Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 2)

5. Thảm hoàng cung

Khái quát về lịch sử nguồn gốc đặc trưng của thảm hoàng cung

Thảm hoàng cung là một chế phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc cung đình cũng như vùng đất của thủ đô Bắc Kinh, được bắt nguồn từ thời Ninh Hạ. Vì bề măt được đan dệt rất chắc chắn, mặt thảm mềm mại nên nó được gia đình hoàng tộc quyền quý vô cùng xem trọng. Hưng thịnh trong thời nhà Nguyên, nghề dệt đan thuần thủ công tinh khiết này mang lại cho thảm hoàng cung một giá trị cao cùng với nghệ thuật có nội hàm phong phú bên trong. Hình vẽ của thảm rất đa dạng nhiều màu sắc, vì quá khứ là dụng phẩm chuyên dùng của hoàng cung, nên người ta gọi nó là “cung thảm”.

co vat p2-1
Thảm kim thu

Thảm hoàng cung của Bắc Kinh có một lịch sử rất lâu đời. Trong thời nhà Nguyên đã đặc biệt thành lập một xưởng chuyên dụng để dệt thảm cho cung điện. Đến thời kỳ vua Văn Tông thời Thanh (1851 – 1861), một số lượng lớn các nhà sản xuất thảm tại Tây Tạng đã vào Bắc Kinh khiến cho nghề thủ công này ngày càng phát triển mạnh, bắt đầu lan ra khỏi hoàng cung đi vào trong từng ngôi nhà của người dân. Thảm dệt ở Bắc Kinh có: thảm trải sàn, thảm tường (bích thảm), thảm nằm v.v. rất nhiều chủng loại. Nguyên liệu của thảm hoàng cung chủ yếu là lông cừu và tơ tằm, rất ổn định, chắc chắn hơn nữa mặt thảm lại mềm mịn. Hoa văn của thảm cũng rất phong phú, đa sắc thái như phong cách cổ xưa, phong cách dân tộc, văn hoa cổ điển, mây trời v.v. Các hoa văn trên thảm chú trọng sự đối xứng, nhằm tạo cho con người một cảm giác ổn định, bình an.

Quy trình chế tạo thảm hoàng cung

Quá trình sản xuất thảm hoàng cung được chia làm ba công đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị, hình thành dệt thảm và sửa sang tô điểm lại cho thảm. Giai đoạn chuẩn bị gồm có bốn phần: cắt lông, kéo sợi, nhuộm màu, chế họa tiết. Quá trình tiếp theo là bệt dệt thành hình thảm cũng được chia thành các bước: buộc xoắn, kết lại thắt nút, làm thành những sợi ngang, cắt phần lông thừa. Phần cuối là chỉnh lý tô điểm, gồm có gọt bằng phẳng bề mặt, giặt thảm, kéo duỗi, tu bổ cắt sửa lại. Công cụ chế tạo đều chia làm hai bộ phận, một là dụng cụ dệt thảm, hai là các công cụ chuyên dùng để đo lường cho thảm.

co vat p2-2
Khung dệt thảm Hoàng cung (Ảnh: feiyicheng)

Thảm hoàng cung sử dụng rất nhiều các loại kỹ thuật thủ pháp, thể hiện đầy đủ được truyền thống văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của cung đình Bắc Kinh xưa, cũng là căn bản cho hướng phát triển rộng đến người dân. Nó vừa tồn tại một khí phái hoàng gia, lại có ý vị dân gian, khiến cho người người phải suy nghĩ về dư vị vô tận của nó. Đặc điểm nổi bật của thảm hoàng cung là việc thiết kế tận tâm, ý tưởng hoàn mỹ, chú trọng việc phối hợp các đường viền và vật liệu, đặc biệt cần sự xử lý tỉ mỉ, luôn luôn hướng tới một sản phẩm ngày càng hoàn mỹ.

co vat p2-3

co vat p2-4
Cận cảnh chi tiết thảm hoàng cung

co vat p2-5

Thảm hoàng cung chiếm một vị trí cao trong văn hóa cung đình 

Trong thời đại nhà Nguyên, tất cả các đế vương đều có những yêu cầu cực kì nghiêm ngặt trong việc sử dụng, trải lót, dệt đan hay đến cả việc phối hợp màu sắc cho thảm. Các chi tiết, nguyên liệu, màu nhuộm, kích thước, số lượng và vị trí được sử dụng trong hoàng cung đều phải trực tiếp tuân theo ý chỉ của hoàng đế. Thảm hoàng cung trong văn hóa cung đình có một vị thế rất cao vì ba lí do chính:

Thứ nhất, do thời đó rất thiếu thốn vật liệu để trải trên sàn nhà, thảm lại được làm từ lông cừu và tơ tằm, nên có công dụng chống lại cái lạnh mùa đông, trở thành một đồ dùng cực kỳ hữu dụng.

co vat p2-6
(Ảnh: xuehua)

Thứ hai, thảm có nhiều sự biến hóa về màu sắc lẫn hoa văn hình vẽ, nên ngoài giá trị sở dụng, nó còn có một giá trị trang trí, giá trị nghệ thuật mạnh mẽ.

Thứ ba, việc sử dụng thảm là không thể tách khỏi những nghi lễ của cung đình. Trong những thời tiết khác nhau, tại các vị trí đặt thảm khác nhau, hình vẽ cùng màu sắc đều có quy tắc riêng của nó. Ví dụ, trong đại hôn lễ của hoàng đế, ở giữa cung Khôn Ninh sẽ được đặt một tấm thảm có tên là “Hồng địa tú song hỷ long phượng thái vân tử tôn vạn đại mao ni kháng thảm“, với màu sắc chủ đạo của thảm là màu đỏ, ngụ ý cát tường, còn có rồng và phượng đối xứng nhau hai bên trái phải, thể hiện sự cao quý tột bậc.

co vat p2-7

Mâm kim thảm – thể hiện đậm nét phong cách hoàng gia

Bắc Kinh cung thảm” là vật phẩm tôn quý tao nhã, kết cấu tinh mỹ, phối hợp màu sắc tươi sáng, cách cắt xén ba chiều lồi lõm tạo cảm giác có nhiều lớp xếp chồng, kiểu dáng thiên biến vạn hóa. Tùy theo việc phân loại chất liệu của thảm, thảm hoàng cung có “ti thảm” (thảm bằng tơ), “nhung thảm” (thảm vải nhung), và “mâm kim thảm” (thảm vàng). Trong đó “mâm kim thảm” thể hiện giá trị nghệ thuật đặc biệt cùng phong cách hoàng gia.

co vat p2-8
Mâm kim thảm

Mâm kim thảm sở dĩ có cái tên này là vì khi dệt thảm, những người thợ thủ công đã dùng những sợi tơ vàng để phối hợp, từ đó thảm hoàng trở nên nguy nga lộng lẫy, lấp lánh rực rỡ. Vào thời kỳ đầu vua Càn Long triều đại nhà Thanh, loại mâm kim thảm này đã được đặt trong bộ sưu tập những đồ vật thượng đẳng của cung đình, cùng hàng với đồ men Cảnh thái lam, ngọc bội, điêu khắc ngà voi, và khảm nạm sơn kim.

co vat p2-9
Mâm kim thảm

Để duy trì và tăng cường sản xuất sản phẩm truyền thống, nhà máy làm thảm đầu tiên ở Bắc Kinh được thành lập năm 1956 bởi một công ty tư nhân liên doanh. Ngành công nghiệp thảm của Bắc Kinh đạt đỉnh cao vào những năm 1980. Nhưng sau những năm 1990, nhiều nhà máy thảm quốc doanh lần lượt đóng cửa, chỉ còn lại duy nhất một cơ sở duy trì dệt thảm theo cách thủ công. Hiện nay, thảm hoàng cung đã nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật thế quốc gia của Trung Quốc.

6. Ngọc bội chạm khắc

Nguồn gốc lịch sử của ngọc bội

Cho đến nay các nhà khảo cổ học luôn tin rằng, đồ vật ngọc bội đã xuất hiện trong khoảng giai đoạn 5.000 năm trước Công Nguyên. Thời kỳ đó ở Trung Quốc đã xuất hiện vòng ngọc hình bán nguyệt, đá ngọc thạch và những đồ dùng bằng ngọc. Đây chính là văn hóa về ngọc lâu đời nhất trong lịch sử loài người.

Tuy nhiên, ngày nay tại Liêu Ninh cách thành phố An Sơn Hải về phía đông nam 45 km đã phát hiện một ngọn núi trơ trọi, chứa đựng những phiến ngọc thạch dùng để làm các đồ dùng khí cụ đã từng được khai quật. Người ta đem nghiên cứu và tính toán ngọc thạch trong ngọn núi này đã được khai quật cách đây hơn 12.000 năm, đây quả là chữ số thiên văn. Điều này cho thấy rằng ngọc thạch được xuất hiện sớm nhất trên vùng đất Trung Quốc, dần dần qua đánh chế mài dũa để tạo nên những khí cụ bằng ngọc. Người ta đã phát hiện ra những đặc điểm của ngọc thạch, nó có màu sắc đẹp mắt cùng chất lượng bền chắc, dần dần trở thành một loại vật liệu đặc biệt để tạo ra những khí cụ đặc định.

Chạm khắc ngọc bội là một kỹ thuật độc đáo của Trung Hoa, có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua nhiều thời đại khác nhau, có những đặc điểm, hình dạng khác nhau qua từng thời kỳ.

co vat p2-10
(Ảnh: art.ifeng)

Các trường phái chạm khắc ngọc

Công nghệ chạm khắc ngọc bội của Trung Quốc đương đại, được phân ra làm hai phái nam bắc: bắc phái có đại biểu là Bắc Kinh, bao gồm các tỉnh phía Bắc như Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Hà Nam, Tân Cương…; nam phái được chia dọc theo sông Trường Giang, những đại biểu gồm có Thượng Hải, Tô Châu, Dương Châu, ngoài ra còn có Quảng Đông và Phúc Kiến. Đặc biệt là Thượng Hải đã từng lấy công nghệ chạm khắc ngọc bội làm thế mạnh chủ chốt.

Các chủng loại ngọc

Hầu hết các loại ngọc được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là thuộc về nhuyễn ngọc (nephrite). Nhuyễn ngọc có rất nhiều loại, những chế phẩm từ Tân Cương thường dùng như dương chi bạch ngọc, bạch ngọc, ngọc vàng, ngọc tím, ngọc đen, ngọc thạch anh, thanh ngọc, hồng ngọc, ngọc trong hang động phía Đông Bắc v.v. Đặc biệt là dương chỉ bạch ngọc có tính chất nhẵn nhụi, sáng bóng, trắng noãn như mỡ dê, được gọi là vua của nhuyễn ngọc hay “bạch ngọc chi quan”. Ngoài ra còn có các loại ngọc như Nam Dương ngọc, lam điền ngọc, hòa điền ngọc, mã não, thủy tinh, san hô, lục tùng thạch, thanh kim thạch v.v. đều thuộc về nhuyễn ngọc. 

co vat p2-10

Quá trình chạm khắc ngọc

Chạm khắc ngọc bội chủ yếu bao gồm các bước sau: chọn vật liệu, róc lớp ngoài, thiết kế, chạm khắc thô, chạm khắc chi tiết, sửa chữa và đánh bóng.

1. Lựa chọn vật liệu, róc lớp ngoài cùng

Trong hầu hết các trường hợp, người thợ thủ công sẽ căn cứ theo hình dáng của khối ngọc nguyên bản ban đầu mà thiết kế, gọi là “nhân tài thi nghệ“. Nhưng khối ngọc nguyên bản ban đầu thường có một lớp oxit trên bề mặt, ngoài ra còn có các vết nứt hay những đường vân, nên cũng cần xem xét lựa chọn để có được phương án tốt nhất. Dĩ nhiên, ngọc thạch cũng có một lớp vỏ quý, nên không thể tùy ý lột bỏ; màu sắc bên ngoài của nó cũng có thể rất đẹp; nên việc loại bỏ lớp ngoài cùng cũng cần phải được tiến hành theo các cách khác nhau, đảm bảo tận dụng được mọi ưu thế có sẵn của khối ngọc.

co vat p2-11

2. Thiết kế

Các nhà thiết kế thường thường dựa vào màu sắc của khối ngọc, mức độ của kết cấu các rãnh trên khối ngọc, đường vân và hình dáng để chạm khắc đối tượng, chọn lựa đề tài thích hợp theo đặc điểm của khối ngọc. Cần chú ý nhất là việc tận dụng tối đa khối ngọc vì đây là một vật liệu rất quý giá, sao cho vừa có thể sử dụng được màu sắc tốt nhất vừa loại bỏ được những vết nứt trên khối ngọc.

co vat p2-12

3. Chạm khắc thô

Món đồ bằng ngọc có tốt hay không quan trọng là bước chạm khắc thô, đây được gọi là tạo phôi cho sản phẩm chính. Dựa theo thiết kế yêu cầu mà chạm khắc khối ngọc theo một hình dáng cơ bản. Đây là bước cơ sở cho sự thành công của toàn bộ quá trình chạm khắc ngọc, một khi khối ngọc đã được chạm khắc mài giũa xong, rất khó có thể quay lại bước đầu, có thể nói là như “gương vỡ khó lành”.

4. Chạm khắc chi tiết và sửa chữa

Chạm khắc chi tiết gồm sự mài giũa một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Sau khi khối ngọc được trải qua công đoạn chạm khắc thô, những đường rãnh được đánh dấu trên khối ngọc sẽ được chạm khắc tinh để hoàn thành món đồ bằng ngọc. Mục đích của chạm khắc chi tiết là để tiếp tục đưa hình dáng của khối ngọc tiến một bước tinh tế trong việc định hình, thể hiện chính xác và tinh tế người, vật, non nước, chim muông, thú vật.

co vat p2-13

5. Đánh bóng

Đánh bóng sản phẩm ngọc cũng là một bước vô cùng quan trọng, không thể bị thay thể trong quá trình chạm khắc ngọc. Bất kể là người có tay nghề cao đến đâu, khi chạm khắc cũng không thể khiến khối ngọc từ đầu đến cuối đều không có chút sần sùi, chỉ có việc đánh bóng mới khiến cho khối ngọc thể hiện ra sự long lanh trong suốt xinh đẹp, mới có thể khiến cho sản phẩm từ ngọc có khí chất cao quý, có thể thể hiện ra giá trị đích thực của vật liệu cao cấp này.

6. Chỉnh sửa lại, khắc chữ và ký tên

Việc chỉnh sửa lại trong bước cuối cùng tưởng rằng không cần thiết, nhưng đôi khi nó lại phát hiện được một số khiếm khuyết trong quá trình thiết kế, cần được đánh bóng hay tu bổ lại. Ngoài ra, người sáng tạo thiết kế cần khắc chữ ký tên mình lên tác phẩm sau khi hoàn thành.

Chạm khắc ngọc bội cung đình

Trong triều nhà Thanh, một số lượng lớn các bậc thầy thủ công chạm khắc ngọc từ Nam phái đến Bắc Kinh, hình thành một sự kết hợp giữa hai phái, khiến cho việc chế tạo các sản phẩm từ ngọc thạch trở nên xinh đẹp, mỹ lệ đến không tưởng. Bất luận là từ quy trình chế tạo, hình dáng sản phẩm hay ý tưởng thiết kế, việc kết hợp này đều thể hiện ra một phong cách và văn hóa hoàng gia độc đáo.

Họ hấp thu tinh hoa nghề thủ công dân gian từ nhiều vùng khác nhau, tạo nên mới đỉnh cao mới trong nghề thủ công Trung Hoa truyền thống, cũng dần dần hình thành nghệ thuật đặc sắc trong cung đình.

co vat p2-14

co vat p2-15

Công nghệ chạm khắc ngọc bội ở Bắc Kinh trên thực tế chính là công nghệ của cung đình, khởi đầu từ Tây An sau đó dời đến Bắc Kinh. Công nghệ này đến đời Minh rất cường thịnh, lấy chủ đề trong cung đình làm chủ, sang trọng hoa lệ, trong sự giản lược lộ ra vẻ chững chạc, trong sự hùng hậu thể hiện ra khí phách hoàng tộc, trong thần thái toát ra truyền thống quốc học tương hỗ kế thừa.

Có câu nói “Ngọc bất trác, bất thành khí” (Ngọc không được mài giũa, không thành được khí cụ), những hình dáng độc đáo, phong cách tinh tế, đó là tất cả về ngọc bội sau khi trải qua nhiều quá trình chế tác. Các bậc thầy chạm khắc ngọc trong quá khứ đều được truyền thừa câu nói trên và coi chúng như một đạo lý. Điều này cho ta thấy lịch sử lâu đời của ngành thủ công này ở Trung Hoa, vang danh thế giới, lưu giữ văn hóa ngọc bội trường tồn.

Dưới đây là một vài tác phẩm chạm khắc bạch ngọc, đạt đến độ tuyệt tác tuyệt mỹ, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng:

co vat p2-16

co vat p2-17

co vat p2-18

co vat p2-20

co vat p2-21

7. Chạm khắc ngà voi

Đôi nét về ngà voi và chạm khắc ngà voi

Chạm khắc ngà voi được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, sau đó được phát triển trong thời Hán Đường, hưng thịnh vào thời nhà Minh và nhà Thanh, lưu truyền mấy ngàn năm. Chạm khắc ngà voi là một công nghệ sản xuất chủ yếu phục vụ cung đình. Từ đầu nhà Thanh, Bắc Kinh đã có mười mấy nhà xưởng chuyên về công nghệ này.

Chạm khắc ngà voi là quá trình điêu khắc một loạt các tác phẩm trên ngà voi, đây là một môn nghê thuật truyền thống cổ xưa, cũng là công nghệ mỹ thuật dân gian. Nghệ thuật chạm khắc ngà voi, với ngà voi có kết cấu chắc chắn và bề mặn mịn màng sáng bóng, kết hợp cũng nghệ thuật chạm khắc tinh tế đã khiến nhiều nhà sưu tập yêu mến và được cất giữ như một bảo vật trong nhà, trở thành một món đồ cổ độc đáo.

co vat p2-22

Hiện nay công nghệ sản xuất các tác phẩm chạm khắc ngà voi tập trung chính trong bốn khu vực: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và Nam Kinh. Ngà voi là bộ phận cứng chắc nhất của con voi, sau khi đánh bóng sẽ sáng bóng như ngọc bích, có thể chịu lực tốt không dễ gãy vỡ, được trân quý sánh ngang bảo ngọc thạch, vì thế ngà voi được coi như một loại đá quý hữu cơ.

Ngà voi, chính là răng cửa của voi, không giống bất kỳ loại răng nào khác; bề ngoài của nó không có men răng bao bọc, rất kị axit, axit mạnh có thể ăn mòn ngà voi, axit yếu cũng có thể khiến nó dần dần ăn mòn. Vì thế mà những người thợ chế tác thường ngâm ngà voi vào giấm chua trước khi gia công, khiến ngà voi trở nên mềm hơn, thuận tiện cho việc dùng dao hay các dụng cụ điêu khắc mà chạm khắc.

co vat p2-23
(Ảnh: auction.artron)

Với những tính chất và kết cấu đặc biệt như vậy, từ xa xưa ngà voi đã trở thành một nguyên liệu tự nhiên tốt để làm các sản phẩm thủ công cao cấp. Ngà voi được sử dụng bắt đầu từ đầu ngà, nơi thường có một điểm đen nhỏ, một mạch kéo dài đến tận miệng của voi, đến đó là đến tâm của ngà voi. Nếu đem ngà voi cắt ngang ra sẽ thấy được tâm của ngà voi, được phân làm 3 bộ phận chính: tâm thái dương, tâm giữa và tâm tao, trong đó phần làm nguyên liệu tốt nhất là có tâm thái dương, phần có tâm thứ hai khá yếu, còn phần có tâm tao thì tương đối ít gặp. Ngà voi có cấu trúc đường vân tự nhiên, phát triển từ tâm ra xung quanh, trở nên càng dày hơn theo độ tuổi của voi.

Ý nghĩa truyền thừa

Trước đây có lúc những nghệ sĩ chạm khắc ngà voi Trung Quốc đã tập hợp lại dưới hình thức các hợp tác xã chạm khắc ngà voi. Đến năm 1958, các hợp tác xã lại kết hợp lại với nhau và cùng với một công ty tư nhân, thành một tổ hợp sản xuất gồm 3 đơn vị nhà máy lớn tại Bắc Kinh. Các nhà máy này đã vận dụng khí chất cung đình làm chủ đạo cho sản phẩm, thu về một lượng ngoại tệ khổng lồ. Sản phẩm chạm khắc ngà voi cũng được dùng nhiều trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với các nước, trở thành một vật phẩm đại biểu cho văn hóa nghệ thuật cổ truyền của Trung Hoa.

co vat p2-24
(Ảnh: new.ifeng)

Tuy nhiên đến năm 1989, thông qua một hiệp ước quốc tế mà việc xuất nhập khẩu ngà voi trên thị trường quốc tế đã bị cấm vì nguy cơ tuyệt chủng của loài voi hoang dã. Trung Quốc là một nước thành viên của hiệp ước này nên đã tuân theo nghị quyết ngừng xuất khẩu ngà voi vào đầu năm 1990. Đây là một đòn đánh mạnh vào những nhà máy sản xuất sản phẩm từ ngà voi tại Bắc Kinh; không ít kỹ sư đã phải đổi nghề, việc truyền thừa bao đời kỹ thuật này đã gặp phải cảnh không có người kế tục, công nghệ chạm khắc ngà voi có nguy cơ bị thất truyền.

Đối với những người kế thừa công nghệ chạm khắc ngà voi này, làm thế nào để tìm ra các nguyên liệu mới để thay cho ngà voi, mà vẫn đáp ứng được tính chất yêu cầu của sản phẩm, là một bài toán còn rất đau đầu.

Kỹ xảo và phương pháp chạm khắc ngà voi

Trong triều đại nhà Thanh, kỹ thuật chạm khắc ngà voi đã trở nên hoàn chỉnh, với các thủ pháp đa dạng như: khắc tròn, khắc nổi, phù điêu trình độ cao và chạm trổ được sử dụng rộng rãi nhất.

co vat p2-25
(Ảnh: art.ifeng)

Thông thường người ta sử dụng toàn bộ cục ngà voi làm vật liệu điêu khắc, tạo thành một hình khối lập thể. Tạo hình dạng khối yêu cầu người điêu khắc cần rất thông thạo và có những kỹ thuật phong phú cùng khả năng sáng tạo. Kỹ thuật khắc tròn trong thời nhà Thanh có phong cách khá rườm rà, tương đối chú ý đến những nếp gấp của y phục, cho rằng điều này sẽ làm tăng thêm cảm nhận cho người nhìn. Ví như tác phẩm chạm khắc ngà voi “Bồ Tát Quan Âm” mang một nét thanh tịnh, đoan trang, từ bi thuần khiết. Mặc dù tác phẩm khá nhỏ, nhưng những đường nét điêu khắc cực kì chi tiết, hiện lên rõ ràng, nét khắc mịn màng nhưng cứng cáp, khá khác so với phong cách ở triều Minh.

co vat p2-26

Là một nghệ thuật truyền thống cổ xưa, chạm khắc ngà voi có một quy trình sản xuất cực kì phức tạp, trải qua đục, san, khai diện, mài, hun xông màu sắc, năm công đoạn. Môn thủ công nghệ thuật này không chỉ nằm ở việc rèn luyện kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào tâm thái của người chạm khắc. Khi làm việc phải có sự nhiệt tình, yêu thích, sau đó mới đến bước chế tạo. Công việc này cần sự kiên trì, tĩnh tâm, không ngừng trau dồi học hỏi, một ngày nào đó mới có thể thành nghề.

Chạm khắc ngà voi là di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, với quá nhiều nội hàm văn hóa và nghệ thuật sâu sắc ngưng tụ trong các sản phẩm. Tìm ra được vật liệu thay thế, để kế thừa kỹ thuật chạm khắc ngà voi, nhằm lưu giữ lại nét quyến rũ khó bì của loại hình sản phẩm này, là một chủ đề mới của những nghệ nhân trẻ mới vào nghề.

co vat p2-27

Giám định tác phẩm chạm khắc ngà voi

Tác phẩm chạm khắc ngà voi, do sự quý giá của nó, rất dễ bị làm giả. Các yếu tố sau đây cần được giám định kỹ khi kiểm tra một sản phẩm chạm khắc ngà voi.

Màu sắc

Ngà voi thật có màu trắng rất tự nhiên, các sản phẩm được chế tác từ xương thường được qua tẩy trắng, vì thế mà ngà voi khi nhìn sẽ thấy sự khác biệt rõ nét. Đó là màu sắc sáng bóng chứ không khô khốc, mất tự nhiên như các chế phẩm xương đã qua tẩy trắng.

Tính chất

Ngà voi thật có tính chất nhẵn nhụi, có đường vân như những gợn sóng nhỏ, không có lỗ thủng.

Trọng lượng

Về sức nặng, nó sẽ tùy thuộc độ lớn nhỏ của như sản phẩm đã hoàn thành. Ngà voi có trọng lượng khá nặng, vì thế nó nặng hơn rất nhiều so với các sản phẩm cùng kích thước làm từ nhựa và xương.

Chế tạo

Tác phẩm ngà voi đều được chế tác rất tinh xảo, các sản phẩm chủ yếu là dạng thân tròn vì ngà voi là thể đặc. Các chế phẩm từ nhựa hay xương khác chủ yếu nhỏ và có hình dạng elip hay chữ nhật, thường để lại vết tích của khuôn ép hay các phần cắt ghép.

Dưới đây là một số tác phẩm chạm khắc ngà voi vô cùng tinh xảo tuyệt mỹ, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng:

co vat p2-28

co vat p2-29

co vat p2-30

co vat p2-31

co vat p2-32

co vat p2-33

8. Kinh thêu

Kinh thêu hay còn gọi là cung thêu, là một công nghệ thủ công thêu truyền thống của Trung Quốc cổ đại, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng cho các sản phẩm thêu thùa tại kinh đô Bắc Kinh. Thời đại nhà Minh và nhà Thanh, kinh thêu phát triển rất hưng thịng, được sử dụng chủ yếu để trang trí trang phục hay những trang sức trong cung đình, mang một phong cách thanh lịch, nghệ thuật điêu luyện cùng kỹ thuật tinh tế. Nghệ thuật kinh thêu trong hoàng cung là việc sử dụng hàng trăm hàng nghìn các sợi tơ liên kết lại với nhau, là kết tinh của nghệ thuật sáng tạo cùng sự lao động miệt mài của con người từ thời cổ đại.

co vat p2-34
Áo khoác với hoa văn gặp gỡ trên cầu – Minh triều

Nguồn gốc lịch sử

Tìm hiểu về lịch sử kinh thêu chúng ta hãy ngược dòng quay về triều đại nhà Đường. Trong “Khiết Đan Quốc Chí” có ghi lại rằng nước Yên có “cẩm tú tổ khởi, tinh tuyệt thiên hạ“, nghệ thuật thêu cung đình được bắt nguồn từ việc xây dựng viện thêu của nước Yên, chủ yếu ra đời để phục vụ cho y phục cung đình, đế vương và các hầu tước. Đến thời nhà Minh sau này, các phương pháp, công dụng, vật liệu, hoa văn trang sức v.v. nhiều lên, làm gia tăng sự tươi mới rõ nét, kèm theo sự gia tăng số lượng những người theo nghề.

Cung thêu trong đời Thanh càng trở nên hưng thịnh, đặc biệt là trong thời kỳ Quang Tự (Thanh Đức Tông). Do sự mở rộng không ngừng của nghệ thuật mà cung thêu đã lan đến những người dân ngoài kinh thành. Vào cuối triều đại nhà Thanh xuất hiện rất nhiều các xưởng thêu tại Bắc Kinh, từ việc thừa hưởng của một số đặc điểm cùng phương pháp cung thêu, làm cho những chủ đề về hoa văn trở nên mang nét dân gian, gần gũi với cuộc sống. Hậu nhân từ đó mới chuyển cái tên cung thêu trở thành kinh thêu.

co vat p2-35

Ý nghĩa truyền thừa

Là một nghệ thủ công truyền thống của cung đình đang cận kề sự thất truyền, kinh thêu cần được bảo vệ và phát triển cấp thiết. Kỹ thuật của công nghệ truyền thống Bắc Kinh này là một di sản văn hoá mang đậm tính dân tộc của đất nước, nó cũng thể hiện trí tuệ cùng sự khéo léo của phụ nữ Hoa Hạ.

Hiện nay tại bảo tàng Cố Cung đang bảo tồn một số sản phẩm kinh thêu trân quý tinh mỹ, mang một sự sang trọng và quý giá đến không tưởng. Do đặc tính của văn vật thuộc hàng tơ lụa mà bề ngoài của những bảo vật này dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi v.v. từ môi trường. Vì thế mà rất ít những vật phẩm tinh mỹ được đưa vào triển lãm. Vì vậy mà việc phục hồi, sao chép lại những văn vật cổ để tái hiện lịch sử kinh thêu là một nhiệm vụ rất trọng yếu trong công tác phục chế; để đưa các vật phẩm đó đạt được trạng thái như mức độ ban đầu là một quá trình vô cùng khó khăn.

Kỹ thuật đặc sắc 

Hoa văn trên kinh thêu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và ý nghĩa nhất định; tất cả hoa văn chủ đề hay sản phẩm đều phải lấy ý nghĩa cát tường làm tôn chỉ. Theo ghi chép lại, tôn chỉ sớm nhất được bắt đầu từ trước Công Nguyên thời kỳ Thuấn Vũ, đó là những câu chuyện về việc chế tạo y phục của vua trong 12 chương của cuốn “Thượng thư – Ngu sách”, ghi chép lại theo tất cả các đời vua trong các triều đại lịch sử.

co vat p2-36

Xuyên suốt 12 chương của cuốn sách này là 12 đồ án (đồ hình, án tự); mỗi một đồ án là tượng trưng cho thủ pháp cùng những lý tưởng khẳng định như nhật, nguyệt, chòm sao, núi (chấn định), rồng (biến hoá), hoa trùng (văn tài), hổ cùng thú (trung hiếu), tảo (trong sạch), hoả (quang minh), gạo hồng (nuôi dân) v.v. Các đồ án đều là những sự vật được khái quát từ cuộc sống, nhằm giúp người thiết kế thể hiện ra được một ý nguyện chính xác của chủ nhân sản phẩm, dựa trên hình hài cụ thể mà phản ánh những khái niệm trừu tượng.

Tương truyền, những tinh phẩm trân quý được lưu truyền lại cho hậu thế đều do bàn tay của các nghệ nhân nam thực hiện, đây là sự khác biệt rõ rệt giữa thêu cung đình và thêu quý cách (nghệ nhân thêu là nữ nhân). Thêu cung đình với mục đích phục vụ cung đình, sản xuất những chế phẩm hoàng gia, thêu quý cách dùng trong nhưng đồ dùng hàng ngày của người dân vì thế mà các yêu cầu cùng tiêu chuẩn sản xuất thủ công là hoàn toàn khác nhau. Ngoài những quy phạm nghiêm khắc về bề ngoài như đồ hình, chủ đề, màu sắc khác nhau, thêu cung đình còn cần một quy trình công nghệ cố định, và tuyệt đối không cho phép dân gian sử dụng hay sáng tác những ý tưởng giống cung đình.

co vat p2-37

Hoa văn trên vai áo thêu bằng kim tuyến thể hiện
ba loại hoa mẫu đơn – Cuối triều Thanh

Theo khảo cứu về phương pháp châm kim, mỗi một đồ hình khác nhau đều có những quy phạm tương đối khắt khe. Chẳng hạn như hình vẽ khuyển (chó) trên trang phục, hoặc long nhãn, lông, các bộ phận đều được sắp xếp theo những đường kẻ màu sẽ sử dụng các phương pháp châm kim ngũ sắc hay hải đích. Mỗi phương pháp đều là một tiêu chuẩn và quy phạm nghiêm ngặt, trí tuệ của người nghệ nhân đều được thể hiện trong việc xử lí những phương pháp này.  Khi đánh giá các sản phẩm thêu quý hiếm của triều đại nhà Thanh, có thể thấy rõ mặc dù niên đại bất đồng, đồ hình có những thay đổi, nhưng phương pháp tổng thể là bất biến, hơn nữa từ mỗi một món đồ thêu đều cho ta thể nghiệm được sự tu dưỡng của người nghệ sĩ cao siêu .

co vat p2-38
Túi thêu bách hoa tranh diễm

Màu sắc và nguyên liệu

Các màu sắc chủ yếu được sử dụng trong kinh thêu là đen, vàng, đỏ, lam; tổng cộng bốn màu. Đen thể hiện sự huyền bí, vàng thể hiện quyền lực, đỏ thể hiện hỉ sự, lam thể hiện sự phú quý. Những màu sắc này kết hợp với nhau tạo nên một hình dáng đoan trang, chững chạc, thiết sắc tao nhã, ung dung cao quý, mang theo khí phái tôn nghiêm cao quý của hoàng gia.

Đặc điểm lớn nhất của kinh thêu là dùng những nguyên liệu quý hiếm, không tiếc tiền. Tơ lụa là nguyên liệu tốt nhất được sử dụng làm vải, chỉ thêu thường dùng bằng những sợ tơ vàng bạc, ngọc trai được tinh chế, hay lông của khổng tước cũng là một trong những nguyên liệu vô cùng quý giá. Một số sản phẩm thêu còn được điểm xuyết bằng đá quý như mã não hay ngọc bích.

Dưới đây là một số sản phẩm kinh thêu, với hoa văn cực kì độc đáo mỹ miều, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng:

co vat p2-39

co vat p2-40
Hình thêu chữ Trường Thọ

co vat p2-41
Hình thêu chữ Phúc

co vat p2-42

co vat p2-43

co vat p2-44

Theo sohu.com
- Uyển Vân biên dịch -

>>> Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 1)

 

0976984729