Không gian khối trên mặt phẳng
trong cơ sở tạo hình

Nhận thức được khả năng diễn tả Khối – Không gian trên mặt phẳng là chìa khóa để chúng ta phát triển trí tưởng tượng trước khi tiến tới làm mô hình hay thiết kế các không gian kiến trúc. Không những vậy, bất kể ai, khi làm chủ được phương tiện này, đều coi đây là cơ sở cho công việc phác thảo nghề nghiệp của mình. Chúng ta biết rằng, khả năng để sáng tạo, phát triển và tìm kiếm các hình thức biểu đạt mới phụ thuộc nhiều vào trí tưởng tượng (cũng còn gọi là sức nghĩ) của người nghệ sĩ.

Các bài tập không gian – khối trên mặt phẳng nhằm trao cho học viên một phương tiện để thực hiện các ý đồ sáng tác của mình. Chính đó cũng đồng thời là cơ sở để chúng ta làm các bài tập nghiên cứu thiên nhiên, giúp ta nhận thức không gian thiên nhiên có mối liên hệ khăng khít với tuần hoàn của không gian – thời gian trong vũ trụ.

Về nhận thức: Chúng ta chỉ nhận biết một vật hiện ra trước mắt ta khi ánh sáng chiếu vào vật thể đó có chỗ sáng, chỗ tối. Nhờ có ánh sáng mà ta phân biệt được các hình dạng của thế giới đồ vật. Hai mặt phẳng đặt cạnh nhau, khi ta chiếu sáng sẽ có một bên sáng, một bên tối và được phân chia bởi một cạnh sắc là ranh giới, còn nếu cạnh sắc này được thay bằng một chuyển động “cong” ta lại được một sự chuyển động mềm mại.

khong gian khoi 1
Ranh giới cứng mềm giữa hai mặt phẳng

Những vấn đề về ánh sáng – bóng tối được bộc lộ rõ khi ta phân tích một nguồn sáng chiếu lên khối cầu.

khong gian khoi 2

(A)

khong gian khoi 3

(B)

khong gian khoi 4

(C)

Ánh sáng và bóng tối khi chiếu lên khối cầu (A, B,C)

Ở minh họa này ta nhận thấy khối cầu khi được một nguồn sáng chiếu vào có thể diễn đạt theo ba trạng thái:

- Ánh sáng và bóng tối của bản thân khối cầu.

- Ánh sáng và bóng tối của khối cầu và bóng đổ lên mặt phẳng liên quan tới nó (Hình C).

- Ánh sáng và bóng tối của khối cầu, của mặt phẳng liên quan và của không gian liên quan tới nó (Hình C).

Kết cục nhờ có bóng đổ của khối lên mặt phẳng hoặc nhờ sự chiếu sáng vào khối nọ đã tạo ra bóng đổ vào khối kia, đã làm cho không gian quanh ta không chỉ bị chi phối bởi một nguồn sáng trực tiếp nữa – Bên cạnh sự chiếu sáng trực tiếp còn có các nguồn sáng gián tiếp do sự va đập qua lại của các tia sáng và bề mặt hiện vật tạo nên. Chính nhờ sự phản quang này mà đường viền của khối cầu – nơi tiếp giáp giữa mặt phẳng và khối sáng lên.

Nhận ra được những động tác qua lại của nguồn sáng, giải thích được mối quan hệ Hình – Nền, Hình – Đường viền khi có nguồn sáng chiếu vào là mục đích của các bài tập về khối – không gian trên mặt phẳng.

khong gian khoi 5
Ánh sáng và bóng đổ

khong gian khoi 6
Ứng dụng vào nghiên cứu thiên nhiên

>>> Nguyên lý hàng lối, cân đối, tự do trong cơ sở tạo hình

>>> Hình định hướng trong nguyên lý thị giác

0976984729