mỹ Nghệ có chất liệu chủ đạo là gỗ (mang tính mộc) với điểm nhấn là các chất liệu kim loại bằng đồng thau và đá. Sự kết hợp này tạo thành bảng tối màu trầm tự nhiên một cách hài hòa, giống như màu của đất mẹ vậy.
6. Kiến trúc nội thất thời kỳ Arts Nouveau (Tân Nghệ Thuật: 1890-1920)
Nội thất thời kỳ Tân Nghệ Thuật (Arts Nouveau)
Đây có thể xem là một trường phái “nghệ thuật mới” trong một thời đại mới. Trong thời đại này, các nhà thiết kế nội thất đã áp dụng các kỹ thuật sản xuất công nghiệp mới nhất vào các sản phẩm thủ công vốn được sản xuất bằng tay, để tạo ra các sản phẩm đồ nội thất và phụ kiện nhìn trông rất xa hoa và hiện đại, ảnh hưởng bởi nghệ thuật Trang trí Nhật Bản, thứ mà các nghệ sĩ châu Âu lần đầu tiên được nhìn thấy vào gần cuối thế kỷ 19.
Các phụ kiện trang trí như bình hoa và đèn trong không gian nội thất thời kỳ Tân Nghệ Thuật trong bức hình được lấy cảm hứng từ Louis Comfort Tiffany, một nghệ sĩ nổi tiếng và là Giám đốc Thiết kế đầu tiên của Tập đoàn Tiffany.
Những chiếc bình có hình dạng thủy tinh thổi (glass blown forms) của ông là sự hòa quyện tuyệt vời của màu sắc (các màu nhảy nhót và óng ánh), là đặc trưng của thời kỳ Tân Nghệ Thuật.
Đây là bức tranh “Sóng Lừng Ngoài Khơi” của họa sỹ Kanagawa
Bức tranh tiêu biểu của nghệ thuật Trang Trí Nhật Bản
Nhưng Nghệ thuật Trang Trí Nhật Bản chủ yếu sử dụng các họa tiết đường cong, đề tài mang nhiều yếu tố tự nhiên của thiên nhiên, hoặc thần tiên như tiên nữ, cỏ dại, côn trùng.
Một cái bình mang phong cách Tân Nghệ Thuật của cố họa sĩ Louis Comfort Tiffany
7. Kiến trúc nội thất thời kỳ Arts Deco (Art Deco: 1920-1960)
Nội thất thời kỳ Arts Deco (Art Deco)
Phong cách nghệ thuật của thiết kế nội thất Art Deco đề cao vào tính công nghiệp, tiện dụng của công trình cho nên đa phần các sản phẩm nội thất thời kỳ này đều sử dụng nhiều đường cong hình học, đường zíc zắc, hình tròn, tam giác, đài phun nước, mô hình đường chữ V, các mô típ tia sáng…
Nhìn vào hình là các bạn có thể nhận ra, các vật liệu được sử dụng trong công trình thiết kế nội thất theo phong cách Art Deco chủ yếu là các vật liệu làm từ kim loại, nhựa, chrome, bê tông, ván ép, đá… Sự đa dạng hoàn toàn có chủ đích này nhằm đề cao sự phát triển của xã hội hiện đại, thể hiện được bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ thời bấy giờ.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam của chúng ta ở Hà Nội là sản phẩm của nghệ thuật kiến trúc Art Deco đó
8. Kiến trúc nội thất thời kỳ Modernism (Hiện đại: 1880-1940)
Nội thất thời kỳ Hiện đại (Modernism)
Giống như thời kỳ Nghệ Thuật & Thủ Công, kiến trúc nội thất thời kỳ Hiện đại đề cao triết lý thiết kế hơn phong cách thiết kế - theo như lời phát biểu của kiến trúc sư / nhà thiết kế người Thụy Sĩ – Le Corbusier, người đi tiên phong của thời kỳ Hiện đại.
“Nội thất phòng khách thời kỳ hiện đại sử dụng các vật liệu và công nghệ mới nhất làm vật liệu. Nó được thiết kế để sử dụng một cách thoải mái, với giá cả phải chăng (đề cao hơn tính công năng của công trình). Vẻ đẹp cuối cùng cũng chỉ là một “phần thưởng”, tuy nhiên, các giải pháp thiết kế khiến công trình thanh lịch hơn vẫn được đánh giá cao.
Cái bàn mà các bạn nhìn thấy trong hình được lấy cảm hứng từ một thiết kế nổi tiếng của nhà thiết kế người Mỹ gốc Nhật Isamu Noguchi. Nó chỉ bao gồm một tấm kính, hai giá đỡ bằng gỗ giống hệt nhau và một thanh trụ để giữ chúng lại với nhau. Ngay bên cạnh cái bàn là chiếc đèn Anglepoise, được lấy ý tưởng từ hệ thống treo ô tô – thể hiện sự kết nối chặt chẽ đặc trưng giữa nội thất mang phong cách hiện đại và ngành công nghiệp thế kỷ 20.
Cái bàn mang lại cảm giác đến từ “tương lai” của nhà thiết kế Isamu Noguchi
Các bạn biết linh vật Cái đèn Bàn hay nhảy – nhảy trong phim hoạt hình của Pixar chứ? Đó chính là cái đèn Anglepoise đấy.
9. Kiến trúc nội thất thời kỳ Bauhaus (1919-1934)
Nội thất thời kỳ Bauhaus
Bauhaus là một trường phái nghệ thuật và kiến trúc có ảnh hưởng lớn trên thế giới của Đức. Tuy vậy, nó chỉ tồn tại được có 14 năm cho đến khi chính phủ Đức Quốc xã sụp đổ vào năm 1933.
Thiết kế Bauhaus là một nhánh của kiến trúc thời kỳ Hiện Đại, nhấn mạnh vào tính tiện dụng của sản phẩm dành cho con người. Cũng tương tự như kiến trúc thời kỳ Hiện Đại, hình thái của sản phẩm sẽ dựa vào công năng mà chúng mang lại. Kiến trúc nội thất thời kỳ Bauhaus có nhiệm vụ là kết nối giữa nghệ thuật và tính thực tiễn.
Tấm thảm Bauhaus trong hình được lấy cảm hứng từ công việc của Anni Albers, một sinh viên đã tốt nghiệp và là một trong những giáo viên của trường thiết kế Bauhaus. Trong suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình, Albers đã thử nghiệm và cải tiến rất nhiều các loại hình dạng và màu sắc khác nhau nhằm sản xuất ra những tác phẩm dệt thủ công tuy đơn giản nhưng lại không kém phần nghệ thuật.
Những cái đèn trong hình là những chiếc đèn Bauhaus với các đặc trưng như các bộ phận hình tròn, hình trụ và hình cầu của nó tạo ra sự thống nhất về mặt hình học đơn giản, do vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian và vật liệu để chế tạo ra chúng. Kiểu chụp đèn mờ đục này trước đây chỉ được nhìn thấy trong các nhà máy công nghiệp.
Hình ảnh họa sĩ Anni Albers đang tỉ mẩn ngồi thử nghiệm các tác phẩm dệt của mình
10. Kiến trúc nội thất thời kỳ Mid-century Modern (Hiện đại giữa thế kỷ: 1930 - nay)
Nội thất thời kỳ Hiện đại Giữa thế kỷ (Mid-Century Modern)
Phong trào Hiện đại giữa thế kỷ nổi lên một cách nhẹ nhàng sau giai đoạn thời kỳ Hiện đại. Các nhà thiết kế nội thất đã đưa các yếu tố mộc mạc vào không gian và màu sắc trong không gian được sử dụng một cách tự do hơn (sử dụng nhiều 2 màu đen và trắng và các màu trung tính, được lấy cảm hứng từ xu hướng nội thất xứ Scandinavia và Brazil). Các vật liệu được sử dụng như mây, tre, đan lát tạo cảm giác vừa tự nhiên vừa hiện đại khi được đưa vào phòng khách dưới dạng ghế hoặc gương, sàn nhà.
Phong trào Hiện đại giữa thế kỷ triển khai phong cách thiết kế khác biệt và sử dụng vật liệu đánh dấu các khoảng thời gian lịch sử cụ thể, dễ nhận biết và mang giá trị biểu tượng, tạo nên đường nét, đường cong hữu cơ nhẹ nhàng.
Kiến trúc nội thất giai đoạn này nhấn mạnh các đường ngang và nhiều cửa sổ khiến các không gian được kết nối với nhau một cách dễ dàng, tạo cảm giác giống như con người được hò a mình vào thiên nhiên. Về nội thất, các đồ đạc được thiết kế với mục đích đa chức năng. Ví dụ như ghế được thiết kế để sử dụng cho một chục lý do khác nhau, còn bàn được thiết kế để có thể sử dụng làm bàn ăn, làm việc hay chơi bài…
11. Kiến trúc nội thất thời kỳ PostModern (Hậu Hiện đại: 1978 - nay)
Nội thất thời kỳ Hậu Hiện đại (PostModern)
Thiết kế nội thất giai đoạn Hậu Hiện đại bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Pop Art. Trong giai đoạn này, hình thức của công trình phải nói lên được nhiều ý nghĩa, với nhiều chi tiết kiến trúc mang tính tượng trưng. Ngoài ra, tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc đều được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì mà kiến trúc Hiện đại cho là trọng tội.
Trong một phòng khách thời kỳ Hậu Hiện đại, mỗi sản phẩm nội thất mang một câu chuyện khác nhau. Ví dụ như tấm thảm trong hình nhìn trông giống như một cái đĩa nhạc rock n’roll làm bằng vinyl của Andy Warhol. Các mái vòm đủ màu nhảy nhót bên các ô cửa lúc nhìn phẳng, lúc thì chúng được đặt lồi ra, trông giống như một sự thách thức với các triết lý thiết kế cổ điển.
Đây là cái đĩa vynil tác phẩm của Andy Warhol
12. Kiến trúc nội thất thời kỳ Contemporary (Đương Đại: 1980 - nay)
Nội thất thời kỳ Đương Đại (Contemporary)
Trong thời đại ngày nay, thiết kế nội thất thời kỳ này vay mượn khá nhiều phong cách thiết kế khác nhau của các thời kỳ trước, như triết lý thiết kế của thời kỳ Hiện Đại và cảm giác thoáng đãng, hòa mình vào thiên nhiên của thời kỳ Hiện Đại giữa thế kỷ, cộng với một chút thiết kế mang nặng tính công năng của thời kỳ Bauhaus, nhằm chú trọng đến không gian sử dụng nhằm giúp con người tận hưởng cuộc sống thoải mái trong thời đại bận rộn này.
Sàn nhà mịn màng, trần và những bức tường không bị che khuất trong phòng khách thời kỳ Đương đại trong bức hình tạo ra một cảm giác không gian rộng rãi và tràn ngập ánh sáng. Duy nhất một bức tranh nghệ thuật trừu tượng nằm giữa bức tường giúp lấp đầy khoảng trống trên tường đồng thời tạo ra sự tinh tế khi bức tranh hoàn toàn ăn khớp với không gian xung quanh. Ngoài ra, những đường kẻ trên phần giấy dán tường nhằm để thu hút ánh mắt của bạn, cùng với ánh sáng chiếu vào trung tâm nằm ngang căn phòng giúp mở rộng và nâng cao diện tích căn phòng.
- Họa sỹ Nguyễn Hoàng Long -
>>> Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất
>>> Quá trình phát triển phát triển của kiến trúc nội thất