Hoa văn cung đình Huế (Phần 2) – Thú vật (Tiếp theo)

5. Dơi

Dơi đóng một vai trò lớn trong nghệ thuật hoa văn trang trí Việt Nam. Nó là biểu tượng của diễm phúc. Tiếng Việt gọi con dơi hoặc con dơi dơi, nhưng từ Hán Việt là “phúc”, cũng đọc là phúc, có nghĩa là “hạnh phúc lớn lao, diễm phúc”. Người ta lấy hình dơi để diễn tả sự diễm phúc, biểu tượng dơi là một chúc tụng về hạnh phúc, hạnh phúc đầy đủ hoàn toàn giữa năm con dơi “ngũ phúc”, đó là sự giàu có, sự sống lâu, đức hạnh, thanh thản, chết yên (thọ, phú, khang ninh, du hảo đức, khảo chung mạng). Tất cả các điều đó mang hình năm con dơi thường thấy trên các trắp chạm, hoặc trên các bức gấm thêu.

Người ta thường chơi chữ hình của dơi.

Chữ phúc thường được kết hợp trong ngôn ngữ hay trong văn chương, chữ khánh có một nghĩa tương tự “tưởng thưởng, diễm phúc và ngợi khen do một đặc ân ban cho”. Nhưng chữ khánh theo chữ Hán, cùng đọc giống như chữ phúc; nó chỉ cái trống bằng đá, cái khánh. Một cách chơi chữ khác trong việc dùng chữ khánh: người ta trình bày một con dơi, ngậm ở miệng một cái khánh có thêm hai nuốm tua, và kiểu vẽ này đọc là “phúc khánh”, sát nghĩa là phúc và khánh, nhưng đồng thời cũng có nghĩa bóng là “hạnh phúc lớn lao, diễm phúc”, và cũng là sự chúc tụng.

Hoặc chữ thọ phối hợp với chữ phúc có nghĩa là “phúc thọ” (diễm phúc và sống lâu). Ý tưởng này còn được diễn tả bởi chữ thọ kiểu thức hóa, đôi khi thu hẹp trong một khung đa giác, dơi lúc này, đơn giản chỉ là một ngọn lá tỏa ra thành hình dơi.

Thay vì các khánh hoặc chữ thọ, dơi đôi khi ngậm trong miệng một giỏ hoa. Ấy là một vật trong “bát bửu”, biểu tượng của sự hưởng thụ và diễm phúc.

Về phương diện trang trí, dơi thường ngậm hai nuốm tua, “dơi tua”, không có nghĩa bóng.

Dơi có thể hóa lá “lá hóa phúc”, hóa bông mai, “mai hóa phúc”’ hóa bông sen, “sen hóa phúc”, hóa trái “quả hóa phúc”; hóa mây “mây hóa phúc”, nhưng thường hóa hồi văn, có lá hoặc không lá, “hồi văn hóa phúc”. Sự tưởng tượng của nghệ nhân được tự do thể hiện trong nghề nghiệp với dơi cũng như với rồng. Dơi đôi khi chiếm trung tâm một bức đố chạm, nhưng thường nép mình trong các góc và cánh dơi được tô điểm cho đẹp thêm. Hoặc hình dơi dùng trong nữ trang như trông thấy ở miếng ngọc trên hoa tai.

thu vat 54
Nghiên mực

thu vat 55
Dơi, hoa văn góc

thu vat 56
Dơi, hoa văn và tua

thu vat 57
Cái bàn. Âm bản M.G. DAYDÉ

thu vat 58
Dơi và hoa văn

thu vat 59
Dơi

thu vat 58
Lá hoa dơi

thu vat 60
Hoa văn cửa

thu vat 61
Cửa chạm

thu vat 62
Dơi và cành lá

thu vat 63

Lá và dơi

thu vat 64

Dơi và chữ thọ

thu vat 65

Dơi và hoa văn

thu vat 66

Lá và dơi

6. Sư tử

Sư tử được dùng trong nghệ thuật hoa văn trang trí Việt Nam dưới hai hình thể và hai tên. Trước tiên chúng ta có “con sư tử”. Bờm xoắn, bộ lông dợn sóng, đuôi phướn, móng vuốt mạnh mẽ; nhưng dáng điệu lại hiền lành và như trẻ con. Thế nên sư tử luôn luôn được trình bày đang đùa với trái cầu buộc vào một dây băng dài theo hình ngọn lửa hoặc thắt lại một cách nghệ thuật. Tất nhiên toàn thể đề tài được trình bày theo quy ước, nhất là với bộ lông.

Kiểu hoa văn này không dùng để trang trí các góc: sư tử đang đi xuống từ một trụ cửa, chống hai chân trước lên bức tường nối tiếp với cửa lớn. Trong trường hợp này chúng ta chỉ có một sư tử với quả cầu “sư tử hí cầu”. Đôi khi nó dùng để trang trí một bình phong, nhưng đây là nhóm năm con sư tử: “ngũ sư hí cầu”.

Hơn nữa, người ta thấy sư tử một mình hoặc với những con thú khác, như đứng trên bình vôi hay đỉnh trầm. Nhưng khi trái cầu truyền thống không được trông thấy, người ta lẫn lộn với con lân hoặc sư tử khác. Thật rất khó để giải quyết sự khó khăn ấy: Đấy cũng như nhiều trường hợp khác, có sự không chính xác về loài vật trong nghệ thuật.

Một hình thể khác của sư tử là con “nghê” hoặc “toan nghê”. Các từ điển Việt cũng như Hán cho nghĩa các từ ấy như hươu con, nai con và con ngựa. Đây là một con sư tử đang đứng trước chúng ta. Con sư tử nhanh. Tương truyền người ta muốn nhìn thấy nó chạy năm trăm dặm một ngày, hoặc hơn nữa, và muốn nó phải nhảy qua năm trăm dặm chỉ trong một lần. Nó ngấu nghiến cả cọp. Về mặt trang trí, con nghê trang trí sân chầu điện Thái Hòa, điện dành cho những buổi bái kiến lớn, cao hơn một mét, bằng đồng đỏ mạ vàng với dáng vẻ tự nhiên của nó, và hai con khác, mỗi con đứng một bên sân chầu. Chúng ta cũng có con nghê khác, cũng gần giống kích thước như vậy bằng đồng đỏ mạ vàng trước nhà lục giác của bia vua Thiệu Trị.

Một số đỉnh trầm lớn có trình bày một con sư tử ngồi trên các chân sau mang tên “kim toan nghê” (sư tử nhanh bằng kim loại). Đỉnh trầm này được thiết kế trên lưng con vật. Con nghê này hơi khác với hình con nghê trong thấy tại các lâu đài hay lăng tẩm: đặc biệt nó có một sừng trước trán.

Do đó chúng ta đã tiến gần đến con lân, thường chỉ có một sừng. Từ đó có một số đồ bài trí bằng đồng hoặc đồng đỏ trình bày theo kiểu lư trầm, trên đầu lư có con nghê.

Chúng ta có thể thấy những hình tương tự như con nghê hay sư tử trên đầu các cột. Chúng gần giống sư tử G. Dumoutier, trong tập các biểu tượng, các dấu hiệu và đồ thờ cúng của người Việt Nam, theo truyền thống miền Bắc thì gọi là con sư tử. Nhưng đối với người Huế ấy là những con lân, con kỳ lân. Bởi vậy thiết nghĩ nên xếp các hình tượng ấy vào chương dành cho lân.

thu vat 67

Ngũ sư

thu vat 68

Tam sư

thu vat 69

Sư tử nhanh

7. Hổ

thu vat 70

Hổ

thu vat 71

Hổ, bùa thiêng

8. Ngư

Bên Trung Quốc, từ ngư (cá) đọc giống từ dư (dư thừa). Do đó hình ảnh của con ngư biểu thị sự dư dả, giàu có, sung túc. Người ta bán những bức tranh hình em bé cầm trên tay một con cá, và theo truyền thuyết thì đây là: “giàu có, người ta có một con cá” có nghĩa “giàu có, người ta có dư thừa”. Ở Việt Nam việc chơi chữ này không thể thực hiện được vì chữ cá đọc khác chữ dư. Vào dịp Tết Trung thu, ở Việt nam có bán lồng đèn con cá cho trẻ em vui chơi, hoặc treo trong nhà.

Ở miền Bắc, cá thường được dùng làm hoa văn trang trí trên các nóc mái ngói tại hầu hết các chùa. Đây là “cá hóa long”. Các nghệ nhân đã kiểu thức hóa đuôi cá thành những guột mây nhẹ nhàng, xinh đẹp.

Hoa văn cá thường thấy ở các lâu đài, chùa chiền ở Huế. Đôi khi cá được trình bày ở trạng thái tự nhiên của nó, hoặc kiểu thức hoa như ở miền Bắc. Nhưng kiểu hoa văn này không phổ biến. Một số đồ sành da rạn có vẽ hình cá, có thể xuất xứ từ Trung Quốc.

Việc sử dụng hình cá làm miệng ống xối rất thường thấy: nước là yếu tố đi kèm. Hình cá cũng được trang trí trong các chậu rửa mặt. Nhưng theo truyền thống Việt Nam, thau rửa mặt bằng đồng thường chạm hình phụng hoặc đầu rồng.

Như đã trình bày ở trên, cá là biểu tượng của sự giàu có. Cá hóa rồng tượng trưng cho người học trò cố công đèn sách, thi đỗ, được bổ làm quan trong triều. Từ đó ở Trung Quốc có câu: “long môn điểm gạch”. Khi trùng tu lại Quốc Tử Giám ở Huế, người ta trang trí cho mặt tiền của tòa nhà chính những con cá từ từ hóa thành những con rồng.

Cá cũng được dùng làm hoa văn cho các mõ gỗ, hiếm thấy ở Huế.

thu vat 72

Mõ hình cá

thu vat 73

Giá để thau

thu vat 74

Hình cá ở miệng ống xối

thu vat 75

Cá bằng đất nung tráng men

thu vat 76

Ngư, hoa văn trang trí

thu vat 77

Ngư kiểu thức hóa

- Sưu tầm -

0976984729