Bố cục phá cách, có phải lúc nào cũng quy tắc 1:3 ?

Trong nhiếp ảnh, không phải mọi bức ảnh đều tuân theo những bố cục nhất định mà có thể phá cách để tạo dấu ấn riêng.

Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà mỗi người yêu thích chụp ảnh phải biết ngay từ ngày đầu cầm máy chính là bố cục. Cùng một khung cảnh và thời điểm như nhau, cách sắp xếp và đưa chủ thể vào khuôn hình sẽ giúp người chụp tạo ra những sự khác biệt. Bố cục là tổng hòa của nhiều quy tắc khác nhau và khi nắm chắc được những lý thuyết này, người chụp sẽ dễ dàng có được những bức hình đẹp. Tất nhiên, không phải mọi bức ảnh đều tuân theo những bố cục nhất định mà có thể phá cách tạo dấu ấn riêng nhưng phần lớn đều phải đi lên từ căn bản.

Thông thường, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư chỉ nhớ tới quy tắc một phần ba và luôn ứng dụng triệt để vào các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn một chút, còn nhiều cách sắp xếp khác để tạo ấn tượng cho người xem cũng như ngay chính quy tắc một phần ba cũng được chia làm nhiều kiểu khác nhau. Với các bức ảnh chân dung, đôi mắt luôn là tâm điểm chú ý và được các nhiếp ảnh gia quan tâm nhưng cách sắp xếp bờ vai, khuôn mặt, mái tóc hay tay cũng giúp tạo ra những sắc thái khác biệt.

Một số điểm đáng chú ý về bố cục:

bo cuc pha cach 1
Các quy tắc thông thường về tỷ lệ một phần ba
với ảnh dọc và ngang.

bo cuc pha cach 2
Với chủ thể nằm ở vị trí một phần tư, ảnh mang nhiều tính nhấn mạnh 
vào không gian và cảm xúc hơn là chính chủ thể.

bo cuc pha cach 3
Với khuôn mặt ở vị trí trung tâm, ảnh đem lại
ấn tượng mạnh và nét đặc tả.

ảnh 4
Cũng là quy tắc một phần ba nhưng vị trí mắt hay điểm
cần nhấn mạnh nằm trên đường giao nhau của lưới.

bo cuc pha cach 5
Chủ thể tạo dáng theo hình chữ L.

bo cuc pha cach 6
Chủ thể nằm ở vị trí góc khuôn hình.

bo cuc pha cach 7
Chủ thể hoặc chủ thể kết hợp với khung nền tạo nên hình chữ thập.

bo cuc pha cach 8
Một số cách tạo dáng của người mẫu giúp tạo ấn tượng mạnh.

>>> Nhiếp ảnh màu hiện đại (Phần 1)

>>> Nhiếp ảnh màu hiện đại (Phần 2)

0976984729