Nguyên lý màu sắc

Cách sử dụng màu sắc của các họa sĩ thường xuất phát từ những ý tưởng về bản chất và ý nghĩa của những màu sắc cụ thể. Chẳng hạn, đối với Wassily Kandinsky, màu sắc là “sự rung cảm tâm linh” hơn là hiệu ứng của ánh sáng phản xạ. Màu sắc thường đảm nhiệm vai trò như một yếu tố hình ảnh, vừa truyền tải ý tưởng vừa đồng thời kích thích thị giác.

Hội họa và kiến trúc tôn giáo của người Ai Cập, Hy Lạp và các nền văn minh cổ đại khác, cũng như trong những nhà thờ Trung cổ, được tô điểm bởi nhiều màu sắc. Những ảnh tượng, điện thờ và cửa sổ tranh kính màu là hiện thân cho “sự rung cảm tâm linh” của màu sắc đồng hành cùng với sự sùng bái Thiên Chúa, trước thời kỳ Cải cách Tin Lành, Giáo hội có quy định về màu sắc cho các dịp trong năm phục vụ của mình (màu lam hay lục cho ngày chủ nhật, màu tím cho ngày thứ tư lễ Tro và tương tự) và những giá trị tâm linh – màu xanh thẫm đại diện cho sự trầm lặng và giản dị, được thể hiện trong tác phẩm Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

mau sac 1

Khi mô tả ý tưởng của mình về phác thảo sau này trở thành tác phẩm Phòng ngủ (1888), Van Gogh nói với người em trai Theo: “Màu sắc làm nên tất cả… để não bộ hay đúng hơn là trí tưởng tượng được nghỉ ngơi khi ngắm nhìn một bức tranh”

Leonardo da Vinci đã xem xét ánh sáng như một hiện tượng vật lý nhưng vẫn giữ lại vai trò ngữ nghĩa của màu sắc: chẳng hạn bốn nguyên tố được đại diện bởi “màu vàng cho Đất, màu xanh lục cho Nước, màu xanh lam cho Không Khí, màu đỏ cho Lửa”. Ông ghi lại cách thức các màu sắc tương tác với nhau và đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các họa sĩ: “Trang phục màu đen khiến cho sắc thái da… trắng hơn thực tế… trong khi trang phục màu đỏ khiến da nhợt nhạt đi”.

Trong những năm 1670, các thí nghiệm với lăng kính của nhà toán học người Anh Isaac Newton đã phát hiện ra rằng ánh sáng trắng bao gồm toàn bộ quang phổ màu. Ông thể hiện màu sắc thành một biểu đồ hình tròn, trong đó cho thấy mỗi màu sắc có màu bổ túc ra sao (khi pha bột màu với màu bổ túc thì ta có màu xám), đã đưa ra ý tưởng rằng màu sắc có thể được sử dụng một cách hợp lý để tạo nên những hiệu ứng có chủ đích. Trong thế kỷ XIX, nhà bức họa người Đức Johann Wolfgang von Goethe đã phản bác lại Newton, ông nhất quyết cho rằng màu sắc không phải là tính chất của vật thể mà là một vấn đề về nhận thức, tồn tại trong mắt – hay trong ý thức – của người quan sát. Ý tưởng cho rằng sự quan sát “được tô điểm” bởi cảm giác lan tỏa khắp nền hội họa chấu Âu khá lâu sau đó. Nhà hóa học người Pháp Michel-Eugène Chevreul đã phân tích những thay đổi trong nhận thức một màu sắc khi đặt nó cạnh những màu khác, một hiệu ứng mà ông gọi là “sự tương phản đồng thời”. Bằng nhiều cách khác nhau, các họa sĩ cuối thế kỷ XIX ở Pháp cùng chia sẻ một mối bận tâm trong việc đạt được những hiệu ứng tâm lý từ việc vận dụng “tính khoa học” của màu sắc. Khi tìm kiếm một cách biểu đạt ánh mặt trời rực rỡ chói chang của phong cảnh Provence, Vincent van Gogh đã phát biểu rằng “không thể có màu xanh lam nếu không có màu vàng và màu cam”.

mau sac 2

Trong tác phẩm Đức Mẹ trên thảo nguyên (khoảng năm 1500) của Giovanni Bellini, sắc xanh biếc và ngời sáng của áo choàng Đức Mẹ Đồng Trinh gặp màu xanh nhạt hơn của bầu trời yên bình và những ngọn núi đằng xa, vừa cuốn hút vừa siêu thực như chính bản thân người phụ nữ trẻ.

Lời khẳng định của Van Gogh “tôi đã cố thể hiện niềm đam mê đáng sợ của tâm hồn con người thông qua màu đỏ và màu xanh lục” là lời gợi ý cho những nỗ lực vận dụng khả năng của màu sắc của các họa sĩ thế kỷ XX nhằm biểu hiện và truyền tải – để sáng tạo nên “ngôn ngữ của màu sắc”. Nỗ lực này tạo nên mối tương đồng giữa sự huy hoàng mờ ảo trong những bức tranh Khối màu - thực sự “rung cảm tâm linh” – của Mark Rothko và những thể nghiệm hình học của Joseph Albers về sự tương phản đồng thời.

mau sac 3

Bất chấp sự hợp lý hiển nhiên, tác phẩm Sự biến đổi của Đỏ và Cam quanh màu Hồng, Vàng Nâu, Đỏ Thắm (1948) của Josef Albers tạo nên những hiệu ứng thanh thoát kỳ lạ.

>>> Màu sắc có đo được không (Phần 1)

>>> Hình dạng và màu sắc

>>> Màu sắc diễn ra như thế nào?

0976984729