Lịch sử truyền thông thị giác (Phần 1)

Những hình ảnh này tuy thô sơ nhưng có ý nghĩa văn hóa và tín ngưỡng rất lớn đối với xã hội đã tạo ra chúng; trong nhiều trường hợp, ý nghĩa này vẫn sống đến ngày nay cùng với hậu duệ của họ.

thi giac 1

Người Cro-Magnon được biết đến như đại diện Châu Âu đầu tiên của chủng Người hiện đại, với tổ tiên đến từ Trung Đông.

Người Cro-Magnon sống trong khoảng 40.000 - 10.000 năm trước vào thời kì Hậu đồ đá cũ thuộc kỷ Pleistocene. Về cơ bản, họ giống như người hiện đại ngày nay về mặt cấu tạo, chỉ khác một chút ở thân hình vạm vỡ hơn cũng như bộ não lớn hơn. Khi đến Châu Âu vào 40.000 năm trước, họ đã mang theo kỹ năng điêu khắc, hội họa, âm nhạc, trang trí thân thể và vật dụng hằng ngày.

Từ thời tiền sử, đã tồn tại những hình vẽ trên đá, tường và trần của hang động - được tạo nên từ thời Hậu đồ đá cũ 40,000 năm trước. Một niềm tin phổ biến cho rằng những hình vẽ này là tác phẩm của các vị trưởng lão hoặc pháp sư đáng kính.

Chủ đề phổ biến trong hình vẽ hang động là những loài động vật hoang dã to lớn như bò rừng, ngựa, hươu và hoa văn trừu tượng, được Abbé Breuil (nhà khảo cổ học nổi tiếng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX) gọi là Macaroni . Hình vẽ con người thường rất hiếm và được giản lược so với chủ thể động vật được miêu tả chân thật, tự nhiên. Hình ảnh trong hang động đã có từ thời Aurignacian (Hohle Fels, Đức), nhưng đạt đến đỉnh cao vào thời kì Magdalenian (Lascaux, Pháp).

Chúng được tạo nên từ đất son, khoáng hê-ma-tít, man-gan ô-xít và than. Đôi khi hình dáng của con vật được khắc lên đá trước và họ sử dụng đèn đá để soi sáng. Abbé Breuil xem đây giống như một dạng nghi thức săn bắn, được sử dụng để tăng số lượng con mồi, bằng chứng là có một số bức tượng đất sét được dùng làm bia nhắm cho các binh sĩ dùng giáo. Tuy nhiên, cách này lại không thể giải thích hình vẽ của những con vật săn mồi như sư tử và gấu.

thi giac 2

thi giac 3

thi giac 4

thi giac 5

thi giac 6

thi giac 7

thi giac 8

thi giac 9

thi giac 10

thi giac 11

thi giac 12

thi giac 13

thi giac 14

thi giac 15

thi giac 16

thi giac 17

Hình vẽ đá

Hình vẽ đá là những hình ảnh được khắc lên đá, thường được khắc bởi người tiền sử thuộc thời kì Đồ đá mới. Chúng được xem là dạng kí tự báo hiệu hệ thống chữ viết, được sử dụng để giao tiếp vào khoảng 10.000 năm TCN cho đến thời kì hiện đại, tùy theo địa điểm và nền văn hóa. Rất nhiều hình vẽ đá biểu trưng cho dạng ngôn ngữ thờ cúng hay biểu tượng nào đó mà người ta vẫn chưa lý giải được.

thi giac 18

thi giac 19

thi giac 20

thi giac 21

thi giac 22

thi giac 23

thi giac 24

thi giac 25

thi giac 26

Hình vẽ đá cổ nhất được truy vào khoảng 10.000 - 12.000 năm trước. Vào 7.000 - 9.000 năm trước, một số hệ thống chữ viết khác như chữ hình vẽ hoặc chữ ghi ý bắt đầu xuất hiện. Hình vẽ đá vẫn còn thông dụng và các xã hội mang tính bộ lạc vẫn sử dụng chúng đến tận khi xã hội phương Tây tiếp xúc với họ vào thế kỉ XX. Những hình ảnh này tuy thô sơ nhưng có ý nghĩa văn hóa và tín ngưỡng rất lớn đối với xã hội đã tạo ra chúng; trong nhiều trường hợp, ý nghĩa này vẫn sống đến ngày nay cùng với hậu duệ của họ.

Hình vẽ trên mặt đất

Hình vẽ trên mặt đất là những hình vẽ, thiết kế được tạo ra trên mặt đất bằng cách sắp xếp nhiều mảnh đá để tạo thành hình ảnh dương bản; hoặc bằng cách loại bỏ những mảnh vật chất bị gỉ để lộ ra hình vẽ trên mặt đất chưa bị gỉ bên dưới. Một hình vẽ trên mặt đất tiêu biểu nhất là Hình vẽ Nazca ở Peru, ngoài ra Tây Úc và Sa mạc Basin ở Mỹ cũng nổi tiếng bởi vì sở hữu những hình vẽ trên mặt đấtHình vẽ trên đồi, mê cung đất cỏ và mê cung đá của khu vực Bắc Âu, Iceland, Lappland và Liên bang Xô-viết cũ cũng là một loại hình vẽ trên mặt đất. Hình vẽ lớn nhất thuộc dạng này là Người đàn ông Marree ở Nam Úc.

thi giac 27

thi giac 28

thi giac 29

Hình vẽ Nazca là những hình vẽ trên mặt đất khổng lồ tọa lạc tại sa mạc Nazca, một cao nguyên khô cằn trải dài 85 km giữa các thị trấn ở Nazca và Palpa, Peru. Chúng được tạo nên bởi nền văn hóa Nazca, 200 năm TCN đến 600 năm SCN. Có đến hàng trăm hình vẽ khác nhau, đa dạng về độ phức tạp, từ đường thẳng đơn giản đến chuỗi hình chim ruồi, nhện, khỉ và thằn lằn được cách điệu. Bạn sẽ không thể nhận ra những hình dáng này nếu bạn không ở trên không. Cho là người Nazca không thể nhìn thấy tác phẩm của họ từ trên cao, động cơ và cách thức thực hiện những hình này hiện vẫn còn là chủ đề được bàn tán.

Một giả thuyết được chấp nhật phổ biến là người Nazca đã tạo ra chúng bằng công cụ và thiết bị đo đạc đơn giản. Nhiều cây cột gỗ cắm ở phần cuối của một vài hình vẽ đã được dùng để xác định niên đại cũng như là minh chứng cho giả thuyết này. Ngoài ra, Joe Nickell đến từ Đại học Kentucky đã tái tạo những hình vẽ này sử dụng công nghệ mà người Nazca sở hữu lúc đó mà không cần quan sát từ trên không. Chỉ cần công nghệ đơn giản và lên kế hoạch tỉ mỉ, một nhóm người nhỏ đã có thể tái tạo các hình vẽ lớn nhất trong khoảng thời gian 48 giờ. Tuy nhiên, lại không có bất cứ bằng chứng nào về việc “tại sao” lại có những hình vẽ này. Phần lớn cho rằng động cơ có phần tín ngưỡng, bởi vì chỉ có các vị thần mới có thể thấy chúng từ trên cao. Nhưng thậm chí là vậy, những chi tiết về hệ thống tín ngưỡng của họ đến giờ vẫn chưa có lời giải.

>>> Định luật trong nguyên lý thị giác

>>> Phân cấp thị giác trong thiết kế

>>> Văn hóa và thị giác

0976984729