Nghệ thuật xử lý vẽ tranh bằng bút máy

1. Biểu hiện màu sắc

Cho dù vạn vật trong giới tự nhiên có nhiều màu sắc khác nhau, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng, tầng lớp màu sắc càng hiện ra phong phú, biến hóa. Nhưng khi chúng ta gặp những vấn đề này, khi dùng bút máy vẽ, biểu đạt, tuyệt đối không thể vì chúng mà bị mê hoặc và cảm động, mà cần phải ghi nhớ “giới luật” vẽ bút máy: “phải lược bỏ màu sắc trên bề mặt ánh sáng”.

Thông thường mà nói, hình ảnh trên tranh có thể sắp xếp 3 tầng màu đen, nửa đen trắng, trắng, đặc biệt hiệu quả giống như ứng dụng thủ pháp khắc gỗ trong tranh. Phương pháp này mọi người phải điều tiết thích hợp, nếu không vì vậy mà làm tổn hại đến bản chất vật thể, trái lại chính là sức hấp dẫn của nghệ thuật lấy ít thắng nhiều, tạo khoảng trống tưởng tượng của tranh vẽ bút máy. Trước đây, các cố gắng dùng bút máy biểu đạt các lớp màu tinh xảo, nhỏ bé, tinh tế là rất khó thực hiện trái với “giới luật”, là không thể, không cần thiết, và cũng không sáng suốt.

Trong tác phẩm “Cửa trường đại học giao thông” được bố cục màu sắc, cách sắp xếp cơ bản đều dựa theo nguyên tắc xử lý, lấy cửa lớn ở giữa biểu hiện đậm nhất, và màu trắng của bầu trời làm sự đối chiếu mạnh mẽ, các bộ phận khác đều xử lý màu xám (xem hình 21). Hình 22 là bức tranh của họa sĩ người Mỹ Harry, tác phẩm vẽ lại phong cảnh về đêm theo sự ghi nhớ của ông, cũng chính là tác phẩm thành công của phương diện này.

Một họa sĩ khác với bức tranh “Cảnh nhỏ bên khu nhà mùa đông” phác thảo cảnh vật, con người, cũng vẽ theo phương pháp thử nghiệm này.

Lấy cây lớn bên trái, bụi cây ở giữa và nhân vật được xử lý tương đối đậm, màu hồng vốn có trên nóc nhà, bộ phận khuất ánh sáng của bức tường đến cây cối, hoa lá….đều vận dụng màu sắc trung gian, đặc biệt là phần lớn vẫn giữ màu trắng hình 23.

2. Xử lý đơn giản hóa

Một đặc điểm khác quan trọng của kỹ thuật vẽ tranh bút máy là vấn đề biểu hiện màu sắc vốn có của đối tượng. Trong hình 24, bức ảnh chụp hiện ra là cảnh vườn hoang bên ngôi nhà nông dân cũ, trong vườn có bức tường phòng hỏa cao chót vót, cây cối xanh tươi mọc thành bụi, bức tường nhận ánh sáng sau khi đã trải qua sự bào mòn của mưa gió hàng trăm năm, thực tế đã biến thành màu xám nhạt, nếu như sao chép lại một cách cứng nhắc thì sẽ làm tạo ra màu xám nhạt có diện tích tương đối lớn, như vậy sẽ làm cho hiệu quả hình ảnh trên tranh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tất nhiên sẽ gây ra sự tổn hại đến quang cảnh tươi sáng. Cho nên, khi xử lý hầu như đều giữ lại màu trắng, chỉ sử dụng một số nét bút trên những nơi bị loang lổ, lưu giữ lại dấu vết, thể hiện dấu vết của thời gian. Nói một cách tương đối, màu xanh vốn có của lá cỏ thậm chí đậm hơn trên bức tường, ở đó phần nhận ánh sáng cũng chỉ có thể lược bỏ đường viền, phần tối thì tăng thêm bóng râm, làm cho trên tổng thể kết hợp với nhau thành một màu sắc trung gian giữa cây cối nhạt và bức tường đậm. Trong bụi cỏ lại vẽ thêm một lớp đường nét làm hiện ra màu xanh, như vậy, hình ảnh trên tranh sẽ thanh thoát, nhẹ nhàng (hình 25).

Như hình 26 là bức ảnh nhà hát lớn của thành phố, và hình 27 là tranh vẽ bằng bút máy, có thể chỉ ra phương pháp xử lý cũng như hiệu quả xử lý trên vật kiến trúc.

but may 21
Hình 21

but may 22
Hình 22

but may 23
Hình 23

but may 24
Hình 24

but may 25
Hình 25

but may 26
Hình 26

but may 27
Hình 27

3. Thật hư và kết cấu tranh

Khi chúng ta gặp phải các kiến trúc lấy đường phố làm trung tâm vẽ cảnh thật, luôn luôn sẽ phát hiện ra những kiến trúc cận cảnh khác, có thể có sự đối xứng sáng tối mãnh liệt, nếu không xử lý thích hợp, thì bức tranh theo chủ nghĩa tự nhiên, máy móc, sẽ ảnh hưởng đến sự chú ý của chúng ta, làm cho tầm nhìn từ trung tâm đến các bộ phận bị chi phối.

Cho nên, chúng ta nhất định khi vẽ lại hình tượng màu sắc của vật thể kiến trúc trung tâm đến các hình ảnh xung quanh, phải xử lý lược bỏ bộ phận đường biên không quan trọng, có một số vật thể có màu sắc quá đậm thì giảm màu một cách thích hợp, có vật thể thậm chí phải dứt khoát bỏ đi. Ít nhiều hình ảnh khi phóng to phải xử lý “trắng hóa”, bốn góc xung quanh dần mờ đi thậm chí để trống. Mục đích  chỉ có một, chính là hướng tầm nhìn và sức chú ý của người xem nhận biết trọng điểm, chủ thể hình ảnh trên tranh (xem hình 28, 29).

but may 28
Hình 28

but may 29
Hình 29

but may 30
Hình 30

Đương nhiên, trọng tâm không phải tất cả đều phải xếp đặt ở vị trí chính giữa, như vậy hình ảnh hiện ra tương đối khô cứng, thiếu ý vị. Thông thường sử dụng theo hình thức kết cấu, sẽ xuất hiện một số hình theo mẫu mực, hình tam giác, kiểu ngang cấp… Hình thức tranh phong phú trang nhã, vững chắc, còn theo kế cấu, tỷ lệ… (xem hình 30-31).

but may 31

Kết cấu tranh theo hình tam giác có tính ổn định, trang trọng (xem hình 32).

but may 32
Hình 32

Kết cấu tranh theo kiểu ngang cấp có cảm nhận tầm nhìn rộng, tầng lớp rõ ràng (xem hình 33).

but may 33
Hình 33

Nhưng, kiến trúc, phong cảnh trong thực tế cuộc sống thiên biến vạn hóa, không thể tất cả đều sử dụng công thức nào đã sẵn có mà bắt chước, phải áp dụng thủ pháp linh hoạt tùy cơ ứng biến, tính sáng tạo và tìm tòi thì mới có thể tạo ra được hình thức kết cấu tranh mạnh mẽ.

>>> Đường nét bút máy và kỹ thuật

>>> Cách vẽ tranh bằng mực

0976984729