Phác họa tranh tĩnh vật
Trong phần này, chúng ta có hai bức vẽ đường viền thực hiện trong 5 phút. Chúng cho thấy các khối, các đường nét cấu tạo, các sắc độ trải mờ (bằng ngón tay hay một miếng da mềm) cùng một vài nét đen. Những nét đen này cho thấy sự thoải mái và tự nhiên của bố cục. Mỗi tĩnh vật có một bố cục khác biệt.
Hình thang. Khăn bàn ăn định hướng và tạo một sự đối xứng cho bố cục. Các vật thể cũng được vẽ theo hướng của khăn bàn. Bình hoa ở cảnh sau, bên phải chiếm được vị trí tốt nhất.
Hình bình hành. Hình kẻ vuông ở sau tranh tĩnh vật dùng làm nền cho bố cục và hướng các đường nét. Chính điều này đã lưu ý họa sĩ nghiên cứu bố cục hình bình hành, đồng thời nhấn mạnh các đường nét và các sắc độ. Nếu vẽ tranh tĩnh vật này bằng màu, các màu sắc sẽ phong phú hơn và các sắc độ sẽ đậm hơn ký họa. Bức họa sẽ giàu sắc màu và tạo nên mỹ cảm từ các màu cam, chanh và hồng.
Thực hành. Dù là một họa sĩ nghiệp dư hay chuyên nghiệp, bạn cũng nên vẽ các tĩnh vật.
1. Trước hết vẽ hai hay ba ký họa nhanh chóng các đường viền của đề tài.
2. Chọn một trong các ký họa và nghiên cứu các sắc độ khoảng 20 phút.
3. Sau đó, vẽ đường viền đề tài trên giấy chuyên dùng cho tranh màu nước và xuất phát từ nghiên cứu của bạn – không phải từ mẫu để “chải chuốt” nó. Bạn xem lại đề tài chỉ nhằm kiểm tra lại các chi tiết, màu sắc, các mảng bóng và đường viền. Hãy học vẽ theo ký ức.
Chọn một góc nhìn tốt. Bố cục của tĩnh vật này được thực hiện để hấp dẫn cái nhìn. Khi bạn đã nhóm các đối tượng lại như trái ây, rau, lọ muối và một cối xay hạt tiêu, hãy sắp xếp sao cho bố cục được hài hòa. Hãy vẽ một bức vẽ đường viền, không vẽ bóng, và nhìn thẳng vào đó như bức hình đầu tiên này. Giới hạn bốn bên để nhìn rõ các hình dạng âm bản và kiểm tra lại.
Sau đó chuyển sang bên phải của bố cục cho đến khi bạn có một góc nhìn tốt. Không một đối tượng nào được dịch chuyển, và bạn có một bố cục mới cho một bức tranh khác. Bạn hãy hướng theo góc của con dao và củ hành đã được cắt.
Đây là cách thể hiện tranh phong cảnh. Phải quay chung quanh tĩnh vật như bạn đã làm, để xem bên kia có gì. Vì, một ký họa duy nhất không thể hiện được tất cả những khả năng của một đề tài. Vẽ tĩnh vật dạy cho bạn cách dựng bố cục. Bạn có thể thực hiện đến 12 bức ký họa cùng một đề tài đơn giản bằng cách đổi góc nhìn. Một buổi vẽ mẫu sẽ cung ứng cho bạn cũng như khả năng ấy. Bạn chỉ cần di chuyển quanh mẫu.
Lấy một ví dụ khác. Lần này, bố cục hơi chéo góc. Hãy vẽ đường viền trước mặt như bức ký họa trên đây. Rồi thêm vào một vải mảng bóng để tạo chiều sâu. Điều này đủ để giúp bạn trong việc tập theo vẽ ký ức. Hãy thử làm như vậy!
Bây giờ bạn hãy quay chung quanh và nhìn toàn thể ở phía trên kia. Cũng vẫn sắp xếp ấy, chẳng có gì chuyển dịch, trừ bạn ra; nhưng bạn có một bố cục hoàn toàn mới.
Đối với các sắc độ, bạn hãy lấy nguồn cảm hứng từ ký họa. Hãy thử xem sự phân bổ theo trục thẳng đứng các màu đen làm nổi bật phía bên đồ vật như thế nào?
Thực hành. Hãy thử thực hiện một bức tranh theo ký ức dựa trên nguồn cảm hứng từ ký họa của bạn. Nhưng lần này, không nên dựa vào các hình ảnh đen trắng. Hãy vẽ trực tiếp bằng màu.
>>> Gia tăng dần độ đậm của bóng trong vẽ ký họa