Họa phẩm “Lễ rửa tội” (1442) của Piero Della Francesca

Đây là tác giả quan trọng nhất của thế kỷ XV, thời kỳ Phục Hưng Ý, mặc dầu tác phẩm đã bị bỏ quên một thời gian dài. Piero quê ở Borgo San Sepolcro, một thị trấn nhỏ ở Umbria. “Lễ rửa tội” được kể là vẽ cho nhà thờ ở tỉnh đó. Ông làm việc ở Florence dưới quyền của một họa sĩ, nổi tiếng ở Venise tên là Domenico Veneziano. Những ngày đầu thụ giáo đã chứng tỏ Piero tiếp thu nhanh khái niệm về phối cảnh và trật tự không gian.

Những tác phẩm thời sau này, Piero chịu ảnh hưởng nặng của trường phái Flamand thuộc nước Bỉ (Belgium) ngày nay, vì vào thời đó có một số nghệ sĩ Flamand (Flemish) làm việc tại Ý. Mặc dầu năm 1492 ông mới mất nhưng năm 1470 ông đã ngưng vẽ, vì ông quan tâm nhiều đến phối cảnh và toán học, và viết hai cuốn sách về đề tài này. Những nghệ sĩ của thế kỷ XV như Perugino và Sigrorelli là hai học trò của Piero, ảnh hưởng của ông thầy còn lan xa đến nhiều nghệ sĩ khác, chẳng hạn Ferranara và kenbria, phản ánh sự kế thừa về tư tưởng và kỹ thuật đã góp phần vào sự phát triển văn nghệ thuật thời Phục Hưng.

Piero vẽ bằng cả hai, tempera và sơn dầu ở “Lễ rửa tội” vì đó là buổi giao thời chuyển từ màu tempera sang sơn dầu. Có những vật chứng cho thấy sự chuyển hướng đó xảy ra từ từ chứ không đột ngột như ta vẫn tưởng. Nhiều nghệ sĩ cùng thời với ông cũng làm như ông, dùng cả hai kỹ thuật tempera và sơn dầu và đôi khi trong cùng một tác phẩm.

Vì lý do đó, nếu cho rằng nghệ sĩ thời kỳ trước dùng tempera, sau này mới dùng sơn dầu là một sai lầm tai hại. Với nghiên cứu công phu hơn và áp dụng những tiến bộ mới vào phân tích, rất có thể ta sẽ thấy Piero là một nghệ sĩ cách tân quan trọng của Ý vào thế kỷ XV về hội họa và một vài lĩnh vực khác.

Danh tiếng Piero bị lãng quên nhiều năm, tác phẩm của ông mới được khám phá vào cuối thế kỷ XIX. Bức họa “Rửa tội” được nhà bảo tàng National Galery mua ở London năm 1860 và từ đó những tác phẩm khác của ông lôi kéo sự chú ý của giới nghệ thuật một cách sâu rộng.

le rua toi 1

1. Hai tấm gỗ liễu có vân sọc được phủ chất keo gesso trắng. Một lớp nhựa có lề phủ lên trên về sau.

le rua toi 2

2. Nền đen chỉ để xác định những nét chính mà khỏi cần tô bóng.

le rua toi 3

3. Những chi tiết rắc rối được cào tới lớp gesso dưới, một kỹ thuật phổ thông vào thời bấy giờ.

le rua toi 4

4. Bầu trời xanh pha xám hẳn là vẽ sau, cuộn mây không thêm chi tiết nào. Cánh thiên thần xếp lại mà không viền vàng, tóc cũng chẳng thêm thắt gì.

Pouncing, trên tâm dịch là cào, kỹ thuật làm lột những họa tiết phức tạp, đường vẽ được đục từng khúc. Giấy dán chồng lên keo geso, hay ở trường hợp phù điêu, dán lên phần vữa tường rồi lại rắc bột than bên trên vào những lỗ đục trước theo ý muốn nhấn mạnh của nghệ sĩ.

le rua toi 5

5. Tô màu da lợt để hơi lộ lần sơn lót. Lá làm phấn nền và dát vàng.

le rua toi 6

“Lễ rửa tội” vẽ trên bản đồ liễu có vân thớ dọc. Bản vẽ là gỗ dày và cứng hơn bình thường cho biết đã được trét keo gesso khá đậm. Phác thảo ban đầu là bản đơn giản. Piero hẳn đã vẽ trên những tấm lớn cùng với nhiều chi tiết phức tạp, tiếc thay tất cả những tấm lớn không còn nữa. Sắc tố dùng là tiêu chuẩn đương thời. Thí dụ áo của thiên thần bên trái là xanh đậm, lá bằng chất verdigris, màu da theo truyền thống xanh lá cây (màu lục) lá cây lợt. Những hình bên trên trùng lên nhau cho thấy ông vẽ về sau.

le rua toi 7

Chi tiết trong tranh phong cảnh vẽ bằng màu hơi xỉn. Cánh và áo của Thiên Thần trùm cả lên cảnh vật chứng tỏ với năm tháng độ trong của sơn càng ngày càng rõ. Những chấm nhỏ từ lúc cạo có thể thấy dọc theo nếp gấp màu đỏ của vải. Nền làm nổi lên bằng đường tô nhỏ, dài, không nhắp, dùng sắc tố nguyên chất và thật đậm ở nếp gấp. Một vài nét vàng trang trí trên cánh Thiên Thần thấy có vết bị chùi và làm trầy xước. Màu xanh của lớp sơn lót dưới da nay cũng lộ ra.

le rua toi 8

le rua toi 9

le rua toi 10

Trên đầu Thánh Jean Baptist, màu nền của da và tempera truyền thống Ý, rồi mới sơn bên ngoài màu da tự nhiên, râu vẽ bằng nét chấm trên da đã vẽ xong.

le rua toi 11

Trên đầu và hai vai nhân vật ở bên phải phần nền, nửa phần trên của hai nhân vật vẽ đè lên phong cảnh và sơn quét dầu với nét chuốt nhỏ.

le rua toi 12

le rua toi 15

Vật liệu vẽ tranh “Thánh Mikael” được nhận ra là dầu hồ đào. Màu da được sơn lót bằng nâu nhạt tô thêm, đối chọi với màu lục, tô thêm phần trên sơn lót màu da thành xanh phớt.

le rua toi 13

Trong bức họa Thánh Mikael, đầu người chăn cừu bị trầy xước nhiều từ trước, chắc hẳn vì lau chùi quá kỹ, đến nỗi chỉ còn ít phần lót màu nâu. Phần nền chắc và nét chính là tiêu biểu kỹ thuật của Piero.

le rua toi 14

>>> Họa phẩm sơn dầu "Trên sông Seine" (1877) của Alfred Sisley

>>> Họa phẩm "Cảnh Antibes" (1888) của Claude Monet 

0976984729