Lịch sử truyền thông thị giác (Phần 2)

thi giac 1

Kì trước chúng ta đã được giới thiệu về thời sơ khởi của truyền thông thị giác khi con người bắt đầu sử dụng công cụ thô sơ để lưu giữ những ghi chép thô sơ nhất. Sang phần này, hãy tua nhanh thời gian hơn một tí và chứng kiến thời điểm khi mà những hình vẽ, biểu tượng ban đầu giờ dần tiến hóa lên một mức độ mới và tạo nên hệ thống chữ viết, một phần không hề nhỏ trong Truyền thông thị giác.

Chúng ta sẽ tham khảo một số ngôn ngữ đầu tiên được tạo ra nhờ việc ứng dụng hình vẽ và biểu tượng. Nhưng trước hết, hãy đọc qua một số khái niệm chính nhé:

thi giac 2

Chữ tượng hình là một biểu tượng thể hiện một ý tưởng, vật thể, hoạt động, nơi chốn hoặc sự kiện thông qua việc minh họa. Hệ thống chữ tượng hình là hệ thống chữ viết mà ý tưởng được truyền tải thông qua các dạng hình vẽ. Đây là nền tảng của chữ hình nêm và chữ tượng hình Ai Cập. Những biểu tượng dạng viết đầu tiên đều dựa trên dạng chữ tượng hình (hình ảnh tương ứng với vật cần biểu tượng) hoặc chữ biểu ý (hình ảnh tương ứng với ý tưởng cần biểu tượng). Chữ tượng hình được tin rằng đã xuất hiện trước chữ biểu ý. Những hệ thống này được sử dụng bởi những nền văn hóa cổ đại trên khắp thế giới từ 9,000 năm TCN và bắt đầu phát triển thành những hệ thống chữ tượng hình tiên tiến hơn vào khoảng năm 5,000 TCN. Chữ tượng hình vẫn được sử dụng làm phương tiện giao tiếp chủ yếu trong những nền văn hóa thô sơ ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.

Chữ biểu ý là biểu tượng thể hiện một ý tưởng, thay vì một nhóm chữ cái được sắp xếp để tạo thành âm vị (đơn vị nhỏ nhất trong ngôn ngữ nói của một ngôn ngữ) của ngôn ngữ nói thường thấy trong những ngôn ngữ có bảng chữ cái. Những ví dụ của chữ biểu ý là bảng chỉ đường như ở trong sân bay hoặc đất nước xa lạ mà bạn vừa đặt chân tới, cũng như hệ thống chữ số  và kí hiệu toán học Ả-rập: chúng được sử dụng toàn cầu cho dù là được phát âm khác nhau.  Thuật ngữ “chữ biểu ý” thường hay được sử dụng để miêu tả những hệ thống chữ viết tượng hình như Chữ tượng hình Ai Cập hoặc chữ Trung Quốc. Tuy nhiên, những dạng chữ tượng hình đó có kí hiệu thường biểu tượng một từ hay hình vị (đơn vị ít nhất có nghĩa của ngôn ngữ). Điều này ngược lại với những hệ thống chữ viết khác, ví dụ như bảng chữ cái, khi mỗi kí tự (chữ cái) biểu trưng cho một âm hay sự kết hợp của nhiều âm.

thi giac 3

Hán tự

Đây là một dạng chữ tượng hình được dùng trong ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổ tiên của ngôn ngữ này có lẽ đã xuất hiện từ 8,000 năm trước, và đến 5,000 năm sau, hệ thống chữ viết tiếng Trung hoàn chỉnh đã được phát triển. Với lịch sử dài như vậy, cũng không khó hiểu khi đây là hệ thống chữ cổ nhất còn được sử dụng đến ngày nay. Hán tự Trung Quốc được kế thừa trực tiếp từ những chữ tượng hình đơn độc hoặc là sự kết hợp giữa các thành phần tượng hình khác nhau và kí hiệu ngữ âm.

thi giac 4

Số lượng chữ Trung Quốc trong từ điển Kangxi là khoảng 47,035 chữ, tuy nhiên một lượng lớn là những biến thể ít được sử dụng hơn mà ngôn ngữ này tích tụ qua thời gian. Ở Trung Quốc, kỹ năng đọc viết của một công dân có khả năng lao động là khoảng 4,000 - 5,000 chữ.

thi giac 5

thi giac 6

thi giac 7

thi giac 8

thi giac 9

thi giac 10

thi giac 11

Cũng giống như hình dạng đặc trưng của chữ cái La Mã (chữ in thường chiếm một vùng tròn với thân trên và thân dưới), chữ Trung Quốc chiếm diện tích vuông. Những chữ gồm nhiều thành phần thì những phần đó đều được nén lại để mỗi chữ có kích cỡ tương đồng. Vì vậy, những người bắt đầu học ngôn ngữ hay luyện tập trên giấy vuông, và người Trung Quốc cũng đôi khi sử dụng cụm từ “chữ ô-vuông”. Hình dạng của Hán tự có sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Trung Quốc lục địa đã sử dụng chữ giản thể từ 1956, nhưng chữ phồn thể vẫn được sử dụng ở Đài Loan và Hồng KôngNhật Bản đã sử dụng những kí tự giản thể của riêng họ từ năm 1946, trong khi Hàn Quốc sử dụng Hán tự rất hạn chế, còn Việt Nam thì loại bỏ chúng hẳn để chuyển sang dùng chữ Quốc Ngữ.

thi giac 12

Theo truyền thuyết, Hán tự được tạo ra bởi Thương Hiệt ( khoảng 2,650 TCN), một vị quan dưới trướng Hiên Viên Hoàng Đế. Truyền thuyết kể rằng Thương Hiệt đang săn bắn một ngày thì thấy một con rùa có mạch máu rất lí thú. Được gây cảm hứng từ sự kiện đó, ông đã nghiên cứu những con vật ở dương gian, cảnh vật của đất và tinh tú của trời và sáng tạo ra một hệ thống kí hiệu gọi là tự.

thi giac 13

thi giac 14

thi giac 15

thi giac 16

thi giac 17

thi giac 18

Hiểu biết về thư pháp là một bước quan trọng để hiểu nền văn hóa Nhật BảnThư pháp không chỉ đơn thuần là viết chữ đẹp, mà là một môn nghệ thuật bậc nhất ở các nước phương đông, biểu trưng bằng sự kết hợp giữa kỹ năng và trí tưởng tượng của bậc học giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng sự kết hợp các đường nét.

Ở phương tây, thư pháp vốn dĩ là để đè nén cái riêng và đưa ra một thể chuẩn mực. Thư pháp Nhật Bản (sho trong tiếng Nhật) cố gắng đem lại sự sống và nét riêng cho chữ viết với nhiều phong cách rất đa dạng, mỗi người mỗi vẻ. Thư pháp Nhật Bản rất khó hiểu với người phương Tây do khi thực hiện, một tác phẩm chỉ tốn vài giây nên sự ngắn ngủi đó làm cho những người chưa có kiến thức về bộ môn nghệ thuật này khó cảm thụ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng tất cả những chữ đều được viết một lần. Không hề có chỉnh sửa, tân trang hay thêm thắt gì sau đó.

thi giac 19

Thư pháp bắt đầu thâm nhập vào xã hội Nhật Bản từ thế kỉ VII SCN. Phật giáo du nhập vào Nhật từ Trung Quốc và Hàn Quốc, đã có nhiều phật tử theo đạo, trong đó có cả những vị hoàng đế. Kinh phật được lưu chép bằng Hán Tự những vị sư và thường có chất lượng thẩm mỹ cao. Nhà thư pháp người Nhật nổi tiếng nhất có lẽ là thầy Kukai. Có truyện cho rằng hoàng đế Tokusokutei đã nhờ ông ghi lại một đoạn kinh 5 phần đã bị hư hỏng. Kukai cầm cọ vào 2 tay, ở giữa các ngón chân và ngậm thêm 1 cây ở miệng, và lặp tức ghi lại 5 phần cùng 1 lúc!

thi giac 20

Chữ hình nêm

thi giac 21

Hơn 5,000 năm trước, những người sống ở miền nam Iraq, gọi là người Sumer, đã tạo ra hệ thống chữ viết đầu tiên trên thế giới. Họ không làm thế để viết những câu chuyện, trao đổi thư từ, hay công bố những công đức của thần linh và vua chúa, nhưng sau đó chữ viết dần được sử dụng cho những mục đích đó. Họ tạo ra chữ viết bởi vì họ cần công cụ sổ sách để ghi chép việc thu nhận và phân phối hàng hóa. Nguyên nhân là vì xã hội của họ đã sinh sôi và phát triển hơn trên những đồng bằng phù sa hạ sông Tigris và Euphrates. Tình hình lúc đó nảy sinh nhu cầu cho việc quản lí sát sao nhằm duy trì một nền văn minh nông nghiệp to lớn. Hệ thống sổ sách của những người Iraqcổ xưa bao gồm cách thức ghi chép ngôn ngữ bằng chữ viết và cách thức xác nhận, chứng thực sổ sách và giao dịch bằng dấu mộc cá nhân hay chính thức.

Họ tạo ra chữ viết bởi vì họ cần công cụ sổ sách để ghi chép việc thu nhận và phân phối hàng hóa.

Hệ thống chữ viết này sử dụng những biểu tượng để tượng trưng cho con số, từ ngữ và phát âm của từ. Tất cả những biểu tượng đều là chữ tượng hình, nghĩa là những hình vẽ khái quát của đồ vật, hành động hoặc khái niệm. Nhưng chúng có thể được sử dụng để biểu trưng cho vật thể đang được vẽ hoặc âm thanh của những chữ nói về vật đó. Ví dụ, một hình vẽ nước có thể được dùng để nhắc đến “nước”, hay nó có thể là âm thanh của từ “nước”, là “A” trong ngôn ngữ nói của người Sumer bấy giờ. Một bức vẽ đầu người có thể được hiểu là “đầu” hoặc “người”, và nó cũng biểu trưng cho âm thanh của từ “đầu”, là “Sag” trong tiếng Sumer. Bằng việc sử dụng biểu tượng để thay thế âm tiết cũng như sự vật, tất cả những yếu tố của ngôn ngữ có thể được ghi chép qua chữ viết.

thi giac 22

Đất sét đã được chọn làm phương tiện ghi chép tiêu chuẩn, vời vì chúng dễ kiếm, dễ nhào nặn và có thể tái sử dụng, nhưng lại rất bền bỉ sau khi được phơi nắng hay nung nấu. Cây sậy mọc đầy rẫy ở bờ sông đã được sử dụng để làm công cụ viết gọi là bút trâm. Cho hầu hết mọi ghi chép và văn bản, đất sét được nặng thành bảng hình chữ nhật, và cho những dịp đặc biệt thì hình nón, hình cầu, hình lăng trụ và những hình khác được sử dụng.

Để viết lên đất sét, người ta sẽ ấn đầu bút trâm xuống mặt phẳng và vẽ từng nét tạo thành kí hiệu. Những nét này có đặc điểm “hình nêm” đặc trưng, như đầu tam giác và đuôi mỏng, và đó cũng là lí do những người khám phá ra chúng gọi là “cuneiform”, tiếng Latin cho “chữ hình nêm”. Mặc dù những biểu tượng và chữ viết ban đầu có chiều thẳng đứng, chúng sau này bị lật sang một bên và được viết từ trái qua phải, vì đó là cách dễ dàng nhất để những người ghi chép thuận tay phải có thể viết mà không đè lên đất sét.

thi giac 23

Chữ viết của người Sumer đã được chuyển thể thành hệ thống chữ viết của nhiều ngôn ngữ gần đó bao gồm Akkad, Elam, Hittite (Luwia), Hurrian (Urartian) và là cảm hứng cho bảng chữ cái của người Ba Tư và Ugarit.

Sự phức tạp của hệ thống này đã thúc đẩy sự phát triển của một số phiên bản giản lược của nó. Tiếng Ba Tư cổ đã được viết bằng một nhóm những kí hiệu hình nêm giản lược mà ngày nay được biết dưới tên Chữ hình nêm Ba Tư cổ. Chúng tạo thành một bản chữ cái âm tiết, sử dụng ít nét hình nêm hơn ngôn ngữ của người Assyria và một số chữ tượng hình thường xuyên cho những khái niệm về “thần thánh” và “vua chúa”. Ngôn ngữ Ugarit được viết bằng bảng chữ cái Ugarit, thông dụng trong nhóm ngôn ngữ Á-Phi cũng sử dụng cách thức hình nêm.

Việc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm Aramaic trở nên rộng rãi dưới triều đại đế chế Assyria và bảng chữ cái Aramaic dần thay thế chữ hình nêm. Văn bản hình nêm cuối cùng được viết là một tài liệu thiên văn học vào năm 75 SCN.

Chữ tượng hình Ai Cập

thi giac 24

Là hệ thống chữ viết được sử dụng bởi người Ai Cập cổ, pha trộn các yếu tố của chữ tượng hìnhbiểu ý và bảng chữ cái. Chữ tượng hình này có nguồn gốc từ những tập tục nghệ thuật từ thời chưa có chữ viết.

thi giac 25

thi giac 26

thi giac 27

thi giac 28

thi giac 29

Chữ tượng hình hầu hết là mang tính tượng trưng: chúng biểu trưng cho một khái niệm có thật hoặc tưởng tượng, đôi khi được cách điệu và giản lược nhưng hoàn toàn có thể nhận ra đại đa số các trường hợp. Trong thực tế, một kí tự, tùy theo ngữ cảnh, có thể được hiểu theo nhiều cách khách nhau: kí hiệu ghi âmchữ biểu ý hoặc từ hạn định.

Chữ tượng hình gồm 3 loại kí tự: kí tự ngữ âm, bao gồm phụ âm đơnđược sử dụng như bảng chữ cái; kí tự tượng hình, biểu trưng cho hình vị; và từ hạn định, hoặc từ biểu ý, giúp giới hạn lại ý nghĩa của một từ ngữ âm hay từ tượng hình. Trong thời kì Ai Cập Cổ Đại, Ai Cập Trung Đại và Tân Vương quốc Ai Cập, có khoảng 700 chữ tượng hình tồn tại. Đến thời kì Hy Lạp - La Mã, có khoảng 5,000 chữ.

thi giac 30

Khi chữ viết bắng đầu phát triển và thịnh hành hơn trong cộng đồng người Ai Cập, một dạng chữ viết giản lược đã được phát triển, hình thành sự phân biệt giữa tiếng Ai Cập cổ và tiếng Ai Cập thông dụng. Những biến thể này cũng phù hợp để sử dụng trên giấy cối hơn là chữ tượng hình cổ đại. Chữ tượng hình không vì vậy mà biến mất và vẫn tiếp tục tồn tại, đặc biệt trong những văn bản quan trọng và chính thức. Viên đá Rosetta chứa song song cả 2 loại chữ tượng hình và chữ phổ thông. Chính hệ thống chữ tượng hình của người Ai Cập đã đặt nền móng cho người Phoenicia tạo nên hệ thống bảng chữ cái hiện đại như ngày nay.

thi giac 31

>>> Lịch sử truyền thông thị giác (Phần 1)

>>> Định luật nguyên lý thị giác

0976984729