Nội dung căn bản trong thiết kế (Phần cuối)

7. Cấu tạo và kiểu chữ:

Kiểu chữ cũng có thể xem là một phần quan trọng, nhưng việc chọn lựa từ danh sách các font chữ cho đến lúc bạn chọn được kiểu chữ cần phải được chú trọng và đòi hỏi sự hiểu biết về mỹ quan. Trước khi bắt đầu thiết kế với chữ cái, hãy nhìn vào bảng chọn kiểu chữ và hình dung kiểu chữ đó sẽ tạo ra phong cách gì: tưởng tượng chữ cái được phóng to đến 100%, và thí nghiệm nhiều dạng khác nhau của nó. Nếu bạn nghĩ về kiểu chữ bạn chọn như thể được thiết kế theo cách riêng của chúng, bạn sẽ có cơ sở tạo ra cấu trúc đẹp mắt.

Theo cách thức thiết kế và cấu tạo của từng kiểu chữ, dẫn đến sự khó khăn trong việc quyết định phải dùng loại chữ nào. Phương tiện kỹ thuật số đã giúp cho cong việc tạo ra kiểu chữ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, nên giờ đây có vô số kiểu chữ đã được tạo ra. Một số font không có nhiều tính năng ưu việt; mới mẻ, và nhiều cuộc tranh luận cũng diễn ra quanh việc sử dụng các font này, khi chúng thể hiện khác nhau hay mang tính thực nghiệm – đây có thể là lý do cho cách dùng của chúng. Nhưng nói chung cách tốt nhất vẫn là chọn những font cổ điển và quen thuộc. Tiêu chuẩn cho sự lựa chọn nên được đưa ra trên một nền tảng hợp lý hơn là tính khác biệt của chúng.

Yếu tố then chốt: Có khoảng 25 yếu tố thích hợp cho môt kiểu mẫu về chữ. Không nhất thiết phải biết hết các yếu tố đó mà chỉ cần một số yếu tố quan trọng để đưa ra đánh giá về kiểu chữ như: đỉnh x, đầu chữ, đuôi chữ, khoảng trống, nét đậm, thanh ngang…

Chú ý: Luôn nhớ rằng kiểu chữ cũng truyền đạt một thông tin về mặt hình ảnh như một hình vẽ. Mẫu chữ nên được trình bày độc lập như hình minh họa. Dùng các phương tiện để làm nổi bật và cải thiện hiệu ứng hình ảnh trên nền màu.

thiet ke 38
Tiếng nói của chữ viết: Mỗi phần của chữ viết đều có tên gọi riêng

thiet ke 39

Tác động của đỉnh x: Đỉnh x là chiều cao của chữ x thường và xác định kích cỡ của kiểu chữ. Kích cỡ này thay đổi từ kiểu chữ này đến chữ khác: một vài kiểu chữ như Bodoni có đỉnh x thu nhỏ, trong khi Times New Roman có đỉnh x lớn. Kiểu chữ có đỉnh x lớn thường có đầu chữ và đuôi chữ nhỏ, trong khi kiểu chữ có đỉnh x nhỏ thì ngược lại.

Nét chữ có thanh ngang: Có các nhóm có thanh ngang chính đó là: có ngoặc, mỏng dày. Khi định dạng kiểu chữ, khởi đầu ta nên định dạng thanh ngang trên chữ. Kiểu phổ biến của thanh ngang có ngoặc là Caslon, thanh ngang mỏng có Bodoni và thanh ngang dày là Glypha.

thiet ke 40

Kiểu chữ có móc và không có móc: Nhiều tranh cãi nổ ra quanh việc liệu kiểu chữ không có móc khó đọc hơn chữ có móc hay không. Nhiều nhà thiết kế chữ kỹ thuật số đã bắt đầu phủ nhận tất cả những loại này và đưa ra những dạng chữ một móc và kết hợp.

thiet ke 41

Khoảng trống: Là phần không gian bên trong một chữ cái. Nó cũng có thể biến đổi theo kích cỡ các kiểu chữ. Kiểu chữ với khoảng trống nhỏ thường trông sẫm màu hơn trên trang giấy.

thiet ke 42

Điểm nhấn: Nằm ở góc của chữ cái giữa những nét đậm và nhạt. Nó có thể đứng thẳng (như trong kiểu chữ Bonodi, hay cong như trong kiểu chữ Caslon).

thiet ke 43

Cấu trúc nền tảng của một font chữ thể hiện khi nó được đưa vào các chữ in nghiêng, co lại hay giãn ra. Không phải font nào cũng có những biến thể này, đó là những biến thể có lợi cho việc định hình nhiều dạng thông tin khác nhau.

Khoảng cách chữ (Spacing):

thiet ke 44

Khoảng cách dòng (Leading):

thiet ke 45

Các mẫu thiết kế áp dụng biện pháp xử lý về Spacing và Leading của chữ:

thiet ke 46

thiet ke 47

thiet ke 48

thiet ke 49

8. Trình bày báo và tạp chí:

Quan điểm cần lưu ý:

- Trình bày tốt trang báo là trình bày một cách có ích nhằm hỗ trợ độc giả. Đó là tổ chức diện tích tờ báo và trang báo nhằm đạt tới 3 cấp độ điều khiển sự lựa chọn của độc giả: cầm lên, lật đọc lướt rồi mua báo. Cái đẹp cũng phải dựa trên nền tảng đó để tránh sự cầu kỳ, rối rắm không cần thiết, đánh đố người đọc.

- Độc giả muốn tìm được những gì mà họ muốn tìm kiếm một cách dễ dàng. Bất kỳ một sự thay đổi thiếu tính logic nào cũng sẽ khiến người đọc bối rối và khó chịu, do đó tờ báo nên duy trì một cơ cấu trình bày cho mọi số báo. Điều này cần có sự kết hợp và hỗ trợ từ người biên tập nội dung.

- Trình bày tốt là thỏa mãn được các chức năng:

1. Tạo tiêu điểm giúp nhận dạng thông tin, chuyên mục dễ dàng.

2. Sắp xếp thứ bậc thông tin xác định rõ tầm quan trọng và tương quan giữa các bài với nhau.

3. Tạo giá trị hỗ trợ tạo sự thu hút ngay từ cái liếc mắt ban đầu.

4. Tạo cách dẫn dụ tận dụng các yếu tố về chữ, khoảng trắng… tạo quy trình đọc tốt.

5. Tạo sự thỏa mãn về thẩm mỹ tạo sự thích thú và yếu tố cạnh tranh.

6. Tạo phong cách riêng biệt, yếu tố để nhận dạng không lẫn lộn.

thiet ke 50

thiet ke 51

thiet ke 52

A. Quy trình đọc của trang báo:

- Hướng nhìn theo bản năng của người đọc sẽ hướng vào 3 trọng tâm chính của trang báo:

- Theo các phát hiện của giáo sư Mario Garcia, học viện Poynter, Hoa Kỳ, độc giả sẽ đọc một bài báo theo quy trình sau:

Ảnh – Chú thích ảnh – Tít bài – Chapeaux – Bài viết với tỷ lệ quan tâm đầu tiên như sau:

80% xem MH – 75% xem ảnh – 60% xem tít – 50% xem QC – 25% xem bài viết.

- Đối với 2 trang mở, trang bên phải (trang có số trang lẻ) phải được xem là “trang vàng” vì nó thu hút cái nhìn của độc giả nhanh hơn và trước tiên.

Dựa vào những nghiên cứu trên, người trình bày phải làm sao thu hút người đọc ở cái nhìn đầu tiên bằng một quy trình hợp lý. Phá vỡ quy trình đọc gây khó khăn cho người đọc và có thể khiến họ bỏ ngang vì không hứng thú đọc nữa.

thiet ke 53

B. Bố cục trang báo:

thiet ke 54

* Yêu cầu:

- Sinh động, phong phú trong sắp xếp nhưng bảo đảm quy trình đọc.

- Hài hòa nhưng nhấn mạnh được bài chủ đạo.

- Giữ nhịp điệu bằng những yếu tố lặp lại một cách khéo léo, không nhàm chán.

* Phương pháp:

- Nên làm phác thảo trước khi làm trên máy, việc làm này cần thiết để họa sĩ hình dung trang báo một cách tổng thể hơn, thậm chí có thể phác cho nhiều trang kế tiếp để tạo được sự cân đối, hài hòa.

- Cố gắng trình bày toàn bộ nội dung bài báo vào một mảng hình chữ nhật.

- Xác định bài viết và bức ảnh nào tốt nhất.

- Tít và ảnh nên có mối liên hệ gần gũi về nội dung.

- Lưu ý tránh dùng nhiều biện pháp đối xứng vì dễ tạo cảm giác buồn tẻ.

- Lưu ý trang trước và sau đó đăng những gì, tìm cách để hài hòa. Chú ý nếu đi gần quảng cáo vì có thể đó là những thietes kế có phong cách đối nghịch với chúng ta.

- Cẩn thận với nếp gấp báo (chú ý phần chữ và ảnh có thể bị mất).

- Phân biệt yếu tố chính – phụ bằng cách sử dụng hiệu quả tương phản và làm trang báo sống động, gồm sự tương phản giữa: BÀI VIẾT, MÀU NỀN, TO-NHỎ, ĐEN-TRẮNG, CAO-THẤP, HẸP-RỘNG.

Ảnh:

thiet ke 55

A. Chọn ảnh:

Cần chọn ảnh kỹ càng vì nó có hiệu quả trực tiếp, gây cảm xúc nhiều nhất cho người đọc:

1. Tận dụng tối đa thế mạnh của một bức ảnh nếu nó đẹp (diện tích lớn, không cắt cúp…).

2. Ưu tiên chọn ảnh đẹp và có nội dung thông tin cụ thể:

- Nói lên điều gì?

- Có độ tin cậy cao.

- Dễ hiểu, rõ ràng.

- Có tính thời điểm, tình huống đúng.

- Chất lượng cao

3. Mạnh dạn loại bỏ những ảnh xấu, có nội dung không đáng tin cậy và cảnh có nội dung trùng nhau.

B. Trình bày ảnh:

1. Ảnh được phân thành các mức độ: lớn, trung bình, nhỏ, rất nhỏ tùy theo mức độ chính, phụ, quan trọng hay không của nó đối với bài viết;

2. Tập hợp các bức ảnh với nhau theo một bố cục có chủ đích. Không rải lộn xộn khắp trên mặt báo (đây là điểm hay mắc phải của các tạp chí trong nước).

3. Cắt cúp ảnh, loại bỏ những phần không chứa đựng thông tin cần thiết hoặc không đẹp, nhưng không sửa chữa thông tin của ảnh.

4. Không lật ảnh – điều này sẽ làm bức ảnh trở nên giả tạo và làm mất đi sự tin cậy đối với tờ báo của bạn, đồng thời có thể làm sai lệch thông tin.

5. Không đăng ảnh màu quá nhỏ (nếu không hãy dùng màu đen trắng).

6. Đối với báo, không đặt chữ vào ảnh. Đối với tạp chí có thể tận dụng chữ vào ảnh nhưng phải bảo đảm yêu cầu DỄ ĐỌCKHÔNG LÀM HƯ ẢNH, có nghĩa là phải có khoảng trống bên ngoài nội dung chính.

7. Cố gắng để ảnh cách xa quảng cáo để tránh phân tán sự tập trung vào ảnh, thường được đưa lên trên, quảng cáo ở dưới.

Các vấn đề về bìa:

* Yêu cầu:

- Định hình về PHONG CÁCH: Không lẫn lộn với bất cứ tờ nào trên sạp báo, trong đó gồm nhiều yếu tố như cách chọn ảnh, cách trình bày, cách đặt vấn đề…

- Sinh động, phong phú, không nhàm chán nhưng không được phá vỡ style chung.

- Nội dung nổi bật, cụ thể, bắt mắt, gây tò mò.

B. Phương pháp:

1. Ảnh:

- Chất lượng ảnh phải cực tốt.

- Nội dung ảnh phản ánh NỘI DUNG CHÍNH của số báo là tốt nhất.

- Nếu ghép nhiều ảnh, phải xác định yếu tố CHÍNH – PHỤ. Những gì là phụ phải được giảm độ lớn, cường độ màu… thậm chí chuyển thành đơn sắc hay đổi tông để tôn chủ đề lên.

2. Chữ:

- Nên sử dụng một vài font chữ tít đã được cân nhắc kỹ với mục đích tạo phong cách riêng cho ấn phẩm. Tốt nhất chỉ nên dùng từ 2 đến 3 font đơn giản, dễ đọc, có độ tương phản về đường nét.

- Màu của chữ tít cũng cần thận trọng vì dễ làm rối và hỏng bìa. Chữ trắng và đen vẫn là biện pháp dễ chọn lựa, cộng với một màu thứ ba có khả năng dung hòa hay nổi bật với ảnh nền tùy theo yêu cầu nội dung.

- Chữ tít cũng phải tuân theo yếu tố CHÍNH – PHỤ theo chủ đề của số báo.

- Tránh làm hỏng ảnh, tránh đè chữ lên nội dung chính của ảnh.

thiet ke 56

9. Trình bày Quảng cáo – Poster và Brochure:

thiet ke 57

thiet ke 58

Quảng cáo in báo:

Quảng cáo in báo là một hình thức giao tiếp tốn kém và mạo hiểm, bởi chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ một diện tích thiết kế có hạn, bạn phải truyền đạt thông tin đến công chúng sao cho hiệu quả nhất. Chi phí cho quảng cáo cũng rất tốn kém nếu được đăng ở một tờ báo lớn, vì vậy người thiết kế cần phải cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố quan trọng sau:

- Diện tích thiết kế sẽ được quyết định bởi phạm vi khách hàng đặt trước trong tờ báo. Chỉ khi nào có được diện tích chính xác, bạn mới có thể bắt tay vào việc thiết kế.

- Phần nội dung và tiêu đề thường là các yếu tố quan trọng nhất, nhà thiết kế phải biết ước lượng diện tích thiết kế để thể hiện các yếu tố đó đầy đủ nhất.

- Một quảng cáo hấp dẫn thường phải rõ ràng, mạch lạc bên cạnh sự gây ấn tượng. Việc kết hợp chữ tiêu đề, nội dung và hình ảnh đòi hỏi nhà thiết kế phải làm thử nhiều mẫu layout với nhiều phương án khác nhau về bố cục chữ, hình, màu sắc… trước khi đi đến thỏa thuận với khách hàng. Khách hàng có thể đưa ra nhiều kích cỡ khác nhau cho một mẫu quảng cáo, do đó bạn phải có phương pháp thiết kế linh động, phù hợp với từng kích thước khác nhau mà không bị phá vỡ phong cách và yêu cầu chung.

Brochure:

thiet ke 59

thiet ke 60

thiet ke 61

Brochure là một tập sách mỏng mô tả chi tiết các đặc điểm và chất lượng một sản phẩm hay một mặt hàng nào đó nhằm quảng cáo và hỗ trợ cho việc kinh doanh. Việc thực hiện brochure được tiến hành như sau:

- Trước khi bắt tay vào làm brochure, bạn cần nhận diện mặt hàng hoặc sản phẩm được cung cấp và giữ nguyên hình ảnh của chúng.

- Tìm hiểu độc giả và cách phân phối của chúng (được phát huy hay gửi qua bưu điện) để có thiết kế phù hợp như việc bỏ vào bì thư. Xem xét kỹ lưỡng về kích cỡ, hình dáng và tỷ lệ cũng như loại giấy in cho brochure.

- Thiết kế bìa trước và bìa sau, có thể làm nhiều mẫu khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, chọn lựa kỹ thông tin chính được đưa ra bìa. Việc làm bìa rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng đến toàn bộ cách làm những trang trong.

thiet ke 62

thiet ke 63

thiet ke 64

Những hình ảnh và văn bản bên trong bổ sung cho trang bìa và phải được thiết kế đồng nhất phong cách với trang bìa. Những cách dùng màu, chữ hoặc chi tiết đặc biệt tạo nên phông cách trang bìa phải được lập lại một cách sinh động, khéo léo theo những lưới chuẩn ở những trang trong.

Poster:

Thiết kế poster là một lĩnh vực sáng tạo thực sự. Ngày trước người ta thường nghĩ rằng poster là một thứ nghệ thuật chỉ có những con người tài năng mới lĩnh hội được, và đã có nhiều nhà thiết kế poster cực kỳ nổi tiếng trong lĩnh vực này. Ngày nay nhờ những phát triển vượt bậc về kỹ thuật, phương tiện… công việc này đã trở nên dễ dàng và phổ biến hơn nhiều.

Khi thiết kế một poster cần phải nắm rõ phương pháp và mục đích của nó. Poster thường được trình bày trước công chúng và phải canhjt ranh với những gì xung quanh nó. Cụ thể người thiết kế phải nắm chắc những yếu tố sau:

- Thiết lập thông tin cần chuyển tải.

- Quyết định kích cỡ, tỷ lệ và hình dáng của poster.

- Tìm hiểu địa điểm trưng bày để có thiết kế phù hợp.

- Đơn giản hóa thông tin, nên nhớ ý tưởng sáng tạo nghệ thuật của người thiết kế có hay đến đâu thì cũng phải đáp ứng được yêu cầu tối quan trọng của poster là thông điệp phải được chuyển tải đến công chúng theo cách trực tiếp và đơn giản nhất. Không giống như brochure hay quảng cáo, poster là sản phẩm mà người xem chỉ cần lướt qua cũng có thể nắm được thông tin chính của nó.

thiet ke 65
Poster của PETER MAX – Thập niên 70

thiet ke 66
Poster phim – Thập niên 50

thiet ke 67

- Nguyễn Thị Kim Lan -

>>> Nội dung căn bản trong thiết kế (Phần 1)

>>> Các yếu tố cơ bản trong thiết kế đồ họa

0976984729