Tay nghề thợ kim hoàn Nam Bộ
cách đây 1500 năm
Lần đầu tiên nhà nước cho công bố các hiện vật là trang sức của người dân Nam Bộ cách đây …1500 năm. Khoảng 300 hiện vật bao gồm nhẫn, vòng, cùng những chuỗi hạt bằng đá quý được cho là của các nghệ nhân kim hoàn người Phù Nam – nay là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An…
Các hiện vật này được tìm thấy lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret vào năm 1944 tại di tích Óc Eo – Ba Thê, An Giang. Theo nghiên cứu, đây từng là khu vực cảng sầm uất, giao thương với quốc tế vô cùng nhộn nhịp. Các thợ kim hoàn ngày đó đã lĩnh hội các công nghệ chế tác kim hoàn tiên tiến của thế giới, nhiều hiện vật mang mẫu mã kiểu dáng của trang sức Ấn Độ, Hy Lạp, Tây Ban Nha… cho thấy các thương nhân vàng, bạc đá quý ngày đó đã biết giao thương với các quốc gia châu Âu. Trong nhiều sách lịch sử có đề cập đến vùng đất này là “xứ vàng” của Đông Nam Á thời thế kỷ VI.
Mythuatms.com xin giới thiệu tới các bạn một số hình ảnh hiện vật, các bạn có thể tới Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam (Q1,HCM) để tham quan nhiều hiện vật khác.
Các loại vòng làm từ đá thạch anh
Nhẫn vàng chạm khắc hình bò Namdi – linh vật phong thủy
của người Phù Nam xưa
Vòng tay bằng vàng chạm khắc tinh xảo,
thợ kim hoàn ngày nay cũng trầm trồ khen ngợi
Chuỗi hạt bằng vàng
Chạm khắc hình con voi trên lá vàng
Vòng tay đá mã não, lu thống là loại
trang sức đến nay vẫn thịnh hành
Điêu khắc con dấu để xuất khẩu đi La Mã
Nồi nấu kim loại bằng đất nung
Khuôn đúc của thợ kim hoàn cách đây 1500 năm
>>> Lịch sử phát triển của trang sức