Các yếu tố tạo hình trong hội họa

Hội họa bao gồm nhiều yếu tố nghệ thuật như màu sắc, đường nét, mảng khối, không gian, kết cấu, bố cục, độ sáng và bóng tối. Những yếu tố nghệ thuật này quan trọng với họa sĩ giống như từ ngữ với một nhà văn vậy. Bằng cách nhấn mạnh những yếu tố nào đó, người họa sĩ có thể làm cho bức tranh dễ hiểu hoặc làm nổi bật hơn những đặc tính hay đề tài đặc biệt. Ví dụ, một người nghệ sĩ có thể kết hợp các đường nét và màu sắc nào đó trong tranh để tạo ra sự phấn khích mạnh mẽ. Những yếu tố nghệ thuật như thế có thể cũng được phối hợp theo một cách khác để tạo nên cảm giác yên bình và thanh thản.

MÀU SẮC là một trong những yếu tố linh họat nhất trong hội họa. Chúng ta có thể nói màu sắc liên quan đến cảm xúc. Chúng ta nói đến sự hiện diện của màu xanh dương với đau buồn, màu đỏ với giận dữ, xanh lá cây với sự thèm muốn. Vincent Van Gogh đã chọn màu chủ yếu theo chất lượng cảm tính hơn là bản tính thực sự của nó trong tự nhiên. Họa sĩ Tây Ban Nha Pablo Picasso và họa sĩ Pháp Raoul Dufy đã sử dụng những màu xanh dương để tạo ra những tâm trạng đối nghịch nhau. Picasso đã gợi lên một cảm giác buồn và đơn độc trong “người ghi-tar già”. Dufy tạo ra một cảm giác vui tươi, nhẹ nhàng trong Le Haras du Pin.

ĐƯỜNG NÉT là một phương pháp mà các nghệ sĩ xây dựng các hình khối trong tranh của họ. Đường nét cũng xác định không gian và tạo ra phối cảnh, ảo giác về chiều sâu và khoảng cách. Nhiều tác phẩm hội họa, như những tranh phong cảnh trung quốc, được bố cục hầu như là những đường nét. Họa sĩ người Hà Lan Piet Mondrian sử dụng đường nét để định nghĩa các hình dạng trong những bức tranh trừu tượng như “Bố cục với màu đỏ, vàng và xanh dương”

tao hinh 1
Hình 4: “Bố cục với màu đỏ, vàng và xanh dương” của Piet Mondrian

MẢNG KHỐI cho phép người nghệ sĩ thể hiện cảm giác sức nặng trong tranh. Khối giúp người xem tin là họ đang nhìn các vật thể 3 chiều cho dù tranh chỉ là 2 chiều. Nghệ sĩ sinh ở Đức Richard Lindner đã tạo ra cảm giác quyền lực và sức mạnh đe dọa bằng cách vẽ hình dáng người phụ nữ trong Disneyland với phần dưới cơ thể đồ sộ.

KHÔNG GIAN là sự sắp đặt các đường nét và màu sắc để tạo nên ấn tượng về một bề mặt phẳng của tranh thực sự là 1 cửa sổ trong thế giới 3 chiều. Một điểm nhấn lên khoảng trống trong một bức tranh có thể mang nhiều ý nghĩa cảm xúc. Họa sĩ người Mỹ Andrew Wyeth đã sáng tạo nên cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi thông qua cách trình diễn đầy kỹ năng của không gian trong “Hòn đảo của Teel”. Một bức tranh với một lượng không gian giới hạn có thể thiết lập nên một cảm giác đóng kín. Họa sĩ người Ý Jacopo Pontormo tạo ra cảm giác kịch tính, không dễ chịu qua cách sử dụng không gian biến dạng, giam cầm trong “Supper at Emmaus”

KẾT CẤU ám chỉ đến bề ngoài của mặt tranh được trải nghiệm chủ yếu qua cảm giác sờ chạm. Kết cấu được tạo ra bởi áp lực tự nhiên hoặc thông qua thao tác của người nghệ sĩ trên các yếu tố nghệ thuật. Khi bề ngoài các đối tượng được tả khác với (bề ngoài của nó khi tả) trên giấy, bố, hoặc các mặt nền khác, chúng được cho rằng có kết cấu tự nhiên. Các nhà điêu khắc và kiến trúc sư xử lý kết cấu thực của môi trường đá, gỗ, và các chất liệu khác của họ.

tao hinh 2
Hình 5. Các yếu tố của J. E. H. MacDonald trình bày một cơn bão hình thành trên vịnh Georgian ở Ontario.

BỐ CỤC chỉ ra các thành phần được sắp xếp như thế nào trong tranh; nói cách khác, bố cục xảy ra theo các nguyên lý thẩm mỹ như là sự cân xứng, tỷ lệ, tính đồng nhất, cân bằng, và nhịp điệu. Người họa sĩ có thể chọn để bố cục một bức tranh trừu tượng phẳng, như là “Elegy to the Spanish Republic LV” của Robert Motherwell, hoặc người họa sĩ có thể tạo nên không gian 3 chiều, như trong “Las Meninas” của họa sĩ Tây ban nha Diego Velazquez. Bố cục xác định cách người họa sĩ muốn người xem “đọc” tranh như thế nào. Có đôi lúc bố cục nhấn mạnh những yếu tố hay nhân vật quan trọng nhất bằng cách đặt họ lên trước và chính giữa hoặc lên 1 tỷ lệ lớn hơn. Nghệ sĩ người Ý Piero della Francesca đã hướng sự chú ý của người xem vào chúa Jesus vươn cao bằng cách đặt chúa lên đỉnh của một bố cục hình kim tự tháp được viền quanh bằng nhiều cái cây. Mặt khác, bức tranh có thể được bố cục để cho phép mắt người xem dạo quanh xuyên suốt bức tranh, như trong bức phong cành Trung Quốc. Bố cục có thể đóng góp tâm trạng vào một bức tranh. Người họa sĩ người Canada J. E. H. MacDonald đã bố cục bức phong cảnh “the Elements” để gợi lên cảm giác về mức độ lo âu một cách dữ dội. Ngược lại, họa sĩ người Pháp Claude tạo ra một cảm giác về thứ tự yên bình trong bức phong cảnh của ông ta “The Father of Psyche Sacrificing at the Temple of Apollo”

Độ sáng và tối có thể được sử dụng để định nghĩa hình dạng và mảng khối, để hướng ánh mắt vào bố cục, để tạo ra không gian, và để biến đổi màu sắc. Nghệ sĩ người Pháp Claude Monet tạo ra một loạt tranh vẽ thánh đường Rouen ở Pháp. Trong loạt tranh này, góc chiếu và cường độ ánh sáng ở các thời điểm khác nhau trong ngày xác định người xem nhìn thấy một hình khối kiến trúc của nhà thờ như thế nào.

SẮC ĐỘ màu sắc của một bề mật là độ sáng tối của nó. Sắc độ được xác định bằng lượng ánh sáng phản chiếu trên bề mặt: Lượng ánh sáng phản chiếu càng lớn, bề mặt càng sáng hơn. Họa sĩ người Hà Lan Rembrandt sử dụng ánh sáng rực và bóng tối sâu 1 cách tài tình để thiết lập nên tâm trạng bi kịch trong “The Descent from the Cross”. Ánh sáng hoặc sự vắng mặt của nó có thể có 1 ý nghĩa tượng trưng. Trong “The Oregon Trail” của họa sĩ Mỹ Albert Bierstadt, một đoàn tàu lửa chở hàng chạy trong ánh mặt trời chiều rực sáng. Ánh sáng rực rỡ tượng trưng cho niềm hy vọng của những người tiên phong. Trong “Motherwell’s Elegy to the Spanish Republic LV” độ tối của các hình dạng trừu tượng biểu tượng của sự chết chóc, trong khi mặt nền trắng đại diện cho sự sống.

tao hinh 3

Hình 3: Buổi chiều chủ nhật trên đảo La Grantle Jane được vẽ bởi George Seurat

>>> Các yếu tố tạo hình

>>> Nghệ thuật bố cục tạo hình

>>> Cơ sở tạo hình khối

0976984729