Japonisme – Khởi nguồn của
trào lưu hội họa phương Tây XIX-XX

japonsime 1

1. Sự bế tắc của Phục Hưng

Phục Hưng (Renaissance) là một phong trào văn hóa bao phủ khắp giai đoạn từ thế kỉ XIV đến XVII, khởi đầu tại Ý vào Hậu kì Trung Đại, sau đó lan rộng ra những nước Châu Âu với những quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Thời đại Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong chính trị hay xã hội, nhưng mỹ thuật-hội họa vẫn luôn được đánh giá là có nhiều thành tựu lớn lao hơn cả. Khi mà những Vĩ nhân Phục Hưng (Renaissance Great Man) đa tài như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael… không ngừng cống hiến các tác phẩm mang tầm cỡ để đời của họ.

Song song với những đỉnh cao đó, là mặt tối của các thế lực kìm kẹp lên nghệ thuật, như Giáo hội và giới quý tộc (đặc biệt là dấu ấn của dòng họ Mideci, ở Florenze, Ý), tức những nhà tài trợ. Các tác phẩm nghệ thuật, muốn tới được với đại đa số công chúng hoặc muốn được công nhận, thì họ phải tuân theo những Phối cảnh tuyến tính, miêu tả chính xác và chân thực, các tác phẩm luôn bị giới hạn đề tài và bị soi xét gắt gao.

Tiếp đến là sự ra đời của Nhiếp ảnh ở cuối thế kỉ XVIII – đầu XIX, đã khiến những nghệ sĩ đi theo nguyên tắc hội họa cổ điển của Châu Âu lung lay. Dù có tài năng cỡ nào, ngòi bút tái hiện chân thực đến đâu cũng không thể so bì được với máy ảnh.

Những mâu thuẫn chất chồng nêu trên, cùng với khủng hoảng Chiến tranh nước Ý (Italian Wars) đẫm máu khiến cho nền hội họa Phục Hưng dần dần bị đẩy sâu vào bế tắc.

japonsime 2

Giới họa sĩ cảm thấy vị thế của mình bị lung lay bởi những loạt ảnh chụp chân thực như thế này của André Adolphe Eugène Disdéri.

2. Ukiyo-e

(Phù Thế Hội: Những bức họa của thế giới trôi nổi, của tục thế phù du)

japonsime 3
“Kanagawa Oki Nami Ura” 
by: Katsushika Hokusai (1830-1833)
Một bức tranh nổi tiếng trong loạt tranh
“Fugaku Sanjurokkei”, họa 36 điểm cảnh núi Phú Sĩ.

 

3. Sự bế tắc của Phục Hưng

Phục Hưng (Renaissance) là một phong trào văn hóa bao phủ khắp giai đoạn từ thế kỉ XIV đến XVII, khởi đầu tại Ý vào Hậu kì Trung Đại, sau đó lan rộng ra những nước Châu Âu với những quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Thời đại Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong chính trị hay xã hội, nhưng mỹ thuật-hội họa vẫn luôn được đánh giá là có nhiều thành tựu lớn lao hơn cả. Khi mà những Vĩ nhân Phục Hưng (Renaissance Great Man) đa tài như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael… không ngừng cống hiến các tác phẩm mang tầm cỡ để đời của họ.

Song song với những đỉnh cao đó, là mặt tối của các thế lực kìm kẹp lên nghệ thuật, như Giáo hội và giới quý tộc (đặc biệt là dấu ấn của dòng họ Mideci, ở Florenze, Ý), tức những nhà tài trợ. Các tác phẩm nghệ thuật, muốn tới được với đại đa số công chúng hoặc muốn được công nhận, thì họ phải tuân theo những Phối cảnh tuyến tính, miêu tả chính xác và chân thực, các tác phẩm luôn bị giới hạn đề tài và bị soi xét gắt gao.

Tiếp đến là sự ra đời của Nhiếp ảnh ở cuối thế kỉ XVIII – đầu XIX, đã khiến những nghệ sĩ đi theo nguyên tắc hội họa cổ điển của Châu Âu lung lay. Dù có tài năng cỡ nào, ngòi bút tái hiện chân thực đến đâu cũng không thể so bì được với máy ảnh.

Những mâu thuẫn chất chồng nêu trên, cùng với khủng hoảng Chiến tranh nước Ý (Italian Wars) đẫm máu khiến cho nền hội họa Phục Hưng dần dần bị đẩy sâu vào bế tắc.

Giới họa sĩ cảm thấy vị thế của mình bị lung lay bởi những loạt ảnh chụp chân thực như thế này của André Adolphe Eugène Disdéri.

Vào nửa cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản ngừng bế quan tỏa cảng, nối tiếp là phong trào Duy tân Minh Trị đã đưa xứ Phù Tang bước ra với thế giới. Khi mà giới hội họa Châu Âu bắt đầu xuất hiện những tư tưởng chống đối học viện của Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism) và Chủ nghĩa Tượng trưng (Symbolism), Ukiyo- e xuất hiện như một lối thoát cho các nghệ sĩ để họ bắt đầu bước đi trên con đường tìm kiếm những thể nghiệm mới.

Ukiyo-e là kĩ thuật khắc gỗ của Nhật Bản vào nửa sau thế kỉ XVII tại kinh đô Edo (Tokyo ngày nay), và cập bến Châu Âu vào thập niên 60 của thế kỷ XIX, như một kết quả văn hóa và giao thương.  Những tác phẩm của các họa sĩ tên tuổi như Moronobu, Hiroshige, Hokusai hay Utamaro… thực sự đã lôi cuốn giới sưu tập và các nghệ sĩ Pháp thời bấy giờ.

Xuất phát điểm của dòng tranh Ukiyo-e, là những bức họa đơn sắc được vẽ bằng mực Ấn Độ của Hishikawa Moronobu. Thể loại này chú trọng vào các đường nét mô tả trên tranh.

japonsime 4
“Interior Scene in the Yoshiwara” 
by: Hishikawa Moronobu (1680)
Một điển hình của tranh đơn sắc.

Mang nhiều ảnh hưởng từ hội họa Trung Hoa, đặc trưng của dòng tranh này là bút pháp sử dụng các đường nét để thể hiện hình hiệu và các mảng màu lớn, cùng với đó là màu sắc, bố cục và phép phối cảnh phi tuyến tính rất khác thường so với các nguyên tắc Phối cảnh tuyến tính đòi hỏi độ chính xác của phương Tây.

japonsime 5
“Morning Glories and Cherry Blossoms” 
by Utagawa Hiroshige III. (1860)
Một điểm nhìn phi tuyến tính từ dưới lên.

Ukiyo-e là một mặt hàng tranh có giá cả bình dân, bởi chúng được in với số lượng đại trà. Chính vì vậy, nội dung của những tác phẩm Ukiyo-e cũng rất đời thường, chủ yêu nhắm tới những người dân thành thị. Chủ đề ban đầu của Ukiyo-e là về cuộc sống chốn đô thành, đặc biệt những hoạt động và những khung cảnh vui chơi giải trí; những võ sĩ sumo, geisha hay ca kĩ phường múa; chủ đề phong cảnh cũng được nói đến nhiều hơn cả; và những sinh hoạt cảnh thầm kín như kĩ nữ làm tình với khách, vợ chồng giao hoan hằng đêm hay thậm chí là nữ nhân thủ dâm, đồng tính, luyến đồng, ma quỷ/thú cùng người giao hợp… được gọi hẳn thành một tuyến nhánh mang tên “Shunga”…

Những bức tranh Ukiyo-e dường như thể hiện một sự tự do và dân chủ trong tư tưởng. Từng đường nét, mảng màu đều biểu hiện trực tiếp tinh thần của người nghệ sĩ, luôn mong muốn vượt qua giới hạn và nguyên tắc của thế giới thực.

3. Japonisme – Trường phái Nhật Bản.

japonsime 6
“Young Ladies Looking at Japanese Objects” 
by James Tissot. (1869)
Sự tò mò của quý tộc Châu Âu với làn sóng du nhập phương Đông.

Nền văn hóa Nhật Bản du nhập vào Châu Âu, đã khiến giới hội họa nơi đây phải chấp nhận rằng, họ không còn là trung tâm của sự truyền bá tư tưởng, văn minh cho xã hội nữa.

Thuật ngữ Japonisme (tiếng Pháp), ý chỉ sự ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản lên các lĩnh vực khác, được sử dụng chính thức lần đầu tiên năm 1872 dựa theo tác phẩm “L’Art Francais” của Jules Claretie. Tuy vậy, nhưng sự tồn tại của Japonisme đã từng không được công nhận trong lịch sử nghệ thuật hiện đại phương Tây – vốn chỉ chú tâm vào những đỉnh cao. Còn hiện tại, trường phái này đã được công nhận và là một trong những nguồn gốc của các trào lưu như Chủ nghĩa Ấn tượng, Chủ nghĩa Lập thể (Cubism) hay Art Nouveau.

japonsime 7
“The Oriental Shop” by Joseph Kleitsch.
Quý bà phương Tây trong bộ áo Kimono, tại một cửa hiệu Á Đông.

Đặc điểm của dấu ấn Nhật Bản được thể hiện một cách rõ nét trong nhiều các tác phẩm tranh cuối thế kỉ XIX – đầu XX. Rất nhiều các danh họa tên tuổi như Van Gogh, Picasso, Claude Monet, Gustav Klimt, Édouard Manet… đã tiếp thu và áp dụng những thủ pháp trong phong cách Nhật Bản, cách xử lí góc độ, ánh sáng khác nhau. Dần dần bước ra khỏi những nguyên lí, tính thuyết cứng nhắc kéo dài hàng thế kỉ, giao thoa với những luồng tư tưởng mới mẻ, từ đó sáng tạo ra một trường phái hội họa mới.

Chẳng hạn như Van Gogh đã từng vẽ lại hai bức tranh của Hiroshige.

japonsime 8
trái: “Plum Park in Kameido” – Ando Hiroshige (1857)
phải: “The Blooming Plum Tree” – Vincent van Gogh (1887)

japonsime 9
trái: “Sudden Shower over Shin-Ohashi bridge and Atake” 
– Ando Hiroshige (1857)
phải: “The Bridge in the Rain” – Vincent van Gogh (1887)

Có thể thấy, những bức tranh Nhật Bản sử dụng tông màu sắc, cách thức phác họa, dựng hình và bố cục, điểm nhìn – hướng cảnh vô cùng khác lạ với hội họa Châu Âu thời bấy giờ: đường chân trời xô lệch khỏi tuyến tính, phần thân cây lại chắn ngang giữa khung tranh… Những chi tiết mô tả trong tranh có nhiều nét giản lược hơn so với kĩ thuật vẽ chân thực, ví như những hạt mưa chỉ là những đường kẻ thẳng đơn giản. Hay thậm chí là màu sắc trong tranh cũng chỉ là một sự mô phỏng phi thực tế của các mảng màu lớn.

Mặc dù vậy, cái thần truyền tải trong tranh vẫn không thể nhầm lẫn giữa hai người nghệ sĩ, khi mà họ được tiếp thu hai luồng tư tưởng khác nhau, ở môi trường xã hội sống khác nhau. Chính vì vậy, các tác phẩm của các họa sĩ Châu Âu đi theo trường phái Japonisme luôn có một phong vị riêng, vừa du nhập những tinh hoa của Châu Á, lại phát triển từ cội nguồn đỉnh cao có sẵn. Các đề tài tranh cũng phong phú và đa dạng, theo một lối Tây phương, quý tộc hơn.

japonsime 10
“La Japonaise” by Claude Monet. (1876)

Chủ đề tranh nữ giới vận Kimono khá là được yêu thích của giới nghệ sĩ thời bấy. Có lẽ, họ bị thu hút bởi những đường cắt may, những chi tiết tinh tế mà công phu được thêu đính trên bộ gấm phục Á Đông thướt tha nhiều lớp. Hay họ thấy hình ảnh pha trộn của một thiếu nữ tóc vàng trong bộ đồ đối lập văn hóa là một điều thú vị vô cùng mới mẻ, ẩn tàng nét đẹp khó nói nên lời.

Điển hình như Hendrik cũng từng vẽ bộ tranh nổi tiếng về cô gái mặc Kimono Đỏ – Trắng, dựa theo người mẫu trẻ xinh đẹp Geesje Kwak.

japonsime 11
“Girl in Red Kimono” by George Hendrik Breitner.

Hay những phát triển cho nghệ thuật Art Nouveau cũng không thiếu bóng dáng của các dấu ấn trong phong cách Nhật Bản, từ cách phác họa và nhiều biểu tượng hình ảnh.

japonsime 12
“Lady with Fan” by Gustav Klimt. (1917-1918)

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tác phẩm vẫn còn đượm hơi thở cổ điển, nhưng lại họa cảnh những người phương Tây say mê nghiên cứu, tìm hiểu, tò mò về xứ sở hoa anh đào, hay những nghệ sĩ đang nghiền ngẫm các đặc trưng văn hóa của một chân trời mới.

japonsime 13
“Young Women Looking at Japanese Objects” 
by: James Tissot. (1869)
Hai cô gái trẻ say mê với những món đồ chế tác tinh xảo của Nhật.

japonsime 14
“Portrait of Émile Zola” by Édouard Manet. (1868)
Chân dung văn sĩ Pháp đang nghiên cứu về văn hóa
của miền đất mặt trời mọc.

4. Lí giải

japonsime 15
“Kikyou” by Hokusai.
Tranh in trên quạt lụa của Hokusai.

Trước khi dòng tranh Nhật Bản du nhập vào Châu Âu sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng, những loại hình nghệ thuật tương tự của Trung Hoa (Chinoiserie) và Ấn Độ (Indianismo) cũng từng cập bến tại đây. Nhưng rõ ràng chỉ có dòng tranh Ukiyo-e là đem lại bước chuyển mình cho nền nghệ thuật Châu Âu khi tạo thành cả một trào lưu lớn.

Có một lí giải cho điều này, rằng đề tài trong tranh của Trung Quốc hay Ấn Độ thường gắn nhiều tới tôn giáo, tín ngưỡng, chứ không đa dạng và đời thường như tranh của Nhật Bản. Trong khi giới văn nghệ Châu Âu đang ngộp thở vì Giáo hội và Hàn lâm viện, họ cần một liều an thần bình dân và đại chúng như của Ukiyo-e. Đặc biệt một điều, các tác phẩm hội họa Nhật Bản được ghi nhận nhiều nhất qua các triển lãm nghệ thuật quốc tế của Anh Quốc năm 1962 (nhờ Hiệp ước Anglo-Japanese), nhưng Ukiyo-e lại lan truyền ở Châu Âu thông qua hình thức rất tầm thường, qua các món đồ, vật dụng là chiếc quạt tay cầm, giấy gói đồ,…

Bên cạnh đó, bản thân lịch sử thời kì này cũng là một lí do lớn. Sau cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản đã tạo ra cho mình một vị thế mới khác hoàn toàn so với các quốc gia Châu Á khác, khiến Châu Âu buộc lòng phải để ý. Chính vì thế, dòng tranh Ukiyo-e như một sản phẩm thu được của nền văn hóa khác biệt đặc sắc du nhập vào phương Tây.

japonsime 16
“Caprice in Purple and Gold: The Golden Screen”
by James McNeill Whistler. (1864)

>>> Hội họa phương Tây - Nhìn lại một chặng đường

>>> Lịch sử hội họa (Phần 1)

0976984729