Buồng tối trong nhiếp ảnh

Buồng tối là thiết bị cho phép hình ảnh được chiếu lên mặt phẳng trong buồng kín không có ánh sáng và sau đó hình ảnh này có thể được đồ lại. Đạt đến thời hoàng kim vào thế kỷ XVII và vẫn còn được các nghệ sĩ ngày nay sử dụng, buồng tối đã dẫn tới sự phát triển của ngành nhiếp ảnh vào thế kỷ XIX.

Nguyên tắc của buồng tối (camera obscura – tiếng Latinh được ghi nhận lại bởi Aristotle, người đã quan sát hình ảnh của mặt trời khi chiếu qua đồ đan lát. Ở dạng đơn giản nhất, buồng tối gồm một chiếc hộp mà ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể bên ngoài có thể đi vào trong qua một lỗ nhỏ trên hộp, tạo thành một hình ảnh bị đảo ngược trên bề mặt đối diện với lỗ đó. Trong những phiên bản phức tạp hơn sau này của buồng tối, thấu kính lồi và gương phẳng được sử dụng để hình chiếu có thể được lật lại đúng chiều và chiếu lên một tờ giấy để có thể đồ lại.

Một buồng tối cơ bản đã được các nhà thiên văn học thời Trung cổ sử dụng để quan sát nhật thực.

buong toi 1

Một trong những hình ảnh minh họa được xuất bản đầu tiên của buồng tối xuất hiện vào năm 1561. Bức hình này cho thấy hình ảnh đảo ngược của một cảnh nhật thực toàn phần vào tháng 1 năm 1544 được chiếu qua một lỗ nhỏ vào trong phòng tối.

Trong vai trò như một công cụ kết nối thực tại bên ngoài với việc thể hiện nó một cách thuyết phục vào nghệ thuật, vai trò của buồng tối đã được công nhận vào thế kỷ XVI, khi những vấn đề như vậy là mối quan tâm cấp thiết đối với các họa sĩ. Leonardo da Vinci đã phát hiện ra rằng đôi mắt hoạt động theo cách thức giống như một buồng tối, thu nhận các hình ảnh đảo ngược trên võng mạc. Vào năm 1558, một chuyên luận của thầy thuốc xứ Naples là Giambattista della Porta đã đưa ra lời khuyên thiết thực cho các nghệ sĩ trong việc sử dụng buồng tối để tạo nên những bức vẽ, và vào đầu thế kỷ XVII, buồng tối đã được sử dụng rộng rãi cho mục đích này.

buong toi 2

buong toi 3

Căn phòng núi và bầu trời của nghệ sĩ người Anh Chris Drury có chức năng như một buồng tối. Hình ảnh ngọn núi ở Italy bên ngoài, trong bức ảnh trên cùng, được chiếu qua một lỗ hổng ở bức tường phía nam của căn phòng lên nền nhà phía bên trong.

Với độ sâu trường ảnh thấp (độ sâu trường ảnh là khoảng cách giữa các đối tượng gần nhất và xa nhất có thể được thể hiện một cách rõ nét), buồng tối không thích hợp cho việc theo đuổi phong cách tranh ảo giác dựa vào phối cảnh của thời kỳ Phục Hưng – với một nhóm đối tượng được sắp xếp trong một không gian tranh sâu về phía sau.

buong toi 4

Trong khi các nghệ sĩ khác thường chỉnh sửa lại sự biến dạng của hình ảnh gây ra bởi buồng tối, thì Vermeer lại mô phỏng chúng một cách tỉ mỉ. Trong bức tranh Viên sĩ quan và cô gái đang cười (khoảng năm 1657), nhân vật ở gần hơn có tỷ lệ lớn hơn hẳn so với nhân vật ở xa hơn.

Tuy nhiên, buồng tối lại là một thiết bị hoàn hảo để thể hiện những cảnh tĩnh vật  ở tiêu cự gần và những cảnh trong nhà đã trở nên phổ biến ở Bắc Âu vào thế kỷ XVII. Những bức tranh tĩnh vật sống động một cách kỳ lạ của họa sĩ người Hà Lan Johannes Torrentius, gần như chắc chắn đã được vẽ với sự trợ giúp của buồng tối, được Vua Charles I hết sức ngưỡng mộ đến mức vị hoàng đế nước Anh đã gây áp lực để chính phủ Hà Lan thả người họa sĩ bị kết tội dùng yêu thuật phù thủy này ra khỏi tù. Johannes Vermeer cũng bị cuốn hút bởi khả năng của buồng tối trong việc bóp méo những hình dạng mà khi mới nhìn thoáng qua chúng dường như được mô phỏng lại rất chân thực. Trong phối cảnh bị bẻ cong và quầng sáng mờ ảo của tác phẩm Viên sĩ quan và cô gái đang cười, ta có thể cảm nhận được người nghệ sĩ ở đằng sau ống kính của buồng tối, đang ghi lại sự khác biệt giữa hình chiếu và thực tế.

Tuy nhiên sau đó, sự phấn khích này của các nghệ sĩ đối với “thực tế dưới góc nhìn khác” khi sử dụng buồng tối đã không còn hăng hái như trước. Canaletto có thể đã sử dụng buồng tối để tạo nên những bức phác thảo, nhưng không dùng nó cho những bức tranh cảnh vật Venice hoàn chỉnh của ông, trong đó ông đã thay đổi những đặc điểm địa hình thực tế để làm tăng sự ảo giác và khiến cho bức tranh có vẻ rõ nét giống thật. Trong thực tế, buồng tối không còn là chiếc hộp ma thuật để nắm bắt thế giới mà chỉ là thiết bị dùng để sao chép cùng những hiệu ứng đã quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên vào thế kỷ XIX, đây không còn là thiết bị thông thường, khi loại hình nghệ thuật mới đã ra đời, đó là nhiếp ảnh – có nghĩa đen là “viết bằng ánh sáng”. Vào năm 1827, bằng cách đặt một tấm phủ chất nhạy sáng bitumen của vùng Judaea bên trong một buồng tối, nhà khoa học người Pháp Nicéphore Niépce đã chụp được cảnh vật nhìn từ cửa sổ phòng ông. Hình ảnh mang hình dạng như những mái nhà và tường nhà có nhiều hạt li ti này được xem là bức ảnh chụp đầu tiên được biết đến.

>>> Nhiếp ảnh màu hiện đại (Phần 1)

>>> Tái tạo chiều sâu trong hội họa và nhiếp ảnh

>>> Bố cục phá cách trong nhiếp ảnh

0976984729