Tượng đầu người thạch cao (Phần 1)
Phương pháp quan sát trong các bước của vẽ vật thực tượng đầu người thạch cao.
1. Xử lý phác họa
Hướng của khuôn mặt: Hướng của khuôn mặt đối tượng mở mang sẽ tốt hơn, tránh vẻ mặt buồn.
Vị trí chủ thể: Vị trí chủ thể sắp xếp ở giữa hơi nghiêng, có thể tránh cứng nhắc.
2. Đầu, cổ, ngực, phần bệ là bốn kết cấu lớn, thể hiện mối liên quan tỷ lệ cơ bản bằng hình dạng, đường nét chính đơn giản, chúng ta gọi là xây dựng đường nét cơ bản.
Chủ thể nổi bật: Nếu phần bệ không có yêu cầu, có thể bỏ bớt một phần, để bộ phận đầu nổi bật. Đỉnh đầu phải để lại khe hở, để duy trì cảm giác hoàn chỉnh của bộ phận đầu.
Phần ngực và phần bệ nếu chênh lệch không nhiều, cũng có thể xem là một lý giải kết cấu.
3. Hình dạng lúc đầu dựng hình phải đơn giản
Chi tiết bỏ bớt: Phương pháp bỏ bớt chi tiết là thể hiện đường nét một hướng bằng đường thẳng, đường cong nhỏ trong đó để lại vẽ sau. Hình thành đường viền cơ bản bằng đường ngắn, gọi là khái quát.
Vẽ hình dạng và động thái cơ bản: Biểu hiện độ nghiêng bằng đường thẳng, trong mỗi đường nghiêng đều có nhiều chi tiết nhỏ hơn, nhưng trong giai đoạn đầu không thể chú ý chi tiết, mà phải nắm bắt hình dạng và động thái cơ bản, nếu không sẽ không xác định được ấn tượng ban đầu, giống như xây nhà phải dựng khung, trước tiên phải chú trọng cấu tạo cơ bản nhất. Đây cũng là thể hiện bạn phải dùng ánh mắt phác họa chuyên nghiệp đối mặt với việc xử lý chi tiết trong hình thể.
4. Hướng chuyển động của đường nét
Vẽ đường nét thể động: Trước tiên phải xem xét việc thể hiện hình dạng ngoài của các bộ phận bằng đường nét có độ nghiêng khác nhau, những đường nét này cũng có thể gọi là đường nét thế động, nó thể hiện hướng chuyển động của đường nét.
Phương pháp xác định độ nghiêng của đường nét: Xác định độ nghiêng của đường nét có thể tham khảo so sánh giữa đường thẳng góc với đường mực nước. Vì đường thẳng góc với đường mực là không thay đổi, đường nghiêng thì mỗi cái mỗi khác. Căn cứ cái không thay đổi, sẽ có một tiêu chuẩn đo lường.
Cách so sánh đường nghiêng khác hướng: So sánh đường nghiêng nghiêng về hướng thẳng góc bằng đường thẳng góc.
So sánh đường nghiêng nghiêng về hướng mực bằng đường mực.
Đường nghiêng A nghiêng về đường thẳng góc 1-1/và so với nó thì dễ dàng thấy được độ nghiêng của đường nghiêng A.
Đường nghiêng B nghiêng về đường thẳng góc 3-3/và so với nó thì dễ dàng thấy được độ nghiêng của đường nghiêng B.
Đường nghiêng D nghiêng về đường thẳng góc 7-7/và so với nó thì dễ dàng thấy được độ nghiêng của đường nghiêng B.
Đường nghiêng H nghiêng về đường thẳng góc 4-4/và so với nó thì dễ dàng thấy được độ nghiêng của đường nghiêng H.
Căn cứ để so sánh độ nghiêng: Đồng thời thấy được tam giác ảo nảy sinh từ những đường nét này với đường mực, đường thẳng góc. Hình dạng của tam giác này có thể làm căn cứ so sánh độ nghiêng.
Đo đường nét: Đường nét hướng thẳng góc hay đường ngang có thể tiến hành đo bằng cách chỉ bút chì hướng vào đối tượng, phương pháp chính xác là dan thẳng cánh tay với tầm nhìn của mình, bút chì dùng để đo hay duy trì thẳng góc hay đường ngang.
So sánh giữa các đường nét: Kéo đường nét dài hơn để thể hiện thế động của nghiêng, đồng thời cũng có thể tiến hành so sánh liên kết với các bộ phận khác, để duy trì mối liên quan chính xác trong thế động của khung kết cấu chỉnh thể.
5. Năm phương pháp hỗ trợ xác nhận mối liên quan tỷ lệ của các bộ phận
Ghi nhớ tiêu chuẩn tỷ lệ vốn có của bộ phận đầu: Ghi nhớ tiêu chuẩn tỷ lệ vốn có của bộ phận đầu, là phương pháp quan trọng đảm bảo tỷ lệ chính xác.
Xác định tỷ lệ các bộ phận: Mũi là căn cứ để đo, xác định tỷ lệ dài rộng các bộ phận khác thông qua dài rộng của mũi.
So sánh đối xứng trái phải: Cơ quan đầu người đều là đối xứng trái phải, cho nên có thể liên kết các bộ phận trái phải bằng đường ngang để vẽ, như vậy có thể tiến hành so sánh đối xứng trái phải.
So sánh bằng phân cắt: So sánh hình dạng phân cắt từ các bộ phận với hình dạng của đối tượng, dễ phát hiện sai sót.
So sánh bằng đường dẫn: Tiến hành so sánh liên kết bằng đường dẫn và bộ phận khác, để hình thể của vị trí khác nhau duy trì mối liên quan hoàn chỉnh chính xác.
6. Phương pháp điểm diệt gần to xa nhỏ
Mối liên quan thấu thị của các bộ phận có thể xem xét phương pháp điểm diệt gần to xa nhỏ.
7. Phương pháp đường nét
Mũi bút phải nhọn thì đường nét mới có biến hóa.
Đường nét phải nhạt, mới có thể nảy sinh biến hóa theo phức tạp của miêu tả hình thể khi đi sâu vào.
Đường nét phải thẳng, mới có thể khái quát chi tiết, để chi tiết không bị ảnh hưởng bởi hình thể vụn.
Đường nét phải thả lỏng, mới có không gian để chỉnh sửa và thay đổi. Giấy phác họa thì dễ bị vẽ hỏng, dùng sức mạnh quá, hạt trên bề mặt giấy phác họa sẽ bị đầu bút ép phẳng, sản sinh phản quang.
- Gia Bảo – Anh Tuấn – Đoàn Loan -