Phác họa ký họa tĩnh vật bằng Thủy thái họa

* Tĩnh vật thủy thái họa:

Tĩnh vật vẽ bằng màu nước mỏng được gọi là “Thủy thái họa” để phân biệt với các loại màu nước khác như acrylic và bột màu.

Thủy thái họa Tây phương thường vẽ trên loại giấy riêng của nó, khác xa tranh lụa Á đông, tuy cả hai đều pha chế bằng keo trộn bột màu mềm nhuyễn.

Họa sĩ thủy thái tận dụng màu trắng của giấy để tạo mảng sáng, không dùng thuốc vẽ màu trắng.

Trong bức tĩnh vật “Ghế không người”, ta sẽ thấy lối vẽ để hở nền giấy, một sở trường của những danh họa như Cezanne, Picasso và nhóm lập thể.

tinh vat 1

1. Phác nét chì rồi, dùng nước màu nâu nhạt + xanh Prissiant vàng – tô các mảng tường, bỏ trống nét vẽ ghế.

tinh vat 2

2. Tiếp tục tô mảng hậu cảnh (tường và cửa sổ vườn) để ló dạng ba ghế ngồi.

tinh vat 3

tinh vat 4

tinh vat 5

* Phác họa thủy thái họa:

tinh vat 6
Hai chiếc áo treo trên tường (Mẫu hình chụp).

Phương pháp tô nền, chừa hình tương tự bức vẽ này nhắm vào đề tài bình dị và bảng màu tiết giảm: một chiếc áo đỏ rực cạnh chiếc áo xanh xám treo trên bức tường cũ, sự tương phản giữa những đường góc của áo treo tương phản với sàn nhà băng ngang đủ tạo một toàn thể sống động mà giản dị.

- Vật liệu:

Mặt tranh: Giấy căng

Kích thước: 40 x 57cm

Họa cụ: Bút lông tròn số 2, 5 – Bút dẹt số 12

Màu: Đen – Xám (Payne) – Nâu (Burnt sienna, umber) – Xanh (cobalt) – Đỏ (vermilion) – Dương (Ultramarine) – Vàng đất.

Phụ liệu: Nước

tinh vat 7

1. Dùng màu xám tô màu tường viền quanh mảng áo, chừa lại nền nhà và hộc tủ trắng.

tinh vat 8

2. Tô áo đỏ, vermillion, chừa màu giấy làm sọc trắng ở vai và tay áo.

tinh vat 9

3. Pha nâu nhạt + đỏ + đen tô màu sàn nhà.

tinh vat 10

4. Bóng áo và tủ đổ trên tường bằng xanh + chút đen.

tinh vat 11

5. Tô đậm thêm các mảng.

tinh vat 12

6. Điều chỉnh sáng tối toàn cảnh. Thêm chi tiết mắc áo.

Tạo hình gián tiếp

tinh vat 13

tinh vat 14

Dùng bút tạo hình có nhiều cách và mỗi họa sĩ thường tùy nghi vận dụng bút màu theo cách riêng. Có khi dùng giẻ lau, ngón tay, bàn tay xoa màu, bàn chải rảy màu v.v… Ở đây, họa sĩ rắc các đốm màu bằng cọ lớn.

tinh vat 15

Khi vận dụng màu giấy làm một màu, như màu trắng của giấy trắng, ta gọi là cách tạo hình mà “gián tiếp”. Chỉ tô “màu thực sự” xung quanh chi tiết “hình ảo”.

* Ký họa bằng thủy thái:

tinh vat 16

Tĩnh vật không hẳn là lúc nào cũng cần đề tài phức tạp. Họa sĩ có thể vận dụng nó như một phương tiện tự đào luyện thị quan trong khảo họa, ghi chép hoặc phân tích, tìm hiểu cấu trúc, hình thể, màu sắc và tác dụng của ánh sáng.

Với ký họa tĩnh vật, ta có thể dùng rất ít vật liệu và họa cụ. Vẽ một cành lá, chỉ cần một bút lông nhỏ, cỡ số 2. Màu lá cây (viridian) + vàng đất + xanh (ultramarine) + đỏ tươi, với chút nước trong … là đủ dùng để vẽ một ký họa.

tinh vat 17

1. Phác nét trực tiếp bằng màu xanh nhạt.

tinh vat 18

2. Dùng màu lục non tô lá cây.

tinh vat 19

tinh vat 20

tinh vat 21

tinh vat 22

tinh vat 23

tinh vat 24

Điều chỉnh toàn thể, thêm nét chi tiết bằng màu xanh làm nổi bật đường viền quanh cụm lá. Thế là đủ một “tốc ký” vắn gọn. Khoảng giấy trắng còn trống có thể vẽ thêm chi tiết rườm rà về sau, nếu muốn.

>>> Ký họa một túi trà lipton

>>> Vẽ tranh phong cảnh theo thủy thái họa màu nước

0976984729