Vẽ tranh phong cảnh theo bố cục trừu tượng
Bố cục là cách sắp đặt vị trí các phần tử hình sắc thành một toàn thể hòa hợp như một bản nhạc hòa tấu. Tự nó đã có tính “trừu tượng”. Nói cách khác, tranh trừu tượng nào cũng phải chú trọng ở bố cục.
Đây là một phong cảnh được giản lược hóa, loại bỏ mọi chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại hình khối, mảng màu gợi hứng từ cảnh thiên nhiên ngoài trời. Xem bức họa hoàn thành, ta có cảm tưởng như họa sĩ vẽ ký ức, gợi nhớ một phong cảnh mà ông đã quên hết chi tiết trên trời dưới đất. Một ấn tượng về một mảng trắng như đồi tuyết cô liêu nhô lên giữa cảnh trời đất phẳng lặng, bầu không khí mùa đông lạnh lùng.
Vật liệu:
- Khuôn vải sơn lót sẵn.
- Khổ 30 x 22cm
- Dao vẽ ngắn (7.5cm)
- Giẻ lau
Bảng màu:
- Sơn phấn tiên dầu
- Đỏ huyết
- Đen
- Xanh (cerulean blue)
- Xanh dương
- Xanh dương đậm (Ultramarine)
- Xám tro
- Vàng đất
- Trắng
1. Dùng giẻ lau chấm màu xám lỏng xoa kín mặt vải. Phác bố cục bằng phấn dầu.
2. Dùng dao đắp sơn từng mảng với từng độ dày khác nhau. Càng dày càng nổi bật.
3. Pha màu sáng hơn, đắp nổi từng chỗ cần điều chỉnh hình màu.
4. Chuyển sang sắc xám xanh, biến đổi chiều hướng nét dao cho linh động hơn.
5. Dùng màu trắng và xám, đắp nổi mảng trắng độc đáo giữa tranh, để nét sơn sau thấp thoáng, để lộ một phần lớp màu nước.
6. Thêm sắc ấm để quân bình bầu khí toàn cảnh. Duy trì độ dày của những mảng cần nổi bật, nhất là mảng trắng.
Họa sĩ đắp sơn dày bằng dao, làm nổi bật vai trò của vật liệu trong bố cục tranh trừu tượng.
Dùng dao pha màu trên mặt vải, để lộ nét dao ở một vài chỗ, tạo vẻ động tương phản với bầu khí tĩnh lặng của cảnh.
Phác họa bằng thỏi phấn tiên. Bố cục các mảng hình tương phản và liên tục.
Có họa sĩ chụp cảnh làm tài liệu để bố cục tranh trong họa thất, không vẽ ngoài trời, khác với các họa sĩ thời Ấn tượng (chỉ vẽ ngoài trời).
>>> Các kỹ thuật vẽ tranh phong cảnh
>>> Vẽ phong cảnh
>>> Cách vẽ tranh phong cảnh bằng phấn