Phục sức thời Ngụy Tấn
Trong lịch sử Trung Quốc, hơn 200 năm thời Ngụy Tấn là khoảng thời gian đen tối, chiến tranh triền miên, triều đại liên tục đổi thay, xã hội biến loạn, thiên tai bệnh dịch hoành hành, đời sống nhân dân cơ cực. Cùng với sự thịnh hành học thuyết Lão Trang, việc dịch kinh Phật và sự phát triển Đạo giáo, xã hội sĩ tộc đương thời đã nảy sinh ra trào lưu tư tưởng thức tỉnh nhân loại. Quan quân và giới quý tộc hướng theo tư tưởng giải phóng cá nhân, tạo nên tranh luận ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Tầng lớp này đảm nhận vai trò là “tinh hoa văn hóa” trong xã hội. Họ giao lưu rộng rãi, kiểm soát dư luận, và dần hình thành nên thế lực lớn mạnh của giới thượng lưu, uy hiếp đến thế lực truyền thống và quyền lực của nhà vua, nhiều người vì điều đó mà đã tự chuốc lấy cái chết.
Hình ảnh người phụ nữ thời Ngụy Tấn mặc áo dài tay rộng, tóc quấn thành hai búi tròn hình con bọ cạp theo kiểu tóc thời Chiến Quốc và Tây Hán. (Chu Tấn vẽ, trong cuốn “Phục sức phụ nữ qua các thời đại Trung Quốc” của Cao Xuân Minh).
Có thể nói, tất cả nỗi đau khổ về tâm linh và khó khăn trong cuộc sống mà người cổ đại Trung Quốc gặp phải cũng không bằng những gì mà con người thời Ngụy Tấn trải qua. Song những con người Ngụy Tấn là những có mong muốn tìm sự cảm thông, họ giải thoát khổ đau bằng rượu, nhạc, thả hồn vào thiên nhiên… hoặc tìm thấy sự giải thoát trong giáo lý đạo Phật. Họ phản đối lễ giáo truyền thống, yêu cầu loại bỏ lối đạo đức giả và những rào cản khác để trở về với cuộc sống tự do chân thực. Con người thời đó cổ xúy cho nhiều lối sống khác nhau như sống ung dung tự tại, hay sống buông thả, hoặc tu dưỡng đạo đức. Vì vậy mà hành vi và lối sống của tầng lớp trí thức đã có sự thay đổi lớn, họ phản đối đạo đức truyền thống, trang phục của họ thể hiện trào lưu phóng khoáng, tự nhiên, cởi mở, không câu nệ tiểu tiết, không lôi thôi, nhưng cũng không quá cầu kỳ rườm rà. Lối sống này đã ảnh hưởng đến phong cách trang phục của các tầng lớp khác trong xã hội.
Trang phục nam nữ quý tộc thời kỳ Ngụy Tấn, người đàn ông quý tộc đội mũ trong bức tranh phía dưới ở bên trái mặc trang phục mô phỏng theo trang phục hoàng triều Nhật Bản (Vẽ dựa theo tranh tường trong mộ cổ ở Liêu Dương tỉnh Liêu Ninh, trong cuốn “Nghiên cứu phục sức cổ đại Trung Quốc”).
Thời kỳ này, dựa vào địa vị sang hèn mà chia thành cửu phẩm, thế tộc là những người trí thức, dân thường là thứ dân, phân chia ranh giới rõ ràng, không cùng địa vị thì không được kết hôn với nhau. Khi trong nhà có việc lớn như cưới hỏi ma chay, không chỉ những gia đình quyền quý mà ngay cả những người dân thường cũng rất chú trọng phô trương bày vẽ.
Mũ lồng chim thịnh hành khá rộng rãi ở vùng Trung Nguyên, đây là một trong những kiểu mũ chính thời Bắc triều, một kiểu mũ lưới màu trắng của giới quý tộc thời đó.
“Trúc lâm thất hiền” là chỉ bảy vị nhân sĩ nổi tiếng thời Ngụy Tấn, trong đó có Nguyễn Tịch và Nguyễn Hàm. Ngày nay chúng ta còn có thể thấy hình ảnh của họ trong tranh bích họa – người nào người nấy đều mặc áo dài quét đất, tay chân và ngực đều để lộ. Đây là hình ảnh rất ít thấy trong xã hội phong kiến Trung Quốc, vì chỉ có những kẻ buôn bán hoặc tôi tớ mới để lộ cơ thể như vậy. Không những thế, họ còn tỏ ra rất phóng túng, ví dụ như có tranh vẽ Lưu Linh, Kê Khang, Vương Nhung đang chải chỏm tóc cho những đứa trẻ với dáng vẻ kiêu ngạo tự nhiên.
Người phụ nữ thời Nam Triều quấn hai lọn tóc tròn hai bên, khoác áo hai tà, tay áo rộng, chân đi hài. (Cao Xuân Minh vẽ, trong cuốn “Phục sức phụ nữ qua các thời đại Trung Quốc” của Cao Xuân Minh).
Khi nhắc đến phục sức Trung Quốc phải kể đến văn nhân, họi đại diện cho tầng lớp xã hội cao sang, họ là nguồn cảm hứng để sáng tạo và quy ước về cái đẹp thời cổ đại Trung Quốc. Người Trung Quốc cổ đại quan niệm về cái đẹp khá thô sơ, trong thơ thời Xuân Thu đã miêu tả “đẹp” là “tay mềm mại, da láng mịn, cổ cao, răng trắng đều, mắt én mày ngài”. Trong một bài văn thời Chiến Quốc miêu tả người con gái đẹp có “đôi mắt sáng long lanh, lông mày cong cong như cánh bướm, mắt tròn to như hạt châu” (Tống Ngọc, “Thần nữ phú”). Trong một bài văn khác, tác giả còn miêu tả: “Tăng thêm 1 phân (10mm) thì dài quá, bớt đi 1 phân thì ngắn quá; thoa thêm phấn trắng thì trắng quá, thoa thêm phấn hồng thì hồng quá. Mắt đen như nhung, da trắng như tuyết, eo nhỏ thắt đáy lưng ong, răng trắng như ngọc” (Tống Ngọc, “Đăng đồ tử háo sắc phú”). Sau thời Hán Ngụy, Tào Tử Kiến miêu tả người con gái đẹp trong “Lạc thần phú” như sau: “Dung mạo tuyệt trần, dáng vẻ lộng lẫy, thân hình mảnh mai, vai xuôi, eo thon, cổ cao, da trắng, tóc mây, mắt én mài ngài, môi đỏ, má hồng, răng trắng, dáng vẻ thư thái khoan thai thướt tha yểu điệu, xiêm y lộng lẫy, thời nhà Hán là thời kỳ quá độ, tới thời Ngụy Tấn trở nên hoàn thiện, phụ nữ chú ý trong cách ăn mặc hơn, vì thế điểm nổi bật trong thời kỳ này là sự tiến bộ về phục sức.
Lần lượt từ trên xuống dưới là kiểu tóc thời nhà Hán, Nam Bắc triều, Tùy Đường. (Trong cuốn “Nghiên cứu phục sức cổ đại Trung Quốc).
Thời Ngụy Tấn, đặc biệt là thời Đông Tấn (317-420), cùng với sự sụp đổ quan niệm luân thường lễ giáo thời Đông Hán, phụ nữ quý tộc theo đuổi lối sống tự do phóng túng, họ xem nhẹ những nghĩa vụ và trách nhiệm mà xã hội truyền thống quy định cho người phụ nữ gánh vác; họ nhiệt tình tham gia các hoạt động giao tiếp trong xã hội; họ thích đi đó đây hoặc tham gia nghiên cứu nghệ thuật, văn thơ, hội họa. Họ đề cao lối sống chống lại quan niệm “phụ đức” phong kiến. Chính nhờ vậy mà phục sức của người phụ nữ cũng phát triển theo hướng ngày càng nhiều màu sắc và mới lạ hơn. Váy dài tay áo rộng, dây lưng thả dài, trang sức cài trên đầu nguy nga lộng lẫy… là những trào lưu phục sức thời Ngụy Tấn.
“Cao sĩ đồ”, tác phẩm hội họa thời Đường, miêu tả hình ảnh thư thái phóng khoáng của nhân sĩ thời Ngụy Tấn. (Nguồn: Hoa Mai).
>>> Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ
>>> Họa tiết hoa văn trên phẩm phục thời Nguyễn