Chân dung thời Phục Hưng

Trong suốt thời Phục Hưng, tranh chân dung ngày càng thịnh hành. Không chỉ có các ông hoàng, bà chúa đặt vẽ tranh, mà còn cả các chủ nhà băng, lái buôn, nhà ngoại giao và các học giả - bất kỳ ai đủ tiền trả cho nghệ sĩ. Phong cách của tranh chân dung cũng thay đổi đáng kể, trở nên đa dạng và lột tả được cá tính nhân vật rõ nét hơn.

Tranh có chủ đích

Tranh chân dung thời Phục Hưng phục vụ cho nhiều mục đích. Việc họa chân dung thể hiện địa vị. Tranh của nam giới thường được vẽ để phô trương quyền thế và của cải, còn tranh của nữ giới thường nhấn mạnh vào sắc đẹp và đức hạnh. Những bức chân dung nữ giới như thế đôi khi còn được gửi đến tay các đức lang quân tiềm năng.

Tranh chân dung cũng có thể là cách để tưởng nhớ ai đó, và lưu giữ diện mạo của một người đã khuất. Đôi khi, chân dung dựa trên khuôn mẫu là gương mặt thật của người chết, còn gọi là mặt nạ tử thi.

tranh chan dung 1

Giáo hoàng Julius II (Pope Julius II, 1511-12) của Raffaello Sanzio, nghệ danh là Raphael; sơn dầu trên gỗ, 108 x 81cm. Raphael từng vẽ tranh chân dung nhiều nhân vật đứng đầu nhà thờ.

Những góc nhìn khác

Nhiều bức chân dung thời đầu Phục hưng vẽ người với góc mặt nghiêng giống nghệ thuật Cổ điển. Nhưng chân dung về sau thường vẽ ở góc ba phần tư hoặc thấy cả khuôn mặt để nắm bắt tốt hơn biểu cảm của nhân vật. Phần cơ thể người mẫu và khung cảnh xung quanh cũng dần được đưa vào tranh.

tranh chan dung 2

Chân dung giai nhân áo vàng (Potrait of a Lady in Yellow, 1465) của Alesso Baldovinetti; màu keo trứng và sơn dầu trên gỗ, 63 x 41 cm. Hoa văn lá cọ trên tay áo có thể là biểu tượng của dòng họ, nhưng danh tính của cố gái trong tranh vẫn là một bí ẩn.

Nếu so sánh bức Chân dung giai nhân áo vàng với tranh chân dung do Raphael và Titian vẽ khoảng 50 năm sau đó, bạn sẽ thấy sự khác biệt về tư thế và khung cảnh giúp lột tả được tính cách của nhân vật.

tranh chan dung 3

Chân dung một quý bà (Potrait of a Lady, khoảng 1511) của Tiziano Vecellio, nghệ danh là Titian; sơn dầu trên toan, 120 x 100cm. Hình chạm khắc trên tường mang phong cách Cổ điển cũng chính là quý bà ở góc nhìn nghiêng.

Đặc điểm, ký hiệu và biểu tượng

tranh chan dung 4

Các ngài khâm sứ (The Ambassadors, khoảng 1533) của Hans Holbein (con); sơn dầu trên gỗ sồi, 207 x 210 cm. Hãy thử ngắm tranh dọc theo đường nổi hai mũi tên.

Khi tranh chân dung ngày càng tinh vi hơn, nghệ sĩ bắt đầu đưa vào tranh những đồ vật mang tính biểu tượng để mô tả các nét tính cách của nhân vật. Một ví dụ nổi tiếng là bức Các ngài khâm sứ Pháp Jean de Dinteville (bên trái) và bạn ngài là Giám mục Georges de Selve. Bức tranh chứa đầy biểu tượng. Các đồ vật trên bàn tượng trưng cho thú vui của hai người: âm nhạc (đàn luýt), học vấn (sách, dụng cụ thiên văn) và du ngoạn (quả địa cầu). Đáng sợ nhất là hình một chiếc đầu lâu méo mó bị kéo căng ở phần chân tranh. Đó là memento mori – thành ngữ tiếng Latinh, có ý nhắc nhở rằng cái chết luôn đến với tất cả chúng ta. Nhưng trong tranh còn có hình Chúa trên cây thập giá nhỏ xíu nằm ở góc trên bên trái, đó là biểu tượng của niềm tin vào kiếp sau trong Cơ đốc giáo.

Sự sống và cái chết

Hình đầu lâu bị bóp méo bằng kỹ thuật phối cảnh biến dạng (anamorphosis), nên chỉ có thể nhìn chuẩn từ hai góc. Để nhìn rõ đầu lâu, bạn cần phải nhắm một mắt lại và nhìn từ hướng được đánh dấu theo một trong hai mũi tên. Thủ pháp biến dạng này nhằm thu hút sự chú ý của người xem, và đương nhiên, cũng để khoe tài người nghệ sĩ.

>>> Ý tưởng nghệ thuật và vẽ chân dung

>>> Sự khác biệt giữa ảnh chân dung của nam và nữ

0976984729