Tầm quan trọng của thiết kế đồ gỗ và nội thất

Thiết kế và cấu tạo là nền tảng cơ bản của việc sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất. Trong thời gian học nghề, các thợ làm đồ gỗ, thợ mộc tương lai đã được trau đổi về sự hài hòa. Và họ sẽ hoàn thiện những gì được học trong quá trình thiết kế và thiết kế các mẫu sản phẩm cũng như qua thời gian làm việc rèn luyện tay nghề sau này.

Nghề thủ công đồ gỗ thực chất được tạo dựng dựa trên ba trụ cột “Kinh tế”, “Công nghệ” và “Thiết kế”. Trụ cột “Kinh tế” gồm các việc: tính toán, lên kế hoạch làm việc, quảng cáo, tính chi phí vật liệu, tính thời gian hoàn tất, bán hàng v.v… Trụ cột “Công nghệ” gồm: phương pháp sản xuất, xử lý bề mặt, khoa học vật liệu, v.v… Và trụ cột “Thiết kế” gồm: phác họa và tạo hình. Ba trụ cột này làm nên vị thế vững chắc cho nghề sản xuất đồ gỗ. Thợ làm đồ gỗ biết rằng, ghế có ba chân thì đủ vững. Nhưng ba chân này phải dài bằng nhau, nếu không ghế sẽ bị lệch. Mặt khác cả ba phải bằng nhau về khả năng chịu lực, nếu có một chân bị yếu thì chắc chắn toàn bộ kết cấu sẽ bị phá vỡ.

Trước đây vẫn tồn tại sự liên kết chặt chẽ tự nhiên giữa sản xuất đồ gỗ và nghệ thuật. Nhưng ngày nay, sự liên kết giữa sản xuất đồ gỗ và công nghệ càng chặt chẽ hơn.

Trong điều kiện nền kinh tế phân ngành, ngày càng có nhiều sản phẩm từ các ngành khác phục vụ cho ngành sản xuất đồ gỗ. Sản phẩm của các ngành này sẽ được “thiết kế” thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được nhà thiết kế lựa chọn và kết hợp với nhau để hoàn thành một tác phẩm kiến trúc, chẳng hạn như đồ dùng nội thất. Các mặt hàng trên thị trường vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi thị hiếu người tiêu dùng, chỉ cần lựa chọn và kết hợp sao cho phù hợp. Muốn thành công trong lĩnh vực này cần phải có cảm nhận thẩm mỹ tinh tế.

do go 1
Hình 1: Mô hình trụ cột của ngành sản xuất đồ gỗ

“Design” là từ tiếng Anh, “thiết kế”, tức là phác họa và kiến tạo. “Design” trong tiếng Đức mang khái niệm rộng hơn. Từ “Design” rất thông dụng, đến mức tất cả những gì có thể bán được giá cao hoặc được trang trí hoa mỹ thái quá, đều được gán cho khái niệm “Design”. Kết quả là ta có Design-Leuchten (Ánh sáng), Design-Tueren (Cửa), Design-Moebel (Đồ gỗ) và đặc biệt là khi sản phẩm có vẻ lành mạn, ta có Bio-Design-Moebel (Đồ gỗ thiết kế thân thiện môi trường). Thiết kế trở thành một khái niệm mơ hồ đối với hàng hóa, và trong một số trường hợp, nó có nghĩa tiêu cực. Thiết kế, còn gọi là phác họa hoặc trang trí, nhất thiết phải nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống. Chất lượng của sản phẩm mà con người sử dụng phản ánh mức độ phát triển của xã hội. Các vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày là một phần của văn hóa đời sống. Chúng giúp ta nhận ra tính cách của người sử dụng, cảm xúc cá nhân, vị trí xã hội và cả khả năng tài chính của người đó. Chúng đồng thời, cũng mang dấu tích về thời gian.

Đồ gỗ riêng lẻ và đồ nội thất cá nhân trong xưởng mộc cũng thuộc dạng vật dụng này. Chúng không chỉ được đánh giá dựa trên mục đích sử dụng mà còn dựa trên vẻ đẹp và tính thẩm mỹ. Mỗi sản phẩm do người thợ mộc tạo ra đều có một phần mang tính kỹ thuật và một phần mang tính thẩm mỹ, dù đó là cửa, kệ đơn giản hay cầu kỳ. Dĩ nhiên ta cần phân biệt rõ giữa tính năng này với tính năng khác, tính kỹ thuật hay tính thẩm mỹ. Một cái kệ trong nhà kho thì sẽ yêu cầu tính kỹ thuật cao, trong khi không cần nhiều về tính thẩm mỹ. Còn đối với các đồ nội thất giá trị cao thì ngược lại, hoặc yêu cầu về tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ là ngang nhau. Trong từng trường hợp, tính kỹ thuật, tính thẩm mỹ và kết cấu làm thành một bộ ba hoàn hảo.

do go 2

Đồ gỗ qua từng giai đoạn phản ánh rõ nét hệ tư tưởng thời đại, như tủ trong hình dùng để đựng chén đĩa trong Trào lưu lịch sử (1889), thể hiện rõ sự cân đối cơ bản, nhưng mang nhiều đường nét của thời kỳ Phục hưng. Ở đây, tính năng hữu dùng bị lấn át bởi sự cường điệu trong thẩm mỹ.

Nhưng việc thiết kế trong mộc thủ công không mang ý nghĩa về kết cấu thủ công, ví dụ như mộng đuôi én, tạo khung và trám, kết cấu gỗ đặc, mà mang ý nghĩa về sự độc đáo. Sản phẩm do thợ mộc thủ công tạo ra phải có nét độc đáo, là một tác phẩm có giá trị cao hay một đồ nội thất thật đặc biệt. Chúng phải được thiết kế thật tinh tế. Tinh tế không chỉ về tính năng, cấu trúc, hay phương pháp sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, mà còn là sự độc đáo trong việc liên kết các yếu tố trên với tác phẩm trang trí hoặc môi trường và người sử dụng. Thợ làm đồ gỗ cũng lưu ý đến các đánh giá về chất lượng đồ thiết kế. Họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc hoàn tất sản phẩm thiết kế. Họ chính là người đặt dấu ấn cuối cùng. Dấu ấn này là thương hiệu và dấu chứng nhận của họ. Chất lượng đồ thiết kế giúp nâng cao giá trị của người thợ, bên cạnh các giá trị kinh tế và công nghệ và giúp họ có nhiều đơn đặt hàng hơn. Rõ ràng là thợ mộc ngày nay làm công việc thiết kế dễ dàng hơn và công việc thiết kế trở thành một chức năng quan trong hơn trong cuộc sống.

do go 3
Tủ gương (Art Nouveau) được thiết kế bởi R. Riemerschmid.
Tủ này với các đường kẻ tự nhiên mềm mại không mang một nét trang trí đặc biệt nào.

Thẩm mỹ là gì? Cái đẹp là gì?

Từ xưa đến nay đã có rất nhiều nhà thần học nổi tiếng suy nghĩ tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thẩm mỹ là gì? Cái đẹp là gì”?

Thẩm mỹ là một khái niệm triết lý về cái đẹp, là học thuyết từ các nhận thức tư duy. Theo Platon, cái đẹp “xuất phát từ ý tưởng”, là những ý tưởng hay về cái đẹp trùng nhau chứ không phải là những ý tưởng mơ hồ. Aristoteles coi tính minh bạch và rõ ràng là tiêu chuẩn cho cái đẹp.

Leone Battiste Albertis (1500 sau Công nguyên) cho rằng: “Cái đẹp là sự hài hòa lẫn nhau của tất cả các phương diện một cách đầy đủ, người ta không thể thêm vào, lấy đi, thay đổi hay tác động gì cả”.

Kant đã từng nói: “Có thể không hề có một tiêu chuẩn hay khái niệm nào để khẳng định rằng cái đẹp là gì. “Đẹp” đơn thuần là một đánh giá khách quan. Đẹp là khi người ta cảm thấy thích một cái gì đó mà không có lý do cụ thể nào”.

Chắc chắn là không có một chỉ dẫn chung hay một công thức toán học nào để đánh giá một vật là đẹp hay không đẹp. Thậm chí nếu có một chỉ dẫn chung hay công thức nhàm chán để xác định cái đẹp, thì nó sẽ là chướng ngại đối với tư duy sáng tạo tìm tòi cái đẹp.

do go 4
Hình 4: Phân biệt giữa tính năng kỹ thuật và tính năng thẩm mỹ trong sản phẩm của thợ mộc

do go 5

Hình 5: Tính năng Kỹ thuật – Tính năng thẩm mỹ - Kết cấu làm thành một thể thống nhất trong thiết kế

Dù vậy người ta vẫn có thể phát triển ý thức nhận biết cái đẹp. Thầy và thợ trong ngành thủ công và kiến trúc rất nhiệt tình khi hướng mọi người đến sự hiểu biết về cái đẹp trong từng yếu tố, từng chi tiết. Chúng tôi cũng muốn làm điều đó thông qua tài liệu hướng dẫn này. Tài liệu này sẽ giúp bạn đánh giá thế nào là “đẹp hay không đẹp” một cách khách quan. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, liệu đánh giá có thể chấp nhận được hay không, được phát triển trong hoàn cảnh nào, nó có gây ấn tượng hay ảnh hưởng mạnh mẽ hay không.

Và khi Kant nói: “Đẹp là khi người ta cảm thấy thích một cái gì đó mà không có lý do cụ thể nào”, thì cái đẹp là vĩnh cửu. Một vật không dị thường hay không phải là đồ trang sức bắt mắt vẫn có thể có cấu trúc hài hòa khiến người ta yêu thích. Cuộc đấu tranh tư tưởng quanh câu hỏi “Cái đẹp là gì” luôn tiếp diễn và đến nay vẫn chưa kết thúc. Có nhiều câu nói như: “Tất cả những gì hữu dụng đều đẹp”, hay “Cái đẹp là tính năng hữu dụng”. Có rất ít ý kiến phản đối các câu nói này. Các ý kiến phản đối cho rằng: “Thuyết chức năng và xu hướng tạo dựng chỉ đơn thuần thuộc vễ lĩnh vực trí năng. Sự tán dương phiến diện đối với các thiết lập mang tính lý trí để thỏa mãn nhu cầu sẽ làm sai lệch các giá trị tinh thần”.

do go 6

Hình 6: Phía trước phẳng, bề mặt láng: bản vẽ tủ chén đĩa, một tác phẩm
tại Trường dạy nghề Stultgart, 1992, do Ralf Keller phác thảo

Khác với các công việc nghệ thuật, như điêu khắc và hội họa, các sản phẩm mộc không chỉ phục vụ cho mục đích nghệ thuật, mà còn thúc đẩy phát triển sức sáng tạo đa dạng, được khẳng định thông qua các tính năng hữu dụng của sản phẩm. Các tác phẩm đồ gỗ còn được đo mức độ thẩm mỹ để có thể truyền tải một cách đầy đủ các ý nghĩa và cảm giác.

Vì vậy, cảm giác, cảm nhận bằng tâm hồn đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí sản phẩm của thợ mộc.

do go 7
Hình 7: Phân chia bề mặt cửa tủ và tay cầm được đặt không cân đối trên mặt tủ láng

Sự tương phản giữa ý nghĩa và cảm giác trí năng và tâm hồn đã được thuyết lý từ xa xưa.

Người ta cho rằng: “Tâm hồn phản ánh sự sống”, hay ngày nay người ta còn nói: “Công nghệ là biểu tượng chiến thắng trong đời sống và tâm hồn”.

do go 8

Hình 8: Phẳng và cân đối: một tác phẩm hoàn chỉnh của Ralf Keller.
Mặt trước uốn cong được ốp thanh ngang bằng gỗ lê phẳng

Công nghệ giúp cho việc thiết kế trở nên dễ dàng. Nó là công cụ để làm nên các tác phẩm. Thiết kế giúp sản phẩm trở nên đẹp, thẩm mỹ, trang nhã mà vẫn mang đầy đủ chức năng hữu dụng.

>>> Không gian trong thiết kế đồ gỗ và nội thất

>>> Nguyên lý thiết kế đồ nội thất (Phần 1)

0976984729