Cách thiết kế tủ trưng bày
Là tủ đứng riêng, bên ngoài được làm bằng kính, đồ vật bên trong được giữ vệ sinh và có thể nhìn xuyên suốt. Tủ thường được dùng để trưng bày đồ cổ, đồ mỹ nghệ hoặc các bộ sưu tập. Có thể là đồ sứ, đồ thủy tinh, nhạc cụ, sách, búp bê, cúp, huy chương, công cụ hay dụng cụ cổ xưa, khoáng vật quý hiếm và nhiều thứ khác.
Để có thể chiêm ngưỡng các mẫu vật yêu thích của mình một cách thường xuyên, người ta làm tủ bằng kính trong suốt. Theo nguyên tắc, tối thiểu cửa tủ phải được làm bằng kính, hoặc có thể làm kính cho cả hai bên thân và nóc tủ. Các kệ bên trong tủ có thể làm bằng chất liệu gỗ, kính hoặc tấm kim loại mỏng, tùy theo trọng lượng đồ vật trưng bày. Để tôn lên vẻ đẹp của đồ vật được trưng bày trong tủ, ta có thể gắn bóng đèn ánh sáng dịu bên trong hoặc lắp gương cho lưng tủ. Dĩ nhiên, tủ trưng bày phải được thiết kế chuyên biệt dành cho từng loại hiện vật trưng bày. Ví dụ: tủ để trưng bày đồ thủy tinh, đồ sứ phải khác với tủ dùng để trưng bày bộ sưu tập khoáng vật hoặc sách cổ. Trước đây, tên gọi tủ trưng bày hay tủ kính hầu như chỉ dùng để trang hoàng cho đồ vật bằng thủy tinh và sứ, bài trí trên các kệ chính của tủ. Những tủ trưng bày này được làm trong suốt và tinh xảo. Sách thường nặng và không trong suốt, nên khi trưng bày hàng loạt, kệ tủ phải chịu lực tốt và các bộ phận khác cũng cần phải chắc chắn.
Hình 166: Tủ kính có các vách tủ chịu lực. Cánh cửa có biên dạng gờ chỉ để gắn kính, gắn bản lề tự động.
Hình 167: Tủ kính tương tự trước đây, tuy nhiên, tủ có thanh đỡ ở cửa, chia chiều cao tủ kính thành nhiều phần, tạo cảm giác tủ bị thu ngắn lại. Các cạnh thân tủ và ray cố định kính được uốn cong.
Hình 168: Các tấm kính tủ được gắn liền nhau bằng song kính. Các cạnh mặt bên và khung ray cố định kính được uốn cong. Cửa tủ khung mở quay gắn dãy xi-lanh, tay quay B.
Điều quan trọng khi làm tủ trưng bày là phải tìm được phương pháp tối ưu để đảm bảo cho tủ vừa vững chắc vừa trong suốt. Tủ dùng để trưng bày các hiện vật chuyên biệt được thiết kế nhiều đặc tính riêng biệt. Không chỉ dùng để trưng bày hiện vật, bản thân nó cũng là một vật trang hoàng lộng lẫy cho căn phòng.
Vì vậy, tủ trưng bày được gia công như một tác phẩm hay mẫu sản phẩm nội thất, không giới hạn các tùy chọn trang trí. Tủ trưng bày thông thường có cửa rộng 450-600mm, hai cửa là 900-1050mm, sâu 420-480mm và cao 1700-2000mm. Tủ trưng bày kiểu cũ được chế tạo bằng phương pháp chế độ khung, trong đó, các mặt kính được xếp chồng nhau (Hình 169).
Hình 169: Tủ kính có cửa và các vách tủ được lắp kính diện rộng. Các vách tủ sẽ được chèn giữa tấm lót đáy và vòng đai, vành tỳ, vai tỳ, mặt bích. Tấm lót đáy và vòng đai, vành tỳ, vai tỳ, mặt bích nằm đối diện vách và mặt chính diện tủ. Do đó tủ tạo cảm giác vững vàng và có nóc tủ cân đối. Các góc thẳng đứng phía trước tủ được vạt góc phù hợp. Cửa tủ được gắn bằng thanh thép góc nhô ra.
Tùy theo nhãn quan của từng người, bề mặt kính có thể được chia bằng các thanh đỡ ngang hoặc thanh thẳng đứng. Cách thiết kế loại tủ này rất được ưa chuộng, như kết hợp với phương pháp tạo khung, hoặc lắp kính diện rộng và cửa kính không bọc khung để có được cái nhìn xuyên suốt hơn (Hình 170 và 171). Với cách thiết kế kết hợp, toàn bộ thân tủ có thể làm bằng chất liệu gỗ trang trí hoặc bằng gỗ chắc, với cửa kính có khung bọc ngoài (Hình 166, 167, 168, 172, 173). Để đạt được độ trong suốt cao nhất, ta có thể lắp toàn kính cho thân tủ và cửa tủ. Tủ toàn kính có trọng lượng rất lớn, nên cần phải cẩn trọng khi gia công và di chuyển.
Hình 170: Tủ kính chế tạo thủ công với các vách tủ được lắp kính. Phần thân trống tạo cảm giác thông thoáng cho tủ. Cửa kính xếp chồng lên nhau và gắn dãy xi lanh, tay quay D.
Hình 171: Tủ kính được thiết kế theo kiểu góc mù với các vách tủ được lắp kính và cửa tủ toàn kính. Cửa tủ không lắp khung và các vách tủ lắp kính diện rộng làm cho tủ có kiểu dáng hiện đại. Cửa được lập khung bản lề quay có thể khoan lỗ.
Hình 172: Tủ kín ở hai bên và lắp kính phần chính giữa. Thân tủ được gia công bằng phương pháp lắp ghép tấm. Tủ được đặt trên khung bệ thấp, để khi đặt trên thảm dày vẫn dễ dàng mở cửa. Cửa tủ toàn kính có bản lề mở quay được gắn bằng thanh thép góc.
Hình 173: Tủ có phần chính giữa kín và lắp kính ở hai bên. Cửa kính gắn bản lề mở quay lên các cạnh của vách tủ. Cửa được gắn bằng bản lề bị che khuất. Thân tủ được che phía trên bởi tấm nóc được tạo khung nằm trên các cạnh thân tủ.
Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn cho ra rằng tủ kính chỉ nên sử dụng làm đồ nội thất ở nơi sinh hoạt, không dùng cho các tủ bày bán sản phẩm tại cửa hàng.
Từ thiết kế cơ bản của tủ trưng bày, ta có nhiều nguyên tắc phác họa khác nhau. Các mặt tủ có thể trơn hoặc chia gờ, đặt trên bệ hoặc chân đế cao. Nóc tủ có thể dạng tấm phẳng hoặc cong, mặt trước tủ kín và lắp kính, theo kiến trúc hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bán nguyệt hoặc hình tam giác và nhiều hình khác.
Tủ trưng bày có thể được thiết kế như tủ đứng riêng, như tủ góc (Hình 177), tủ kính ghép (Hình 181) và tủ treo tường (Hình 180). Việc trang trí tủ được thực hiện từ phương thức chế tạo về chức năng, hình dáng bên ngoài cho đến từng chi tiết. Sau đó còn phụ thuộc vào độ chắc chắn, cửa tủ và các đường cạnh tủ, và phụ thuộc vào quá trình tạo khung. Kích thước cửa cũng như các mặt kính là cơ sở để xác định độ dày kính. Các bề mặt kính đóng khung có hoặc không có song kính, việc xác định kích thước luôn gây ra nhiều mâu thuẫn giữa tĩnh học và mỹ học, rằng nên gắn khung vào mặt kính hay gắn mặt kính vào khung. Ví dụ: với khung rộng từ 45-50mm, ta nên lắp tấm kính vào khung. Nếu khung nhỏ hơn, ta sẽ lắp khung vào tấm kính, nhằm cố định các cạnh tấm kính và dễ cầm.
Với cửa khung mở quay và đóng mở đàn hồi, các mép trên thân tủ như cạnh và gờ thể hiện nổi bật và tạo thành khung bao quanh tủ bằng ron lõm. Các cửa kính xếp chồng lên nhau cũng tạo hiệu ứng tương tự. Giữa cạnh cửa và mép thân tủ có các rãnh tối. Cửa khung mở quay sẽ che đi cạnh thân tủ, nên nhìn từ phía trước chỉ có thể thấy được cửa tủ. Cần có cách ghép chéo góc riêng cho từng loại bản lề chuyên biệt. Ở đây, ta trang trí mặt chính diện và vách tủ giống nhau.
Hình 174: Nóc tủ kính với hình chiếu trực diện
1. Cửa tủ có khung phẳng định hình giới hạn trên và vách tủ; 2. Các cạnh thân tủ phía trước bọc khung cửa; 3. Tấm nóc tủ đóng ở phía trên, có thể nhìn rõ các cạnh thân tủ; 4. Các vách tủ xếp chồng lên nhau và khung gỗ của cửa kính chạy dọc thân tủ; 5. Vòng đai, vành tỳ, vai tỳ, mặt bích rộng đóng ở phía trên. Cửa tủ bao gồm rất nhiều khung; 6. Vách tủ cao quá nóc tủ; 7. Tủ kính chế tạo bằng kiểu góc mù; 8. Giống như trên, tuy nhiên, cửa tủ có các ron lõm chạy vòng; 9. Tủ khung panen với một tấm nóc tủ nằm trên các cạnh làm giới hạn trên; 10. Tủ khung panen có cửa toàn kính gắn bản lề mở quay ở sàn trên; 11. Tủ khung panen có sàn trên rộng; 12. Tủ có các thanh chân đế vượt quá nóc tủ nhấn mạnh ảnh hưởng của chân đế.
Có thể nhìn rõ bên trong tủ và do đó cần được trang trí phù hợp. Bên trong tủ hầu hết được làm từ cùng loại gỗ với bên ngoài. Các cạnh của sàn chính làm từ gỗ trông không chắc chắn khi nhìn nghiêng, sàn làm bằng kính cần đảm bảo không bị trượt. Tùy theo hiện vật trưng bày, ta có thể lắp đèn và gương cho lưng tủ.
Dĩ nhiên cũng cần phải chọn và gắn tay cầm phù hợp cho tủ kính. Nếu gắn tay cầm vào khung tủ, phải gắn vào giữa khung và phải lưu ý đến chiều cao của tủ. Thông thường khi chọn tay cầm cho tủ, khung càng nhỏ và bề mặt tủ bài trí càng khéo léo, thì tay cầm càng phải thanh mảnh, tinh tế.
Hình 175: Giới hạn trên của tủ kính ở nhiều dạng sinh động:
1. Tủ kính có các góc được vạt 45 độ; 2. Sắp xếp theo chiều cao các bề mặt thân tủ được vạt góc 45 độ; 3. Sắp xếp các bộ phận tủ kính theo chiều cao và chiều rộng; 4. Giới hạn trên của tủ dạng vòm nhiều đốt; 5. Vòm chữ S uốn cong một nhịp; 6. Vòm chữ S uốn đều hai bên và; 7. Vòm ba tâm.
HÌnh 176: Tủ kính phẳng, hai cửa với hình chiếu trên hình tam giác, nhiều tùy chọn với mặt trước mái nhà.
Hình 177: Tủ kính đặt góc tường hai cửa với bề mặt trực diện phẳng. Cửa cao bằng chiều cao của tủ. Tủ kính đặt góc tường còn có thể có dạng hình chiếu từ trên khác.
Hình 178: Tủ kính hai cửa với hình chiếu trên hình bán nguyệt. Tấm lót đáy và vòng đai, vành tỳ, vai tì, mặt bích được ghép với cửa tủ.
Hình 179: Tủ kính phẳng, một cửa có hình chiếu trên hình vuông. Các vách tủ được lắp kính. Các cửa tủ được lắp kính, ghép vừa với nhau và được gắn với trục bản lề đặc biệt.
Hình 180: Tủ kính nhỏ bằng tủ treo. Tủ kính được treo không cân xứng phía trên tủ búp – phê.
Hình 181: Tủ kính đặt ở trên tủ búp – phê
>>> Cách thiết kế tủ phòng khách
>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)
>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất