Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 1)

Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên (Thời Chu, ngày nay thuộc phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công. Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời.

1. Hoa khảm

Những cổ vật thượng hạng của đất nước Trung Hoa này thể hiện: tinh xảo mỹ cảm cùng yên tĩnh siêu nhiên; là cảnh giới tối cao của sự xa hoa; với những màu sắc đỏ thắm, vàng của ánh dương, màu tím hồng…; những hoa văn huyền diệu mang dáng dấp cung đình Đông Phương; những tay nghề khéo léo tuyệt vời; và đủ để làm cả thế giới tươi đẹp.

Hoa khảm gắn liền với những báu vật hoàng gia 

Có câu rằng:

Thái kim vi ti, diệu thủ biên kết
Khảm ngọc chuế thúy, thị vi nhất tuyệt

(Sắc thái vàng kim trên sợi tơ, dùng tay đan kết; khảm ngọc phỉ thúy (màu lông chim bói cá xanh), là đệ nhất tuyệt mỹ)

co vat 1
Khay đựng và chén bằng công nghệ hoa khảm

Hoa khảm hay còn được gọi là công nghệ tế kim, đem các sợi đồng, vàng, bạc làm thành những sợi mỏng như tơ như tóc, sau đó được uốn cong thành hoa văn hoặc bện lại cùng nhau. Những sợi tơ bằng kim loại quý được khảm với mã não hay điểm thúy (lông màu xanh của chim phỉ thúy – chim bói cá) hay ngọc bích với các màu lam hay đỏ khác nhau.

Công nghệ cơ bản của hoa khảm được khái quát trong 8 từ: bóp, lấp, xếp, chồng, dệt, bện, lắp ghép, hàn. Tám kỹ thuật này, trong quá trình làm có thể căn cứ tình huống thực tế để tiến hành theo các thứ tự khác nhau. Đằng sau mỗi món đồ hoa khảm tuyệt đẹp là một quy trình thủ công khó khăn, vất vả, cùng biết bao mồ hôi của những nghệ nhân tâm huyết.

co vat 2
Kỹ thuật Hoa khảm

co vat 3
Kỹ thuật Hoa khảm

Từ thời Xuân Thu đến “Yến kinh tám tuyệt” (Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất của nước Yến, thời nhà Chu) và cho tới tận ngày nay, hoa khảm luôn luôn là nghề thủ công đệ nhất của chế tác đồ châu báu thượng hạng, “vô xuất kỳ hữu” (chưa từng có đối thủ). Bởi vì quá trình làm ra sản phẩm cực kỳ phức tạp và sử dụng vật liệu đắt tiền, nó chủ yếu được sử dụng để làm đồ dùng cho Hoàng thất.

co vat 4
Mũ miện của Hoàng đế Vạn Lịch thời Minh với công nghệ hoa khảm

co vat 5
Mũ miện của Hoàng đế Vạn Lịch thời Minh với công nghệ hoa khảm

Qua trình này bắt đầu bằng việc rút kim loại vàng ra thành những sợi mỏng như tơ, rất nhẵn nhụi và mềm dẻo. Sau đó những người thợ thủ công giỏi có thể bện những sợi dây vàng này thành những đường nét; như được thể hiện trên những mũ miện của Hoàng đế. Mũ miện của Hoàng đế Vạn Lịch thời Minh chính là mũ miện đầu tiên được sử dụng công nghệ hoa khảm; qua đó đã trở thành huyền thoại trong mắt của mọi người.

co vat 6
Vương miện của Hoàng hậu với nghệ thuật điểm thúy
lục long tam phượng – Thời Minh 

Phượng quan (vương miện) của Hoàng hậu cũng chính là một loại sản phẩm khác của nghệ thuật hoa khảm; loại hoa khảm nhẵn nhụi kết hợp với điểm thúy, tạo nên một sự kết hợp giữa màu xanh bích với màu ánh kim cực kỳ sang trọng, quý phái. Trên miệng của hai con rồng có đính hai chuỗi hạt mã não, theo bước đi của người đội mũ mà chuyển động, tạo ánh sáng lung linh đẹp tuyệt trần.

co vat 7
Trâm cài tóc Song loan hàm thọ

co vat 8

Trâm cài đầu Song loan hàm thọ là đỉnh cao của nghệ thuật hoa khảm triều đại nhà Minh. Triều đại nhà Minh có nghệ thuật hoa khảm phức tạp và tinh tế hơn so với các triều đại trước đây, yêu cầu cao về tính sinh động khéo léo. Đôi chim loan này được chế tạo bằng nghệ thuật hoa khảm, hai cánh màu vàng kim được phân biệt rõ ràng, thân hình nhỏ xinh, đầy đặn và sinh động. Xảo diệu nhất ở chỗ, cặp chim được kết nối với nhau qua một bông hoa và sử dụng lò xo dưới chân chim để tạo sự động đậy nhẹ nhàng cho đôi chim khi người cài trâm di chuyển, giống như đôi chim đang sắp cất cánh bay, sống động như thật.

co vat 9
Ly Vĩnh cổ của Hoàng đế Càn Long – Thanh triều

Ly Vĩnh Cổ trong thời Càn Long được khảm nạm rất nhiều những bông hoa trên toàn bộ thân ly; ở giữa mỗi một đóa hoa đều có một nhụy hoa, mỗi một nhụy hoa lại là một viên ngọc màu sắc khác nhau; so với những tác phẩm thời Minh thể hiện quý giá hơn. Phức tạp hơn nữa là, chân ly nhìn giống như chiếc vòi voi; nên toàn bộ chiếc ly giống như chú voi mạnh mẽ, đứng vững trên mặt đất. Lịch sử đương triều ghi chép rằng, nó ngụ ý cho sự toàn vẹn và phồn vinh của quốc gia.

co vat 10
Bình hoa bằng bạc mạ vàng với công nghệ hoa khảm – Thanh triều 

co vat 11

Thời Khang Càn thịnh thế, quyền lực quốc gia nhà Thanh đã đạt đến đỉnh cao, nghệ thuật thủ công cũng được đạt đến mức độ tột đỉnh; nhất là những tác phẩm về hoa khảm, bình hoa bằng hoa khảm là một ví dụ. Nó là một chiếc bình hoa đặc biệt, được phối hợp từ những sợi bạc sợi vàng. Những sợi tơ mạ vàng tỏa ra ánh sáng lấp lánh, hư ảo, khiến cho bình hoa như đưa người xem vào một không gian đầy linh thiêng. Tầng tầng lớp lớp tơ vàng, đường nét quanh co, dù nhìn từ góc nào cũng có thể cảm giác được sự tròn đầy của bình hoa. Theo lịch sử ghi chép lại, bình hoa này do hơn 10 người thợ thủ công có tay nghề cao phối hợp mới làm ra.

Những công dụng khác của đồ hoa khảm trong Hoàng thất

Kỹ nghệ Hoa khảm có thể ứng dụng trong nhiều loại và hình dạng đồ vật thượng hạng khác nhau.

Loại thứ nhất là đồ trang sức như vòng tay, giây chuyền, bông tai, trâm cài đầu, cài áo, nơ áo v.v.

co vat 12
Bông tai Hoa khảm (Ảnh: zhengjian)

co vat 13
Vòng tay Hoa khảm

co vat 14
Trâm cài đầu Hoa khảm

Loại thứ hai là đồ vật trang trí trong phòng, như bình phong nhỏ treo trong phòng, bình hoa, kiến trúc, tạo hình dáng các loại động vật v.v.

co vat 15
Hộp đựng Hoa khảm

co vat 16
Nắp đậy cốc Hoa khảm

Thứ ba là các loại đồ dùng, chủ yếu là những món đồ nhỏ như hộp đựng kính, hộp đựng các loại, gạt tàn thuốc, nắp đậy cốc chén, hộp tăm, dao nhỏ, thậm chí cả túi xách v.v.

co vat 17
Hộp đựng Hoa khảm

co vat 18
Túi xách Hoa khảm

Hoa khảm là nghệ thuật của vàng và lửa, là kho báu của Hoàng gia cổ xưa, cũng là nghề thủ công tinh tế nhất, cùng với những viên đá nạm quý giá, đã đưa vẻ đẹp của vàng và bạc đến cấp độ cao nhất.

Cái đẹp không phân biệt cao thấp, giàu nghèo; tất cả cái đẹp được tạo ra với khát khao cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cho dù, với mức độ quý giá của nó, đồ vật hoa khảm có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ đi được vào được cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng sự tồn tại của chúng làm chúng ta tin tưởng vào những sáng tạo và tiềm năng không giới hạn để tạo ra cái đẹp của con người.

2. Khảm nạm sơn kim

“Khảm nạm sơn kim” là loại hình nghệ thuật thủ công đưa các nguyên vật liệu khác nhau gắn lên bề mặt của một đồ vật bằng gỗ để trang trí cho đồ vật đó . Vật liệu có thể là “kim” là những miếng vàng, bản vàng, lá vàng hay những mảnh vụn của vàng. “Sơn” là chỉ nước sơn thiên nhiên truyền thống. Còn khảm nạm chính là chỉ việc đem các loại ngọc thạch, xương thú, sừng trâu v.v. điêu khắc thành các sự vật, chim hoa, hoa văn, rồi khảm trên bề mặt gỗ đã sơn.

Định nghĩa khảm nạm sơn kim này được đề xướng bởi người truyền thừa tên Bách Đức Nguyên. Đơn giản mà nói, khảm nạm sơn kim chính là sơn và dát vàng lên trên bề mặt đồ vật, sau đó sử dụng các kỹ thuật công nghệ khảm nạm khác nhau. Từ đó thấy rằng, các đồ vật được áp dụng công nghệ này không bị bó hẹp, sẽ có nhiều kiểu dáng với tính thẩm mỹ nổi bật.

Có thể coi đây là một loại hình sơn mài truyền thống Trung Hoa, “khảm nạm sơn kim”, nếu tính từ thời kỳ sơ khai nhất, có thể đã có đến hơn 8.000 năm lịch sử. Nghệ thuật này cụ thể dựa trên bốn kỹ thuật chính, bao gồm: vẽ hoa văn màu, điêu khắc và lấp đầy, khắc khôi, và khảm nạm. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng kỹ thuật.

Vẽ hoa văn màu

Đúng như tên gọi, đây chính là lấy các loại sơn mài khác nhau và bột phấn vàng hay bạc làm chất màu, tiến hành vẽ trên nền sơn mài. Lược bớt đi những màu sắc sơn khác nhau và bột phấn vàng, tuy cũng gọi là khảm nạm sơn kim, trên thực tế dùng chủ yếu nhất chỉ có vàng. Vàng cũng được chia thành các loại, như: nhũ vàng, thêu hoa văn bằng kim tuyến v.v. Dùng sơn vàng vẽ tỉ mỉ theo những đường viền, tổ hợp trên bề mặt của vật. Sau khi vẽ xong có thể áp dụng sơn mài màu đen để mô tả chi tiết hơn và làm rõ hình ảnh vừa vẽ. Cách làm này khiến cho đồ vật tỏa một khí phách hoàng gia, trông vô cùng tự nhiên.

co vat 20

Điêu khắc và lấp đầy

Thực ra điêu khắc và lấp đầy cũng có thể xem như “thêm hoa” trên hoa văn đã được khảm. Kỹ thuật này sử dụng một con dao để khắc vòng quanh thành đường rãnh trên hình phác thảo của bức tranh, sau đó được lấp bằng những bột phấn vàng, gọi là “thương kim”. Điêu khắc và lấp đầy trong khảm nạm sơn kim không giống với kỹ thuật hoa văn màu bên trên, các hình dạng hoa văn được điêu khắc khi quan sát sẽ thấy những đường nét sống động hơn. Kỹ thuật điêu khắc này rất tinh tế, thậm chí có thể chính xác đến từng kết cấu của lá cây, chim muông hay thú vật, dường như nó có thể khắc các chi gân mạch của vạn vật, cho nên loại điêu khắc này còn được gọi là “xẻ gân”.

co vat 21

Khắc khôi

Khắc khôi là một biến thể của điêu khắc và lấp đầy. Cũng là khắc, nhưng điêu khắc và lấp đầy chỉ khắc đến tầng lớp sơn, khắc khôi là khắc ở tầng sâu nhất có thể của đồ vật. Điêu khắc và lấp đầy chỉ khắc các đường tuyến, khắc khôi là khắc cả mặt (diện). Bởi vì khắc khôi rất sâu nên hoa văn sẽ luôn thấp hơn bề mặt ngoài, tạo hiệu quả giống như khắc gỗ.

Khảm nạm

Cuối cùng là khảm nạm, cực kì dễ hiểu, chính là đem các vật liệu quý giá đã được đánh bóng theo màu sắc và chạm khắc, sau đó lắp ghép vào thành một bức tranh hoàn chỉnh, rồi khảm vào một bộ khung có sẵn. Các khung vỏ bên ngoài cũng làm từ vật liệu tốt, được gọi là “loa điền tương khảm“; nếu bộ khung này được làm từ mã não, ngọc bích, đá núi cao tuổi, hay thanh điền thạch thì được gọi là “bách bảo khảm“.

Khi chế tác khuôn mặt người trong thời cổ đại, các nghệ nhân thường sử dụng ngà voi, nhưng hiện nay họ đã đổi qua dùng xương trâu, vì ngà voi là một nguyên liệu bị cấm buôn bán trao đổi. Có thể thấy rằng trình độ nghệ thuật không liên quan nhiều lắm đến vật liệu, chỉ cần dụng tâm và khéo léo của nghệ nhân. Trong khi khảm vào khung vật liệu, còn có thể khảm thêm một lần nữa thành một khung khác, được gọi là “kiều khảm“, lại là một loại “thêm gấm thêm hoa” cho sản phẩm.

Ứng dụng của khảm nạm sơn kim

co vat 23
Bức bình phong “Hoa quan quần phương” đặt tại đại điện
Sướng Âm Các tại Tử Cấm Thành

Tuy công nghệ khảm nạm sơn kim được phân chia thành ngọc thạch khảm nạm, thái thạch khảm nạm, loa điền khảm nạm, bách bảo khảm nạm, nhưng những công nghệ này có thể sử dụng đơn độc, cũng có thể vận dụng kết hợp lại với nhau để thể hiện một nghệ thuật đầy màu sắc.

co vat 24

Có hàng ngàn loại đồ khảm nạm sơn kim, chẳng hạn như xe ngựa, đồ dùng trong nghi lễ, đồ dùng hoàng thất, bình phong bảng hiệu, bàn ghế hay hộp đựng. Tất cả đều thể hiện thần khí của những báu vật, thể hiện bầu không khí vinh hoa tráng lệ trong hoàng thất, đậm hương vị kinh thành.

co vat 25

co vat 26

co vat 27

Khảm nạm sơn kim là kỹ nghệ phức tạp đến cực độ, tinh tế đến cực độ, tạo ra sự tươi sáng với một vẻ đẹp ngoạn mục. Vẻ đẹp phức tạp của khảm nạm sơn kim là khám phá giới hạn trên của sự phức tạp và đẹp đẽ thượng hạng.

3. Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam

Đôi nét về đồ đồng tráng men Cảnh thái lam

Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phảm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”. Đồ tráng men Cảnh thái lam sử dụng những sợi tơ mỏng bằng đồng mềm mại làm thành những loại hoa văn, sau đó đưa men sứ cẩm thạch cùng với những hoa văn làm từ đồng nung nóng chảy, để những sợi đồng nóng chảy bám lên bề mặt của sản phẩm.

co vat 28
Một công đoạn chế tác sản phẩm Cảnh thái lam

Đồ tráng men Cảnh thái lam được lấy tên từ niên hạo của hoàng đế thứ 7 triều đại nhà Minh, hoàng đế Chu Kỳ Ngọc hay còn gọi là Cảnh Thái đế. Trong thời kỳ Cảnh Thái đế, sản xuất đồ giả sứ tráng men được đột phá bằng việc phát minh ra những màu sắc tươi mới, như màu xanh của trời, xanh cô-ban, xanh ngọc xa-phia. Khi dùng những sắc màu xanh làm màu lót, thấy được một sự thanh nhã cao quý, vững chắc và khoáng đạt. Tuy không phải là do Cảnh Thái đế sáng tạo hay phát minh ra, nhưng những sản phẩm giả đồ sứ này sau này được thống nhất gọi là cảnh thái lam để đúng với khoảng thời gian mà nó được hình thành. 

Trong hai thời đại Thanh triều và Minh triều, đồ tráng men Cảnh thái lam hưng thịnh trong hoàng thất cung đình đến 300-400 năm. Đây là hai triều đại mà chỉ có đế vương mới được sử dụng các sản phẩm được khen là “Đông phương kỳ ba” này. Quy trình sản xuất được phân nhỏ đến 100 bước, tương đối hao phí sức lực của con người, nó phản ánh được sự xa xỉ và sang trọng của hoàng gia thời đó. Vì thế mà cổ nhân có cách nói “Nhất kiện Cảnh thái lam, thập tương quan diêu khí” (để hoàn thiện một sản phẩm tráng men Cảnh thái lam, mười cơ quan phải vào cuộc).

co vat 29
Lọ nhỏ hoa văn rồng Cảnh thái lam được
thiết kế bởi Lâm Huy Nhân

Từ năm 1949, việc sản xuất đồ tráng men Cảnh thái lam bắt đầu bị thu hẹp lại . Sau đó, vì rất nhiều những người yêu nghệ thuật yêu cái đẹp quan tâm mà số mạng của đồ tráng men Cảnh thái lam mới được cải biến. Một người góp công rất lớn trong đó là vị tài nữ Lâm Huy Nhân.

Quy trình để ra được một sản phẩm tuyệt mỹ

Quy trình chế tạo đồ tráng men Cảnh thái lam được khái quát trong những bước sau: uốn tơ đồng, đốt hàn, điểm lam (điểm màu xanh), đốt sản phẩm đồng tráng men, mài sáng, mạ vàng. Tất cả gồm 7 công đoạn chính, trong đó gồm 108 những công đoạn nhỏ được chia thành theo tưng chi tiết các bước làm sản phẩm. Các nghệ nhân đã mô tả tinh hoa của quy trình này như sau:

Đồ vật đều có linh hồn. Mỗi một món đồ vật, từ thiết kế cho đến chế tạo, đến lặp đi lặp lại việc điểm màu và nung đốt, đều cần nỗ lực và sự kiên trì của nghệ nhân.

Uốn tơ đồng: Đem những sợi đồng nhỏ như tơ làm theo bản vẽ; sử dụng một cái nhíp để uốn những đoạn đường cung. Sau đó dùng bạch hồ quết dán. Từng chút từng chút một, tơ đồng được gắn lên đồ vật

Những hoa văn phức tạp thể hiện một công nghệ tinh tế, là khảo nghiệm đối với tâm tính và sức mạnh của nghệ nhân. Tỉ mỉ theo từng mi-li-mét. Không phải trong một hai giờ đồng hồ, mà thậm chí là cả mấy ngày.

Điểm lam là đem các loại thuốc màu nhỏ lên từng hoa văn trên sản phẩm

Các nghệ nhân bậc thầy không được gấp rút rửa tay, để tránh bị chất tẩy làm hỏng bàn tay. Họ phải dành thời gian nín thở, tập trung 110% vào sản phẩm. Chỉ cần hơi lơ là thì sẽ thành “công dã tràng”

Bên trong lò nhiệt độ cao đến 600 độ, nên người chế tác cực kỳ dễ bị thương

Mỗi một bước đều ẩn chứa sự nguy hiểm. Nếu như không phải thật sự yêu nghề thì chắc chắn không thể kiên trì tới cùng

Đồ tráng men Cảnh thái lam – Vật phẩm văn hóa nghệ thuật được dùng để ngoại giao

Từ cổ chí kim, quốc bảo Trung Hoa cũng chỉ có vài món đạt đến trình độ đỉnh cao, gồm có ngọc bích, sứ, gấm, kiếm và đồ tráng men Cảnh thái lam. Trong số đó chỉ có đồ tráng men Cảnh thái lam đã đạt đến vị trí quốc bảo tuyệt nghệ với đầy đủ các màu sắc và tính chất tinh túy chìm sâu bên trong sản phẩm.

co vat 30
nh và ly Cảnh thái lam mà Vua Quang Tự
tặng cho hạm đội Mỹ năm 1908

Từ đầu năm 1793, đoàn ngoại giao nước Anh đã đến Trung Quốc và giao lưu văn hóa. Sứ giả của Anh quốc tặng các vật phẩm địa lý thiên văn và âm nhạc cho hoàng đế Càn Long. Sau đó Càn Long đế cũng tặng lại cho họ một sản phẩm tráng men Cảnh thái lam. Sự kiện ngoại giao này đã đặt tiền lề cho việc tặng đồ tráng men Cảnh thái lam như nét văn hóa tinh túy truyền thống của Trung Hoa cho các nước tới thăm, trở thành một nghi lễ ngoại giao của quốc gia.

Tình cảm là cốt lõi của sự truyền tải, là cốt lõi của văn hóa nghệ thuật truyền thừa. Đồ tráng men Cảnh thái lam là tác phẩm nghệ thuật tôn quý pha trộn giữa tinh hoa của nghề thủ công truyền thống cùng những màu sắc được pha trộn tuyệt vời.

Mời quý độc cùng giả chiêm ngưỡng một số đồ tráng men Cảnh thái lam đã hoàn thiện:

co vat 31

co vat 32

co vat 33

co vat 34

co vat 35

4. Chạm trổ sơn khắc

co vat 36
Hộp hải đường long văn

Khái quát về chạm trổ sơn khắc

Chạm trổ sơn khắc, còn được gọi là “khắc sơn mài”, là một nghề thủ công được bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo Ân Tú Vân – một bậc thầy về nghệ thuật truyền thừa và di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, nói rằng: Hiện nay người theo ngành công nghệ trạm trổ này còn rất ít, chỉ có khoảng 100 người trong toàn bộ ngành sơn mài. Sự kế thừa của kỹ thuật sơn mài hiện nay là “thiếu người thừa kế”, để cho những người trẻ tuổi thừa hưởng các kỹ năng sơn mài là điều cấp thiết.

co vat 37
Đĩa oa giác đỏ

Bắt đầu từ thời Hán, Đường và được hưng thịnh trong thời Minh, Thanh, chạm trổ sơn khắc có đến 1.400 năm lịch sử. Cùng với chạm khắc ngà voi, ngọc bội và đồ tráng men cảnh thái lam làm nên “tứ đại thủ công nghệ của Bắc Kinh”. Chạm trổ sơn khắc mang khí phái của hoàng gia, cao quý và thanh lịch, được coi là kho báu quý giá và là tinh hoa nghệ thuật độc đáo của phương Đông.

co vat 38
Bát hồng tam thanh trà ngự đề thơ – thời Càn Long

Chế tạo 

Nói về việc chế tạo sản xuất ra một sản phẩm chạm trổ sơn khắc, từ công đoạn thiết kế, tạo phôi, đánh véc ni, vẽ in, điêu khắc, điêu khắc, mài, đánh bóng, tạo hộp gỗ v.v. là một chuỗi quá trình cực kì phức tạp. Do đặc tính của hàng thủ công, tính phức tạp của việc điêu khắc, yêu cầu chuyên môn tinh xảo cộng với tính độc đáo của nghê thụật, việc sản xuất các sản phẩm chạm trổ sơn khắc từ thiết kế đến thành phẩm được trải dài qua nhiều quy trình và tay nghề của rất nhiều người thợ thủ công. 

co vat 39

Khi chạm khắc, đầu tiên áp dụng một lớp sơn mài trên bề mặt của đồ vật. Sau khi lớp sơn mài được đắp lên đến một độ dày thích hợp, sử dụng dao để loại bỏ các phần thừa, dựa theo mẫu mong muốn trên lớp sơn mài mà chưa hoàn toàn cứng hóa. Cuối cùng, để đạt hiệu ứng nghệ thuật mong muốn, đồ vật có thể được đánh bóng hơn nữa và cũng có thể được duy trì một vẻ bề ngoài cứng rắn hơn. Theo sự khác biệt của màu sắc của lớp sơn, sơn mài có thể được chia thành những màu chính như đỏ, xanh lục, vàng, đen và một số những màu sắc khác được pha trộn cùng nhau. Trong số đó, màu đen là hiếm gặp, màu đỏ là phổ biến nhất. Màu đỏ gần như trở thành màu bất li thân khi nhắc với sơn khắc. Có một số công nghệ sơn mài tương tự, chẳng hạn như đánh sơn, sơn chu sa, khắc kamakura của Nhật Bản v.v.

co vat 40

Nói chung, việc sản xuất một sản phẩm sơn khắc hoàn thiện thông thường mất ít nhất nửa năm. Một tác phẩm nghệ thuật sơn mài cao cấp, tinh tế và tỉ mỉ thì mất khoảng một năm. Thậm chí, để chế tạo ra một sản phẩm trạm trổ đích thực dùng làm đồ trang trí thì còn phải mất đến ít nhất 2 năm.

co vat 41

Chạm trổ sơn khắc ở Bắc Kinh được chia làm hai loại: kim khí (kim loại) và phi kim khí (phi kim loại). Trước đây sản phẩm được tráng men cẩm thạch, sau đó mới sử dụng nước sơn. Nước sơn được sơn theo từng lớp, quét một lớp, để khô sau đó quét một lớp nữa, một ngày sẽ quét hai lần sơn. Lớp phủ gồm vài chục lớp, nhiều thì là ba trăm, năm trăm lớp, công nghệ này nhìn chung cực kì phức tạp và cầu kì.

Ứng dụng trong hoàng gia

Vào giữa triều đại nhà Thanh, do tình yêu của Hoàng đế Càn Long với nghệ thuật sơn khắc này, ông yêu cầu nghệ nhân trong cung đình sản xuất một số lượng lớn các tác phẩm chạm trổ sơn khắc như bình phong, bàn đạp, bàn ghế, bình nhỏ, hộp, đĩa và thậm chí cả đồ dùng thông dụng hàng ngày. Các mẫu hoa văn trạm trổ của thời kỳ này được xây dựng tốt, với chạm khắc tinh xảo, hoa văn phức tạp và mức độ khéo léo cao, tạo nên một phong cách nghệ thuật rất duyên dáng và thanh lịch.

co vat 42
Quỳ văn song nhĩ bình

Các sản phẩm chạm trổ sơn khắc rất đa dạng và phong phú về chủng loại, thiết kế, sự sáng tạo kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ, mang đặc tính nghệ thuật sang trọng và trang nhã. Sản phẩm thuộc loại này có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng thẩm mỹ cùng vẻ đẹp cuộc sống trong xã hội hiện đại. Quy trình sản xuất là một phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu nghệ thuật về hàng thủ công truyền thống của Trung Quốc.

Trong những năm 90 của thế kỉ 20, ngành công nghiệp sơn khắc suy giảm do chuyển đổi thị trường, chu kỳ sản xuất dài, đầu tư lớn và thay đổi hệ thống quản lý. Các thợ thủ công ngày càng ít và họ phải đối mặt với thực tế khốc liệt của sự bão hoà về ngành thủ công truyền thống này; cùng với việc đào tạo những người mới sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, yêu cầu về kỹ thuật cùng kỹ năng thẩm mỹ cũng như am hiểu về lịch sử nghệ thuật cực kì cao. Đánh giá từ tình hình hiện nay, thấy rằng nghề thủ công chạm trổ sơn khắc của Bắc Kinh có hàng trăm năm tuổi này đang trên bờ vực bị thất truyền.

Dưới đây mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp trầm trầm sâu lắng của một số sản phẩm chạm trổ sơn khắc đã hoàn thiện:

co vat 43

co vat 44

co vat 45

co vat 46

co vat 47

co vat 48

co vat 49

Theo sohu.com
- Uyển Vân biên dịch -

>>> Đề tài bát bửu trong kiến trúc thời Nguyễn ở Huế

>>> Nghệ thuật pháp lam Huế

0976984729