Tướng mạo của tạo hóa

Bản chất của một tác phẩm mĩ thuật được tóm gọn lại ở điều gì bộc lộ trong chính mô hình nhận thức thị giác. Sự biểu cảm, suy ra, là vốn có không những ở các cơ thể sống sở hữu ý thức. Vách đá, rặng liễu, hoàng hôn, tường nứt, lá rung, mạch nước, đường nét, màu sắc, vũ điệu trừu tượng trên màn ảnh rộng cũng sở hữu vô vàn biểu cảm như cơ thể người, và bởi vậy đã được các hoạ sỹ sử dụng thành công như nhau. Đôi khi thậm chí chúng có ích cho họ hơn, bởi vì cơ thể người là một mô hình đặc biệt phức tạp và khá khó để quy về các chuyển động và hình dạng đơn giản mang theo uy lực khó cưỡng của biểu cảm. Thêm nữa, cơ thể người có liên quan đến các suy kết không được nhận thức bằng thị giác. Hình thù của con người không phải là phương tiện dễ nhất, mà là khó nhất của biểu cảm mĩ thuật.

Có người cho rằng, các vật vô tri sở hữu các chất lượng tướng mạo có xác thực. Điều đó được ngụy trang bằng một đề xuất thông dụng, cho rằng những vật này được gán biểu cảm nhân tính nhờ sự hư ảo biết «lay động si mê», sự đồng cảm, thuyết nhân hoá và thuyết linh vật. Nhưng nếu như sự biểu cảm là đặc trưng vốn có bên trong của các mô hình nhận thức, thì sự xuất hiện của nó trong hình thù con người là trường hợp đặc biệt của hiện tượng chung.

Chắc có lẽ, định nghĩa về biểu cảm trực quan, như một sự phản ánh về các cảm xúc của con người, đã dường như là không đúng, vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, định nghĩa đó buộc chúng ta phải bỏ qua một dữ kiện, cho rằng nguồn gốc của biểu hiện là mô hình nhận thức, và cũng là phản ứng của các trường thị giác não bộ lên nó. Thứ hai, mô tả đó chèn chặn quá độ dải biến thiên của biểu cảm. Cấu hình lực đại diện cho nền tảng của biểu cảm. Cấu hình này thu hút chúng ta nghĩ tới giá trị của nó, không những chỉ đối với đối tượng mà nó được bộc lộ trong biểu trưng của đối tượng đó, mà đối với cả thế giới tổng quát. Các mô típ, như nâng và hạ, ưu thế và yếu thế, cương và nhu, hài hoà và vô kỉ luật, chiến đấu và giảng hoà, có trong cơ sở của mọi thực thể. Chúng ta tìm ra chúng trong khuôn khổ ý thức cá nhân và trong quan hệ với người khác, trong cộng đồng xã hội và trong các hiện tượng của thiên nhiên. Nhận thức biểu cảm chỉ hoàn thành được sứ mệnh tâm khảm của mình, nếu chúng ta nhìn thấy trong nó một cái gì đó to tát hơn, so với những cộng hưởng cảm xúc riêng tư. Điều đó cho phép chúng ta nhận ra rằng, sức lực có trong chúng ta chỉ là trường hợp riêng của các lực tác động trong Hoàn Vũ. Bằng cách đó chúng ta có khả năng cảm nhận được vị trí của bản thân trong một tổng thể thống nhất và cảm nhận được sự thống nhất bên trong của tổng thể này.

Các ngôn ngữ của xã hội nguyên thủy đã trao cho chúng ta một ý tưởng về sự phân loại thế giới xung quanh dựa trên nhận thức thị giác. Thay vì tự bó buộc chính mình bằng động ngữ «đi bộ» đang khá trừu tượng chỉ tới tính chất của di chuyển, trong ngôn ngữ của một bộ lạc châu Phi người ta đã quan tâm tới định nghĩa chi tiết cụ thể của những dáng đi khác nhau bằng cách nhấn mạnh các chất lượng biểu cảm của các di chuyển.

Mặc dù ngôn ngữ của người bộ lạc làm chúng ta kinh ngạc qua cách phân loại phong phú mà trong đó chúng ta không nhìn thấy bất kì nhu cầu nào như vậy, chúng vẫn tiết lộ những khái quát mà có lẽ đối với chúng ta là vô nghĩa và có vẻ vô lý. Chẳng hạn, trong ngôn ngữ của một bộ lạc người đã đỏ có tiếp đầu ngữ cho các từ chỉ các vật có hình dạng và chuyển động giống nhau.

Cách phân loại như vậy đang hợp nhóm tất cả các vật như thế lại với nhau. Theo cách nghĩ của chúng ta, các vật đó có liên quan tới các loại khác nhau và có rất ít điểm chung, hoặc hoàn toàn không có. Trong lúc đó các đặc tính ngôn ngữ của người bộ lạc khiến chúng ta nhớ lại rằng, nỗ lực của thi sĩ khi họ dùng phép ẩn dụ để liên kết những sự vật mà thực tế chẳng liên quan, - lại không phải là kết tinh của hoạ sĩ, mà chỉ được sản sinh ra bằng phương pháp bột phát và tổng hợp khi nhận thức thế giới.

Tuy nhiên phương tiện đó đã không là hiệu quả, nếu người yêu thơ trong cuộc sống thường nhật của mình không cảm nhận được giá trị tượng trưng hay giá trị ẩn dụ của bất kì sự vật hoặc hoạt động nào. Một trong những khoảnh khắc thông thái, liên quan đến văn hoá đích thực, là thường xuyên nhận thức giá trị tượng trưng được thể hiện trong mỗi sự kiện cụ thể, cảm giác về cái khái quát trong cái cụ thể. Nhận thức này vừa mang lại lợi ích cho các hoạt động thường nhật, vừa làm màu mỡ cho chất đất nuôi dưỡng nghệ thuật.

BIỂU TƯỢNG TRONG NGHỆ THUẬT

tao hoa 1
The Creation of Adam. Michelangelo, 1512. Sistine Chapel's ceiling, Rome. Nguồn: wikipedia

Theo nghĩa thông thường, các ngôn từ sẽ không gọi một tác phẩm nghệ thuật là tượng trưng, nếu các dữ kiện đơn vị riêng rẽ được thể hiện ở trong đó sẽ được hiểu mà không cần tính đến ý tưởng cơ bản mà chúng nắm giữ. Một bức tranh, vẽ một nhóm nông dân đang ngồi xung quanh một chiếc bàn trong quán rượu, có thể nói rằng, nó không có phép tượng trưng. Nhưng khi Titan vẽ một bức tranh có hai phụ nữ - một người mặc quần áo kín như bưng, người kia - hầu như loã thể - đối xứng quanh mạch nước, hoặc khi trong một bức chạm khắc của Durer một phụ nữ có cánh cầm ly đứng trên một khối cầu đang bay giữa các tầng mây, thì chúng ta chắc chắn rằng, hoạ sỹ đã sáng tạo ra khung cảnh bí ẩn này để thể hiện một ý tưởng nào đó. Phép tượng trưng như vậy có thể trở thành ngôn ngữ của bức tranh, thứ ngôn ngữ được sử dụng, chẳng hạn, trong ngụ ngôn mỹ thuật trên các chủ đề tôn giáo.

tao hoa 2

Nhưng ý nghĩa tượng trưng chỉ được thể hiện qua con đường gián tiếp - con đường của những gì mà kiến thức và lý luận đang mách bảo cho chúng ta về nội dung của tác phẩm. Trong những tác phẩm mỹ thuật xuất chúng, ý nghĩa sâu sắc nhất được hiểu bằng mắt qua phương tiện tiếp thu đặc tính nhận thức của mô hình bố cục. Câu chuyện “Sự tạo dựng Adam" của Michelangelo trên vòm trần nhà nguyện Sistine ở Rome (hình 280) sẽ được tất cả những ai đọc “Sách Sáng Thế” thấu hiểu. Nhưng câu chuyện này được thể hiện đến mức mẫn cảm và ấn tượng. Chúa Trời, thay vì trao linh hồn sống cho một khối đất sét có mô típ không dễ để chuyển đổi sang mô hình biểu hiện, lại với sang phía tay Adam; dường như có một tia lửa sống nhảy từ đầu ngón tay này sang đầu ngón tay kia, được truyền đi từ Đấng Sáng Thế sang sản tác của Người. Cầu nối bằng tay kết nối trực quan hai thế giới riêng rẽ: một bên là màn phủ uốn tròn độc lập, nơi Chúa đang ngự trị, nhờ có tư thế chéo của cơ thể Ngài mà tạo thành ấn tượng về một chuyển động hữu ý về phía trước, một bên là nắm đất phẳng phiu chưa được hoàn thiện, mà sự thụ động ở trong đó được thể hiện bằng đường viền ngả về phía sau.

Phân tích này đang chỉ ra rằng, bộ xương kết cấu của một bố cục mĩ thuật đang phản ánh một mô hình có động tính của huyền thoại. Lực chủ động tạo ra tiếp xúc với đối tượng thụ động, và đối tượng này sống dậy nhờ có năng lượng nhận được. Bản chất của huyền thoại nằm ở điều gì làm cho mắt ta ngạc nhiên lúc đầu tiên - ở mô hình nhận thức mang tính thống lĩnh của tác phẩm. Và bởi vì mô hình này không chỉ đơn giản là là được tiếp nhận bằng hệ thần kinh, mà, chắc có lẽ, đang gọi ra một cấu hình lực môn đăng hộ đối, nên phản ứng của chủ thể nhận thức sẽ không phải là cái gì khác, ngoài nhận thức về đối tượng bên ngoài. Các lực, mà ý nghĩa của huyền thoại được thể hiện thông qua chúng, trở nên linh hoạt trong mắt khán giả và, như một bản tính, khiến họ phải hăng hái nhập cuộc, điều này cũng phân biệt cảm thụ nghệ thuật với việc thu nhận thông tin đơn giản.

Ngoài ra, mô hình kết cấu không chỉ khai sáng giá trị cho một câu chuyện riêng lẻ có trong tác phẩm. Động tính của chủ đề, được phát hiện ra bởi mô hình này, không bị giới hạn trong khuôn khổ của một mẩu chuyện trong Kinh Thánh, mà có tính đời sống đối với bất kỳ một tình huống nào khác có thể gặp trên thế gian. Phương tiện để thấu hiểu huyền thoại về sự tạo dựng ra loài người là thành quả không những chỉ của mô hình nhận thức. Bản thân huyền thoại cũng trở thành phương tiện mô phỏng các sự kiện phổ quát và, suy ra, trừu tượng. Bởi vậy các sự kiện này cần được tô điểm thành một hình thức cụ thể để phù hợp với nhận thức thị giác.

tao hoa 3
James Whistler. Arrangement in Grey and Black No.1, 1871. 
Oils on Canvas. 144.3 cm × 162.4 cm. Musée d'Orsay, Paris, France.

Mô hình nhận thức của tác phẩm nghệ thuật không phải là trò đùa tuỳ tiện, cũng không phải là trò chơi cứng nhắc của hình dạng và màu sắc. Nó là cần thiết như một thông dịch viên chính xác cho ý tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Tương tự, nội dung của tác phẩm nghệ thuật không phải là tùy ý, cũng không phải là kém quan trọng. Nó nằm trong sự tương ứng chính xác với mô hình chính thức và vì vậy được dùng như cách thể hiện cụ thể của một chủ đề trừu tượng. Một số chuyên gia đang không đúng khi chỉ quan tâm đến mô hình nhận thức, cũng y hệt như một số hoạ sĩ nghiệp dư đang sai lầm khi chỉ chú ý đến đối tượng tạo hình. Khi Whistler đặt tên cho bức chân dung vẽ mẹ mình là "Phối sắc của xám và đen", ông đã nhập vai như một người ngoài cuộc, như một thị giả, chỉ nhìn thấy trong đó hình ảnh của một người phụ nữ cao quý đang ngồi trên ghế. Chẳng phải mô hình chính thức, cũng chẳng phải chủ đề mĩ thuật đang là nội dung duy nhất của tác phẩm nghệ thuật. Tất cả các thứ đó chỉ là những phương tiện của hình thức nghệ thuật. Chúng truyền tải cho bức tranh một đa thức nội tâm.

- Lược dịch và biên tập: MiukaFoto -

>>> Màu sắc có đo được không (Phần 1)

>>> Màu sắc diễn ra như thế nào?

>>> Bề mặt lõm trong điêu khắc và kiến trúc

0976984729