Sự phối hợp ngẫu hứng trong thiết kế
Phong cách chiết trung (Eclectic)

Phong cách chiết trung không tuân theo những luật lệ trước đó mà pha trộn giữa cái cũ với cái mới, giữa phương Đông và phương Tây, sự khoa trương và khiêm tốn, ồn ào và yên tĩnh… pha trộn giữa mọi phong cách.

Phong cách chiết trung là gì?

phong cach chiet trung 1
Nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona được thiết kế bởi
Antonio Gaudi là một ví dụ điển hình của chủ nghĩa chiết trung.

Quá khứ không thật sự bị hủy diệt, vì hủy diệt sẽ dẫn tới im lặng”, điều này được minh chứng khá rõ khi phong cách hậu hiện đại dùng kỹ thuật hiện đại và những kiểu mẫu xưa, tạo một mã số đôi (double code) qua chủ nghĩa chiết trung (eclecticism), kết hợp hai phong cách khác nhau của hai thời kỳ khác nhau. Phong cách hậu hiện đại không nói “cái này/ hoặc cái kia” mà nói “cả hai/và”. “Cái đẹp” được thể hiện trái ngược giữa truyền thống và hiện đại, tạo bảng phân loại biến thiên (continuum) giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ như một nửa giấc mơ được nhớ lại! Và phong cách chiết trung (eclectic) là một phần được nói đến.

Điển hình như một “loại” kiến trúc với mặt ngoài thể hiện nét đẹp cổ điển, lấy những chi tiết đặc trưng của thế kỷ trước ở Âu châu, Địa Trung Hải, Anh… nhưng bên trong được thiết kế tiện nghi, sang trọng phù hợp với nếp sống hiện đại. Ta gọi đó là chủ nghĩa tân chiết trung (neo-eclecticism) và kiến trúc tân chiết trung còn được ví như một loại kiến trúc hậu hiện đại lơi lỏng, một thứ chủ nghĩa kinh điển mới trong nghệ thuật và kiến trúc.  

Từ sự lơi lỏng dẫn đến một cách thức mởi mẻ hơn, thoát khỏi những quy luật ràng buộc trong một phong cách cố định. Phong cách chiết trung không tuân theo những luật lệ trước đó mà pha trộn giữa cái cũ với cái mới, giữa phương Đông và phương Tây, sự khoa trương và khiêm tốn, ồn ào và yên tĩnh… pha trộn giữa mọi phong cách. Phong cách này khuyến khích mọi người sử dụng những yếu tố mà họ yêu thích,đề cao tính cá nhân nhưng không quá phóng khoáng, tự do trong mọi chất liệu, hình dáng, kết hợp nhưng không phải tạo ra “một mớ hỗn độn”.

Do vậy, mỗi phong cách đều tồn tại khi phải đảm bảo một vài nguyên tắc riêng biệt nào đó. Ngay cả đối với phong cách chiết trung.

Sự cân bằng

Đây là nguyên tắc cơ bản cho bất kì phong cách nào và càng trở nên quan trọng trong phong cách chiết trung. Mỗi chi tiết đều mang nét khác biệt nhưng lại hoàn toàn không bị mờ nhạt hay nổi trội trong một tổng thể bởi vì tính cân bằng, chúng trở nên hòa hợp, mới lạ và độc đáo.

phong cach chiet trung 2
Từ những chiếc ghế đến các khung ảnh trên tường đều theo từng
kích thước, kiểu dáng khác nhau nhưng lại hài hòa trong không gian.

phong cach chiet trung 3
Mỗi ô cửa hình dáng khác biệt nhưng lại
đối xứng theo một trật tự chung nhất định.

phong cach chiet trung 4
Tòa nhà là một kiến trúc hoàn chỉnh của hỗn hợp
nhiều hình khối cao thấp khác nhau.

phong cach chiet trung 5
Kiến trúc chiết trung khá được ưa chuộng
hiện nay bởi sự sáng tạo trong cách thiết kế
.

Đối lập theo nguyên tắc

Chính sự kết hợp của nhiều yếu tố, phong cách khác nhau dẫn đến sự đối lập, tương phản nhưng theo một nguyên tắc rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể sử dụng hai loại ghế sofa khác nhau hoàn toàn về màu sắc và hình dáng, tuy nhiên chúng sẽ phải tương đồng về kích thước bên ngoài. Có khá nhiều cách tạo nét tương đồng giữa các chi tiết, duy chỉ có tính đối lập là điều dễ nhận ra đầu tiên.

phong cach chiet trung 6
Màu sắc là sự liên kết của bộ bàn ghế trong phòng khách.

phong cach chiet trung 7
Sự tương đồng về kích thước của hai chiếc sofa.

phong cach chiet trung 8
Mối liên kết của phần mái vòm nối hai gian nhà đối lập về kích thước.

Lặp lại

Sự lặp lại cũng tạo ra nét tương đồng dẫn đến sự cân bằng cần thiết. Lặp lại về màu sắc, hình dáng, hình ảnh, họa tiết… trong thiết kế giúp hình thành nên “nhịp điệu” của phong cách chiết trung.

phong cach chiet trung 9
Sự lặp lại của các dãy màu sắc rực rỡ.

phong cach chiet trung 10

phong cach chiet trung 11
Các chi tiết hình tròn đầy màu sắc lặp lại tạo nên
mảng tường độc đáo cho phần ngoại thất tòa nhà.

Chất liệu

Không giới hạn trong việc sử dụng chất liệu, phong cách chiết trung được thể hiện chiều sâu thông qua chất liệu sử dụng. Hoặc, chiều sâu còn được tạo từ chính các lớp (layer), họa tiết khác nhau trong sự một phối hợp hoàn chỉnh.

phong cach chiet trung 12
Da, vải thô, gỗ, kim loại… các chất liệu được kết hợp đầy ngẫu hứng.

phong cach chiet trung 13
Những họa tiết khác nhau được phối hợp trong
không gian văn phòng làm việc.

phong cach chiet trung 14
Các lớp và màu sắc trang phục được phối hợp theo một
nguyên tắc hoà
n toàn tự do, thoải mái.

Màu sắc

Trong một bối cảnh không gian hay bộ trang phục mang phong cách chiết trung dường như sẽ khá thoải mái trong vấn đề lựa chọn màu sắc. Bởi hầu như không có tính nguyên tắc cho điều này. Và có nghĩa, việc sử dụng màu sắc tùy thuộc vào sự phối trộn theo công thức cá nhân hóa, có thể kết hợp giữa nhiều gam màu rực rỡ hoặc giữa nhiều sắc thái khác nhau của một tone màu…

phong cach chiet trung 15
Nhiều gam màu được kết hợp trong một bộ sofa.

phong cach chiet trung 16
Các sắc thái màu xanh khác nhau trong những họa tiết khác nhau.

Điểm nhấn

Phong cách chiết trung thể hiện điểm nhấn bởi sự “độc nhất” hoặc khác biệt. Đây cũng có thể là điều khiến cho phong cách này đang là xu hướng được nhiều người yêu thích. Đặc biệt trong thiết kế nội thất, bạn có thể trưng bày món đồ có được trong chuyến du lịch như một bức tượng, tấm thảm… trở thành một vật trang trí độc đáo. Tuy vậy, màu sắc cũng có thể làm điểm nhấn trong không gian nội thất, thời trang…

phong cach chiet trung 17
Những món đồ độc đáo là điểm nhấn nổi bật.

phong cach chiet trung 18
Chân váy sử dụng màu xanh lá đậm làm điểm nhấn
khác biệt cho bộ trang phục.

- Lê Nguyệt -

>>> Thiết kế đồ họa ảo tưởng và thực tế

>>> Thiết kế đồ họa: 6 bài tập kỹ năng

0976984729