Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)

Để có đồ nội thất ưng ý, ta không chỉ cần phải lưu ý đến các nguyên tắc chung về tạo hình, mà còn cần phải thiết kế cho nó những công năng và có cấu tạo hợp lý.

Không có một tiêu chuẩn nào cho việc thiết kế, mặc dù người ta luôn cố gắng tìm kiếm những quy tắc chung khi đánh giá một mẫu thiết kế. Năm 1950, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại tại New York công bố 12 quy tắc thiết kế do Edgar Kaufmann soạn lập. Năm 1971, giáo sư Herbert Lindinger, VDID (Verband Deutscher Industrie-Designer-Nhà thiết kế thuộc Hiệp hội Thiết kế Đức), đã đưa ra một danh sách các điều kiện đánh giá sản phẩm “tạo hình đẹp”, phải hội tụ đủ 10 tính chất sau:

1. Tính ứng dụng cao

2. Tính trực quan

3. Độ an toàn cao

4. Tuổi thọ cao

5. Phù hợp với nhân trắc học

6. Tính độc đáo về kỹ thuật và hình dáng

7. Hài hòa với môi trường xung quanh

8. Thân thiện với môi trường

9. Chất lượng thiết kế cao

10. Tạo sự hứng khởi khi sử dụng

Đây là một danh sách có yêu cầu cao. Một số tính chất sẽ được đề cập sau.

Tính thực dụng cao – công năng

Trước khi bắt đầu thiết kế, cần phải xác định chức năng của đồ vật. Ví dụ: bàn viết, bàn ăn, giường ngủ, ghế ngồi, nấu nướng hay để chứa đựng. Điều quan trọng là, đồ nội thất có thể hiện đúng chức năng hay không, có đáp ứng được nhu cầu hay không.

Với chức năng chứa đựng, một cái tủ cần phải đáp ứng yêu cầu về không gian và cách sử dụng. Ví dụ: các ngăn kệ, hộc tủ có phù hợp cho việc sắp xếp, chứa đựng và lấy đồ không? Đồ đạc có nằm trong khoảng với tay không (có phù hợp về mặt nhân trắc học không)? Vật thể cần được trưng bày đễ thấy, như trong tủ kính, hay cần che khuất, tránh bụi và che kín? Cửa xoay, cửa sập, cửa cuốn hoặc cửa kéo có hợp lý và thực dụng không, hay ta không cần cửa và dùng ngăn kệ mở?

Đương nhiên cũng cần phải lưu ý đến kích thước của vật thể được chứa trong tủ (Hình 57, 58, 59, 60). Kệ và ngăn tủ có thể điều chỉnh độ cao là rất hữu dụng.

noi that 57
Hình 57: Kích thước các vật dụng quan trọng trên bàn làm việc

noi that 58
Hình 58: Kích thước của các loại ly, dao muỗng nĩa, chén đĩa và chai

noi that 59
Hình 59: Kích thước đĩa hát, đĩa CD và máy cát-sét, video

noi that 60
Hình 60: Kích thước một số loại quần áo

Tính ứng dụng cao

Nói chung, ta cần hiểu rõ đồ nội thất được dùng vào mục đích gì. Cả tính nghệ thuật và hình dạng của đồ nội thất cũng cần phải rõ ràng, thể hiện được tiện ích và chức năng của các thành phần. Nếu chúng không thể hiện chức năng một cách rõ ràng, thì người dùng phải cần đến bản hướng dẫn sử dụng.

Độ an toàn cao

Đồ nội thất phải đảm bảo an toàn khi sử dụng, không gây tổn thwong ngay cả khi người dùng xao nhãng hay thiếu cẩn trọng. Điều này phụ thuộc vào tính an toàn về chức năng của các chi tiết và độ an toàn chung của đồ nội thất. Ví dụ: người dùng không bị kẹp tay khi sử dụng cửa kéo, không bị kẹt khi dùng cửa xoay, tải trọng và kích thước của kệ phải chịu được trọng lượng tiêu chuẩn, đồ nội thất không bị di chuyển khi mở cửa, ngăn kéo, giường đôi phải chắc chắn. Ngoài ra còn có những nguyên tắc và tiêu chuẩn khác cần dược lưu ý và tham khảo thêm. Cuối cùng, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Luật về Trách nhiệm Sản phẩm.

Độ bền và giá trị thẩm mỹ

Ta cần xét về độ bền vật lý và độ bền thẩm mỹ. Độ bền vật lý là chất lượng kỹ thuật, khả năng chịu lực của đồ nội thất với các vật kết hợp, đồ lắp ráp và bề mặt. Độ bền thẩm mỹ là chất lượng trang trí, sự trường tồn, thiế kế vẫn hợp thời sau nhiều năm. Một sản phẩm nội thất đạt chất lượng phải thỏa mãn được cả hai yêu cầu về độ bền vật lý và độ bền thẩm mỹ.

>>> Diễn họa nội thất

>>> Hiểu và sử dụng tỉ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất

0976984729