Lịch sử thiết kế

Chữ Design từ đâu ra?

Danh từ design có xuất xứ từ chữ disegno của tiếng Latinh, có từ thời Phục hưng, có nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng v.v. và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn (full-time professional) mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ, nhà điêu khắc hay các nghệ nhân.

thiet ke 1
Họa sĩ thời Phục hưng – 1531

Theo dòng lịch sử thì trong tiếng Hy Lạp cổ có khái niệm “Techne” được bao hàm các ngành nghề nghệ thuật thủ công, tạo ra sản phẩm làm đẹp và thực dụng. Sản phẩm đó ra đời đều do tác giả sử dụng các công cụ thô sơ, chế tạo đơn chiếc. Họ vừa là người sáng tác vừa là người thiết kế cũng là người thợ đa năng thể hiện, tự mình tạo ra sản phẩm gọi là nghệ nhân, vừa thầy vừa thợ. Khi chủ nghĩa tư bản phat triển, hàng hoá tràn ngập thị trường nhờ các phương tiện kỹ thuật máy móc, công cụ, sản xuất dây chuyền. Hàng loạt sản phẩm ra đời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mạnh.. Lúc này Techne tách biệt thành 2 hướng Kỹ thuật (Tschnik) và nghệ thuật (Kunst- tiếng đức).

Tại Anh, vào thế kỉ 16, khái niệm này đã mở rộng hơn như là “lập trình một cái gì đó để thực hiện”, “thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật” hoặc “phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ”. Design là phác thảo, thiết kế, chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp. Với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử design và bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 19.

Nhờ phát triển kỹ thuật công nghệ mà hàng hoá sản xuất ra nhiều nơi cần tiêu thụ, nên sự cạnh tranh thị trường của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên quyết liệt. Hội chợ thương mại thế giới đầu tiên ở London 1851 mở ra thời kỳ mới về hàng hoá. Sau đó ở Munchen (Đức) 1854, Viên (áo) 1873, Philadenphia 1876, chicago (Mỹ) 1884, Paris 1989 với máy móc tinh xảo phản ánh tiến bộ vượt bậc của KHKT. Vấn đề cốt yếu sống còn là thị trường tiêu thụ, nên một số nước đua nhau xâm chiếm các nước chậm tiến từ châu Á, Phi, Mỹ la tinh làm thuộc địa, khai thác nguyên liệu bóc lột nhân công rẻ mạt tại chỗ và biến nơi này thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của họ và đã trở nên giàu có nhanh chóng. Một số nước khác công nghiệp phát trển mạnh mẽ nhưng không có thị trường tiêu thụ, khủng hoảng kinh tế, nên gây ra thế chiến thứ 1 (1914-198) và thế chiến thứ 2 (1939-1945) tranh giành thuộc địa, đòi chia lại thị trường thế giới. Nhưng rốt cục hao người tốn của mà không xoay chuyển được thị trường thế giới. Bằng chiến tranh đổ máu không sao đạt được mục đích. Vì thế người ta nghĩ ra cách sản xuất hàng hoá chất lượng cao, đẹp hơn, tiện lợi hơn, hữu hiệu hơn, sẽ bán chạy hơn và chiếm thị trường hữu hiệu hơn. Thiếu mỹ thuật hàng hoá không ai mua, chính vì thế mỹ thuật và kỹ thuật lại hội ngộ với nhau, nhưng không trở lại danh từ Techne ban đầu mà Gestaltung ở Đức.
Gestaltung có 20 nghĩa nói trên, trang trí, làm đẹp, tổ chức cải tiến…….

thiet ke 2
Thiết kế nội thất trong trường ĐH Bauhaus

Khái niệm Gestaltung sinh ra ở trường ĐH Bauhaus, cơ sở đào tạo nghệ thuật thực dụng đầu tiên trên thế giới ở Waimar (đông Đức 1919), nơi “biến nghệ thuật quán rượu thành nghệ thuật ở phân xưởng”. (nói các nghệ sỹ thường ngồi ở quán rượu là các học sỹ hội hoạ trở thành các nghệ sỹ sáng tác các sản phẩm thực dụng). Năm 1925 trường này chuyển về Dessau, khái niệm Gestaltung mới rõ nét. Khu trường ở đây được xây dựng theo khối hình hộp, được liên hợp quốc ghi vào sách các di sản văn hoá thế giới 1996, vì nó mở ra khuynh hướng nghệ thuật thực dụng “dấu ấn công năng chủ nghĩa” đầu tiên trên thế giới. Lịch sử cay đắng, thầy trò trường này bị bọn phát xít truy nã, trường dời về Berlin và bị đóng cửa năm 1933, vì có nhiều tư tưởng cách mạng, hiệu trưởng là đảng viên cộng sản. Nhiều thầy trò chạy sang Liên Xô, Mỹ, Anh, Mexico…Năm 1937 Laszio Moholy-Nagy, một thầy giáo của Bauhaus cũ thành lập “New Bauhaus” ở Chicago và năm 1938 gọi là trường Design. Từ đó khái niệm Design được sử dụng rộng rãi ở các nước phương tây, trừ CHDC ĐỨC. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, các nước XHCN cũ sử dụng khái niệm Mĩ thuật công nghiệp dịch nó từ tiếng Nga, danh từ Design không được phổ biến, nên ít ai biết đến nó. Nhưng từ này không đủ nghĩa, nên ngày nay nhiều nước lại chuyển sang dùng Design

Sản phẩm đạt chất lượng thẩm mỹ, kỹ thuật, còn đòi hỏi tiện nghi tiện lợi, gây hấp dẫn người tiêu dùng, máy móc phải phù hợp với tầm vóc, thể lực, tâm sinh lý lao động, nên Ergonomic có vai trò quan trọng kết hợp mỹ thuật , kỹ thuật tạo ra giá trị design.

Sau thế chiến thứ 2 các nước thắng trận và bại trận đều mất thị trường vì phong trào giải phóng dân tộc làm tan rã hệ thống thuộc địa, thị trường bị mất luôn, nên chủ nghĩa tư bản tận dụng tối đa lợi thế vũ khí Design sản xuất hàng hoá đẹp, tiện nghi, tiện lợi đạt tiến bộ KHKT để xâm chiếm thị trường hợp pháp, không đổ máu mà thu lợi cao, cho nên họ nỗ lực đào tạo đội ngũ Design để cải tiến hàng hoá, công cụ lao động, máy móc đạt chất lượng thẩm mỹ và khoa học kỹ thuật cao. Vì vậy các trường Desin phát triển mạnh mẽ. Năm 1964 ở Mỹ có 45 cơ sở, ở Nhật có 14, Tây Đức trên 10 cơ sở đào tạo Design.

Ngày nay có sự đầu tư lớn cho Design, các trường Design có ở nhiều nơi. Ở Mỹ có 200 cơ sở đào tạo Design, các trường Design ở Tây Đức sát nhập vào các đại học tổng hợp kỹ thuật, trở thành các khoa mạnh về khoa học nghệ thuật với trang thiết bị hiện đại.

thiet ke 3
Một poster mang tính biểu tượng về nữ quyền,
thể hiện người phụ nữ có thể đảm đương các
công việc vốn chỉ dành cho đàn ông

Nhận thức muộn màng vai trò và tầm quan trọng của Design trong phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên đến năm 1964 các nước XHCN mới tổ chức hội nghị Design đầu tiên ở Tbikissi, thủ đô của Grusia, đẩy mạnh đào tạo Design để cạnh tranh với tư bản chủ nghĩa về kinh tế. Nhưng vì nền kinh tế các nước XHCN hoạch toán quan liêu bao cấp trì trệ, thiếu năng động, năng xuất lao động thấp, đầu tư cho Design yếu kém, máy móc khổng lồ, hàng hoá xấu không thể cạnh tranh, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, không sao đuổi kịp các nước tư bản. Ngày nay các nước XHCN cũng chuyển sang nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, nên đòi hỏi kiến thức Design để công nghiệp hoá, sản xuất hàng hóa đẹp, đạt tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đảm bảo chất lượng cao. Đó là con đường các nước tư bản đã chọn và đạt tiến bộ vượt bậc.

Cụm từ design ở Việt Nam có nghĩa là “mỹ thuật công nghiệp”, “thiết kế tạo dáng công nghiệp” hay “mỹ thuật ứng dụng”. Thuật ngữ này mới du nhập vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltungtrong tiếng Đức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule für Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và đã được dịch thành “Mỹ thuật công nghiệp” (MTCN). Từ đó MTCN trở thành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc.

Những cột mốc lịch sử có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ngành thết kế:

Thiên niên kỷ III TCN: chữ viết được phát minh, chữ tượng hình, Chữ viết kết hợp với hình vẽ có thể được xem là tiền thân của ngành thiết kế đồ họa giống như quan niệm của con người ngày nay .

Thế kỷ 14: người Hy-Lạp, La Mã, sau đến Ai Cập… đã có văn tự, những con chữ bao gồm 26 chữ cái, được kết hợp lại tạo thành một phương tiện thông tin đại chúng, sau cùng đưa đến một kỷ nguyên hoàn chỉnh của văn tự.

Mở đầu cho nền văn chương Kinh Thánh qua ngôn ngữ La-Tinh gọi là “Logos” hay lời phán”Parole”.

Quá trình phát triển của ngôn ngữ Phương Tây gắn với hệ thống các tôn giáo. Các thánh kinh khởi sự viết bằng tay, làm bản sao cũng bằng tay và thực hiện chép trên các mảnh da thuộc.

Khi kỹ thuật làm giấy được du nhập từ phương Đông và nghề in mộc bản (Woodblock Print) ra đời từ 1370, đã làm cho phương tiện truyền thông tin được cách mạng hóa hoàn toàn để đi vào đại chúng, tạo nên sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân.

Những quyển kinh, truyện, sách được in làm nhiều ấn bản, tạo lên mạng lưới thực dụng đầu tiên cho một xã hội tiêu thụ.

Thế kỷ 15: Máy in được phát minh làm thay đổi phương thức in ấn nhanh và hiệu quả hơn. Sách được phổ biến, tri thức được nâng cao cả chiều rộng lẫn chiều sâu có tác động sâu sắc đến các lĩnh vực: giáo dục và làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội. Từ thế kỷ 15, qua cuộc cách mạng về kỹ thuật in ấn (điển hình là ngành in khắc gỗ, in kẽm) đã tạo ra nhiều sinh khí mới cho các cơ quan truyền thông, thúc đẩy sự ra đời của nhiều cơ sở xuất bản trên toàn Châu Âu. Trong điều kiện như vậy, các họa sỹ cũng đã vào cuộc, phần lớn họ làm công việc minh họa các sách báo, nhất là kinh thánh v.v.. Cơ sở in ấn ở Đức do Martin Schongauer, Durer  thành lập đã tạo được danh tiếng trong ngành in ở Châu Âu.

Ở thế kỷ này, đa số các bản in đều mô phỏng theo bản viết tay, đó là giai đoạn đầu giữa thế kỷ 15 (từ 1400-1450) có rất nhiều bản in được thực hiện. Trung bình, số lượng ấn loát được thực hiện ở giai đoạn này từ 200 bản đến 1.000 bản, con số này khá cao ở giai đoạn đó. Đến cuối thế kỷ 15, thị trường in ở Châu Âu đã phát triển sâu rộng, điển hình là Đức, Ý… đã tạo nên một cơn sốt tại đây (Ví dụ  xưởng in thời sự ở Nurember, Đức)

thiet ke 4
Máy in Gutenberg và ấn phẩm đầu tiên trên thế giới in
bằng máy in công nghiệp

Năm 1456, Gutenberg đã in quyển Thánh Kinh gồm 42 dòng (tuy vẫn bị lỗi 03 chữ sau khi in) cùng với 200 ấn bản, bằng kỹ thuật in xếp chữ (Typography). Về mặt kỹ thuật in ứng dụng thời đó coi như thành công, nhưng chi phí lại rất khó khăn, khiến ông trở thành con nợ của ngân hàng và không hề hoàn lại được vốn đã bỏ ra. Gutenberg mất năm 1468, kỹ thuật in Typography của ông đã bành trướng sang toàn Châu Âu sau đó.

Thế kỷ 19: Ra đời như máy chụp ảnh đã làm phân hóa mạnh giữa các loại hình nghệ thuật như: mỹ thuật (fine arts)– mỹ thuật ứng dụng (applied arts). Thiết kế đồ họa với tư cách mới mỹ thuật ứng dụng trong thời đại công nghiệp đã ra đời. Nói cách khác ngành mỹ thuật ứng dụng nói chung, thiết kế đồ họa hiện đại nói riêng đã được tái sinh một lần nữa.

Từ thế kỷ 18 phương pháp ăn mòn hóa học được áp dụng, cho đến năm 1798, phương pháp in offset ra đời tạo đà cho ngành in phát triển hơn nữa vào giai đoạn sau, mà điển hình là in lưới áp dụng trong công nghiệp dệt thế kỷ 19, in tự động bằng máy vào thế kỷ 20.

thiet ke 5
Kỹ thuật in offset ra đời là một bước tiến lớn
trong công nghiệp in ấn

Cách mạng công nghiệp đã tạo ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống và xã hội. Quá trình đô thị hóa kéo theo nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời tác động đến hoạt động sản xuất, marketing và quảng cáo cũng như nhu cầu sản phẩm hàng hóa cũng khác so với hàng thế kỷ trước.

Đầu thế kỷ 20: phong cách hoa văn trang trí nổi bật là kiểu trang trí theo phong cách Victorian – Anh. Một số nhà thiết kế tiêu biểu như Frank Lloyd Wright, Peter Behrens, Mies van der Rohe mỗi người mở hướng đi riêng trong thiết kế: thiết kế đồ họa, kiến trúc, thiết kế sản phẩm (product design ) góp phần làm phong phú và đa dạng trong lĩnh vực thiết kế ứng dụng

thiet ke 6
Phong cách hoa văn Victorian

Giữa thế kỷ 20: Nhà thiết kế đồ họa từng bước đột phá ra khỏi giới hạn tiện nghi thông thường. Nhiều vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra cũng cố tri thức thiết kế một cách mạnh mẽ như: màu sắc, bố cục, mối liên hệ giữa hình ảnh và nội dung.

Sau chiến tranh thế giới năm 1945: nền design ở nước Mỹ trở nên nổi bật. Ngày càng nhiều công ty thiết kế ra đời mang dấu ấn của thiết kế và quảng cáo, thiết kế đồ họa nói riêng trở nên thịnh vượng.

Sự phát minh ra máy tính những năm 1980 đã tác động mạnh mẽ đến thiết kế đồ họa ngày nay. Máy tính, internet có thể xem là nguyên nhân hàng đầu tác động đến mọi khía cạnh của design. Đặc biệt, khi giấy in được sản xuất để phục vụ cho ngành in thì kỹ thuật in phát triển mạnh, nhất là sau năm 1950 do phát minh ra việc phục chế màu từ 03 màu cơ bản: Cyan, Magenta và Yellow.

Thiết kế đồ họa ngày nay vừa phổ biến đại chúng mà cũng vừa phức tạp vô cùng. Nhiều sản phẩm tinh xảo, số lượng, tính đồng nhất của sản phẩm được kiểm soát và sáng tạo với độ phức tạp, công nghệ cao; cũng như môi trường ứng dụng của nó cũng khác trước. Nhiều phân ngành thiết kế mới đã ra đời song song với nhiều ngành thiết kế truyền thống: đồ họa, nội thất, tạo dáng, thời tranh, truyền thông đa phương tiện, thiết kế game, truyện tranh,…. Người thiết kế chuyên nghiệp hầu như không thể tự đào tạo, họ cần có môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp hơn.

Tại Việt Nam, ngành in hình thành và phát triển khá muộn so với thế giới. Thời nhà Lý, nhà sư Tín Học là người đã in các loại sách kinh phật cho các chùa chiền bằng nghề in khắc gỗ. Nhưng giai đoạn cực thịnh của loại hình in này là thời Hậu Lê do Lương Như Học khởi xướng vào thế kỷ 19.

thiet ke 7
ơng Như Học – Ông tổ nghề in bản mộc

Cuối thế kỷ 19, nghề in Typography xâm nhập vào Việt Nam. Lúc này, nhiều nhà in đã được thành lập để phục vụ cho việc in báo (nhà in Ideo năm 1875 ở Hà Nội, nhà in Đắc Lập ở Huế năm 1926). Đến nay, qua nhiều năm đổi mới, ngành in của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, máy móc được trang bị hiện đại: máy sắp chữ chì được thay bằng máy vi tính, thay in Typography bằng in Offset.

Những phong cách nghệ thuật đương đại gắn liền với lịch sử phát triển của ngành thiết kế:

GRAFFITI và NGHỆ THUẬT ĐƯỜNG PHỐ (STREET ART) (1970 – 2000)

thiet ke 8
Graffiti nghệ thuật đại chúng xuất hiện với hình thức đơn giản
như chữ viết cho đến phức tạp được vẽ trên tường

Graffiti bắt đầu xuất hiện từ thập kỉ 60 và phát triển vào thập kỉ 70. Những Graffiti đầu tiên là những dòng chữ vẽ chằng chịt lên tường để xác định phần lãnh thổ làm ăn. Dần dà, chúng lan ra các nơi công cộng như ga tàu điện ngầm, ga xe lửa. Từ những chữ ký, những dòng chữ thô sơ nghệch ngoạc ban đầu, nghệ thuật Graffiti đã phát triển lên thành những hình vẽ 3 chiều, những mẫu hình tinh xảo…Cho đến ngày nay, hội họa Graffiti xuất hiện hầu hết những sản phẩm của nền văn hóa HipHop, quần áo, xe ô tô, đĩa CD, nhà cửa.

Graffiti, còn có tên gọi là Art Crimes (Mỹ thuật tội lỗi), là một nghệ thuật của dân HipHop, đòi hỏi người thể hiện 1 sự liều lĩnh, bất chấp luật lệ.

Theo nghĩa gốc, Graffiti là tranh (hoặc ký hiệu) của con người thời cổ đại khắc trên những vách hang động. Trong xã hội phương Tây xưa, Graffiti còn ám chỉ những bức hí họa khá đơn giản trên các khu vực sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, Graffiti chỉ còn giới hạn nghĩa, ám chỉ những bức tranh tường do giới thanh niên trong trào lưu hip-hop vẽ lên những khoảng tường, hay bất cứ mặt phẳng nào mà họ tìm được trên đường phố, khu dân cư.

Nghệ thuật Graffity sự sáng tạo trong sự chuyển động nghệ thuật hình tượng .

Graffity không ai biết xuất xứ từ đâu nhưng người làm cho môn nghệ thuật này nổi tiếng là TAKI 183, một thanh niên người Hi lạp sống tại Brooklyn, washington Heights.

BLOCKBUSTER STYLE: là bước phát triển tiếp theo, kết nối lịch sử Graffiti với hình dạng của chữ (lúc đầu chỉ là những sign – chữ ký thôi mà). Với tính chất chữ dễ dàng để đọc được, phong cách này có các chữ tạo nên bởi nhiều hình đều nhau có góc vuông sắc cạnh, bớt rườm rà. Vậy mà phong cách này đưa ra thêm nhiều kiểu vẽ khác lạ bởi kiểu chữ có thể xô nghiêng. Thường thì chúng ta hay thấy kiểu blockbuster này trên …TV –  trong các toa điện ngầm, trong các ngõ ngóc nghách của nhà ga tàu hoả …

thiet ke 9
Blockbuster style

SIMPLE STYLE hay còn gọi là FREE STYLE: phong cách tiêu biểu ‘’không phức tạp’’ này dành cho những người thích các hình dạng cơ bản hình học: tròn vuông tam giác…với các chữ tách rời nhau về khoảng cách nhưng lại có nét gì đó thống nhất với nhau. Đây là nét mới trong Graffiti.

3D STYLE là style khác biệt nhất có thể gặp ở Graffiti: không còn là đường viền ngoài chữ, lúc này sự phân chia không gian đã xuất hiện. Các chữ được mô tả như những khối hình, được vẽ rất kỹ lưỡng trông cứ như khối thật trên tường. Loại hình 3D này được phát triển những năm 90 ở châu âu, ngoài vẽ lên tường người ta còn nghiên cứu trên các chất liệu như vải vẽ, gỗ,…

WILD STYLE – một phần của wild style đã phát triển mạnh mẽ và đặc biệt các hình có tính chất dynamic – cơ học (có hướng chuyển động) có mặt trong semi (bánh răng cưa, đinh ốc, vòng xich, link kiện robot…) được hoà trộn cùng các tính chất của các phong cách nói trên đã gây sự chú ý lớn

thiet ke 10
Graffiti style art

ART STYLE. Đây là đỉnh cao của nghệ thuật Graffiti, đó không còn là những chữ cái thông thường hay các hoa văn trang trí phức tap như WILD STYLE nữa mà ART STYLE là một tác phẩm nghệ thuật thật sự, một bức trang được vẽ trên tường bằng sơn xịt. Hiện giờ Mỹ là nơi sở hữu nhiều tác phẩm Art Style nhất.

NGHỆ THUẬT ĐẠI CHÚNG (POP ART) (1955 – 1980)

thiet ke 11

Pop art ra đời vào năm 1950, viết tắt của cụm từ Popular Art, có nghĩa là nghệ thuật đại chúng. Pop art được khởi xướng tại Mỹ và nhanh chóng trở thành một trào lưu nghệ thuật trên thế giới gắn liền với các tên tuổi như Andy Warhol, David Hockney, Alex Katz… Pop Art nhìn thấy sự lây lan ngày càng tăng của nền công nghiệp tiếp thị (marketing corporate) thông qua văn hóa phương tây là nguồn cảm hứng để thương mại chính nó như là chủ đề của nghiên cứu nghệ thuật.

Các nghệ sĩ tự chọn lọc các hình ảnh thông qua văn hóa quần chúng – như là, phim ảnh, truyện tranh, quảng cáo, đặc biệt là truyền hình. Bằng cách sử dụng những gì bị quy là “hào nhoáng” để làm cơ sở của nghệ thuật. Vì thế có thời gian các tác phẩm của Pop Artist được trưng bày riêng để phân biệt giữa giới “Trí thức” và dân “ít học” trong nghệ thuật.

Pop art cũng là tiền thân của “conceptual art- nghệ thuật ý tưởng” Sự quái dị này được giải thích bởi những phản ánh trong thập niên 1960 ở các nghệ sĩ. Dù nguyên nhân là gì, thực tế vẫn cho thấy nó đã có tác động tàn phá lĩnh vực nghệ thuật thị giác.

INTERNATIONAL TYPOGRAPHY (1950 – 1980)

thiet ke 12

The International Typographic Style hay còn là Swiss Style xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 20 bắc nguồn từ Thụy Sĩ.

Phong cách này có những đặc điểm nổi bật như:

  • Sử dụng hệ thống lưới để cung cấp các trật tự có sự thống nhất chung
  • Sử dụng phông sans – serif (Đặc biệt là Helvetica được giới thiệu năm 1961)
  • Sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh trắng đen, thay vì hình minh họa.

Ấn tượng chung là “Hình thức đi liền với chức năng”, các thiết kế đều đơn giản, cấu trúc chặt chẽ, nghiêm túc. Các đối tượng hình học được sử dụng đồng nhất nhằm dễ dàng truyền tải thông điệp.

Các khoảng không gian được tôn trọng. Phông chữ sử dụng kích thước đa dạng, phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Nhiếp ảnh (một bước tiến lớn) được sử dụng để truyền tải thông điệp một cách ấn tượng nhất.

Người xác định ra những đặc điểm phong cách này phải nói tới là Joseph Muller-Brockmann, giảng dạy tại trường thiết kế ở Zurich, hay Armin Hofman và Emil Ruder giảng dạy ở Basel,

Các thiết kế đáng chú ý của phong cách này phải kể tới loạt Poster của Hofmann cho Nhà hát quốc gia Basel, hay của Muller cho Zurich’s Tonhalle.

thiet ke 13
Poster của Hoffmann cho nhà hát Basel

Hofmann là sự nhấn mạnh sự tương phản của các yếu tố thiết kế khác nhau, trong khi Muller là nhịp điệu, và các hình thức trực quan là điểm nổi bật.

TRƯỜNG PHÁI NEW YORK (NEW YORK SCHOOL) (1940 – 1970)

thiet ke 14

Trường phái này sản sinh vào những năm 1940-1970 tập hợp nhiều nhà thiết kế đồ họa, tập trung chủ yếu ở New York đã sáng tác nhiều poster đậm cá tính.

  • Paul Rand
  • Bradbury Thompson
  • Alvin Lustig

NEW TYPOGRAPHY (1930 – 1950)

thiet ke 15

New Typography tìm kiếm cấu trúc mới trong thiết kế chữ qua việc chú trọng vào nội dung, tổ chức bố cục theo nội dung hơn là khai thác các kiểu chữ truyền thống

  • Chú trọng tính trong sáng, rỏ ràng của chữ
  • Tổ chức hệ thống giàu tính cân đối, thực dụng

- Nguyễn Ngọc Thuỷ Điền -

>>> Nhân trắc học trong thiết kế nội thất

>>> Các bước thiết kế nhãn mác bao bì trên giấy

>>> Bố cục và màu sắc trong thiết kế

0976984729