Họa phẩm “Cô dâu bị lột áo” của Marcel Duchamp

marcel duchamp 1

Marcel Duchamp bắt đầu lên kế hoạch “bức tranh” này từ mùa hè năm 1912, còn được gọi vắn tắt là “Chiếc cốc lớn”. Ông ghi chú, rồi thảo chân dung… ghi chú còn phức tạp hơn là làm thật, được ông coi là công trình ngang với tác phẩm. Bản Fax (hay photocopy) những ghi chú từ 1912-1923 về sau được xuất bản dưới tên “Chiếc hộp màu lục” 1934. Ông sinh năm 1887 gần Balirville miền Bắc nước Pháp, khi còn đi học, ông tỏ ra thông thái trong nhiều lĩnh vực, kể cả môn toán. Ông nội là họa sĩ, hai anh em trai, và một chị gái đều là nghệ sĩ. Mới 15 tuổi đã bộc lộ năng khiếu, vẽ xong một tranh dầu: “Phong cảnh Balirville” 1902. Duchamp học vẽ ở Hàn lâm viện Julien từ 1904 tới 1905 và theo họa phái Tân Ấn tượng, Fauvist, và Cézanne.

Năm 1911, những triển khai mới của Lập thể, và Tương lai “Futurism” đã làm quen và thu hút ông, cho ra đời “Nàng khỏa thân bước xuống thang” 1912 là thành công bước đầu, ông đã khắc họa sự chuyển động và thời gian vào khung vải tĩnh, phẳng. Năm 1913, ông quay lưng với hội họa truyền thống để chú tâm vào nghệ thuật có suy tư. Ông muốn nhìn nhận và mở đầu nghệ thuật theo chiều hướng là một sản phẩm của trí óc chứ không phải của thủ công – thao tác để phung phí tài liệu.

Công đoạn để thực hiện “Chiếc cốc lớn” dù phức tạp vẫn cô đọng lại được như sau: “Phù dâu là chín hình đồng phục mà Duchamp gọi là “khuôn Mali” có thể phun hơi nước qua những đường ống thoát qua “sàng rây” trở thành nước vọt lên trên chỗ cô dâu. Đường thẳng chia hai bảng là quần áo cô dâu và rãnh làm lạnh. Vùng này làm dịu cái hăng của những kẻ muốn lột và sau cùng chúng bị thua. Cô dâu, tượng hình bằng một cái que trông giống con sâu, ở bên trái phía trên, như muốn ra lệnh bằng hiệu cờ giống như “xòe nở” ba lần. Ở bên phải gần trung tâm của bảng “Những kẻ đi lột” – Bachelors – là cối xay bột sôcôla lớn với mục đích xay giùm và an ủi “Bachelors”.

Tác giả dùng kính vừa làm khung vải, vừa làm giá vẽ. Vì tính trong suốt của nó nên gần như thấy cả hai mặt, tuy nó vẫn có mặt trước mặt sau. Duchamp lo về tính không bền của sơn dầu nên ông nghĩ ra cách, lúc sơn lót còn ướt, ép một lần giấy bạc để ngừa oxy hóa, đứng mặt trước, người quan sát không nhìn thấy sơn. Dù vậy vẫn không loại được sự phân hủy về chất chì ở giấy bạc kết hợp với chì ở sơn trắng, màu bị thâm lại một cách đáng kể, chẳng hạn ở “khuôn Mali”.

Ông cẩn thận đánh dấu vùng sắp vẽ bằng cách gắn dây kẽm bằng nhựa máttíc vào mặt trái kính, rồi bẻ dây chỉ vào vùng sắp vẽ.

Chỉ có một loại hình nhìn cả hai phía trước sau có màu giống nhau đó là bảy cái “sàng rây” xếp theo hình cánh cung bao quanh bảng “Bachelors” – những kẻ trấn lột – “Sàng rây” là một nguyên liệu không xốp, nhưng thấm nước, bằng cát dính thành khối. Ông đánh dấu bằng dây kẽm như đã tả rồi để 3 tháng cho gắn chắc vào. Tấm kính để nằm.

Theo như ghi chú, Duchamp cần dùng nhiều kỹ thuật khác nhau cho bảng cô dâu. Thoạt tiên ông cho chiếu (hình cô dâu) phim vào khu đã có thuốc ảnh… nhưng kết quả không làm ông hài lòng. Ông quay lại kiểu đánh dấu bằng dây kẽm và dán giấy bạc, nhưng thêm cách tô bóng bằng màu. Sau dùng cả lối này cho bảng “Bachelor” Cô dâu và cảnh “xòe nở” khá hấp dẫn.

Ba khán giả trong cảnh, gắn bên phải bảng “Bachelor” hoàn thành sau chót. Đây là một vùng làm nổi bật “Bachelor” và kích thích người nhìn gần. Duchamp dùng kỹ thuật quang học cho mục đích này. Ba hình này nhờ nhà quang học người Pháp chiếu vào rồi ông tô theo, ông tạo thêm phối cảnh trên mặt kính tráng bạc.

Sau cùng chín lỗ đạn ở bên phải bảng cô dâu thực hiện bằng cách dùng súng đồ chơi bắn làm dấu, rồi dùng khoan khoét thủng.

Tác phẩm “Cốc lớn” quả là một công trình nghệ thuật thế kỷ, vận dụng cùng lúc kỹ thuật, triết bà tạo hình…

marcel duchamp 2

Sau phút sửng sốt ban đầu vì bản “vẽ trong suốt, đến phiên Max Ernst cũng tạo một công trình giống thế. “Chiếc cốc lớn” dường như vẫn ở đó tự bao giờ, tự nhiên bình thường và bền vững, với những dáng dấp của hai phe tản mác trên đó. Tuy trong suốt nhưng vẫn có mặt trước mặt sau, vì kỹ thuật của tác giả Duchamp độc đáo ở sắc tố chỉ đứng ở mặt trước mới thấy màu.

Nếu nghệ sĩ thời Phục Hưng, quen lối khai triển một điểm từ phối cảnh, được xem sẽ nghĩ rằng đó là cánh cửa chớp, mà tác giả chơi trò châm biếm, khái niệm có lý nhưng kết cục lại khác. Phần dưới, giang sơn của Bachelors chứa đựng đủ loại ảo giác về phối cảnh, phần trên cô dâu lại có vẻ “dẹt” hơn.

marcel duchamp 3

Bên phải. Nhìn từ đằng sau: “Chiếc cốc lớn” đầy vẻ ma quái, do giấy bạc dát không đều. Người phục chế Richard Hamilton theo đúng phương pháp của tác giả, ép giấy bạc vào sơn ướt với hy vọng giữ bền hơn. Chỗ tiếp nối với khung nhôm làm tác phẩm như một chiếc máy lạ, bí hiểm mà lại hơi ảm đạm. Vùng Bachelor, trên dạng cái nơ cổ có chữ ký của Duchamp và Richard Hamilton để chứng tỏ đây là bản chính.

marcel duchamp 4

Phía dưới. Đây là cối xay sôcôla ở khu Bachelor gồm ba trục, một đĩa dẹt bên trên “nơ”, đồng tiền hào đời Louis XV làm khung chắn bên dưới, vẻ kim khí và đồng tiền giống như một trái đào sáng, cứng cáp… ba trục sơn màu nâu thẫm gợi ý sôcôla.

marcel duchamp 5

Chi tiết bằng thật. Duchamp tích trữ trong xưởng vẽ: cát để lúc cần dùng như bảy cái “sàng rây”, từ trái sang phải sẫm dần, ông dùng cát giống như loại phấn màu trong, trộn với máttíc verni ra một sắc tố tươi nâu.

marcel duchamp 6

marcel duchamp 7

marcel duchamp 8

Bên trái. Đây là năm trong số chín “khuôn Malic” cách nhau từng chuỗi để dễ nhận, từ trái sang phải! Thầy tu, chú bé giao hàng, cảnh binh, kỵ sĩ, công an…

>>> Họa phẩm "Cây đào ra hoa" (1889) của Vincent Van Gogh 

>>> Họa phẩm "Cảnh Antibes" (1888) của Claude Monet

>>> Họa phẩm "Ghềnh đá" của Pierre Auguste Renoir 

0976984729