Vẽ tranh trên giấy ướt

Wet-on-wet – vẽ trên giấy ướt – là một kỹ thuật đơn giản nhưng lý tưởng để bạn thể hiện khả năng nắm bắt bản chất của nghệ thuật sơn dầu. Vẽ tranh trên giấy ướt đặc biệt phù hợp với các chuyến đi dã ngoại, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng nó vào công việc ở xưởng vẽ của mình. Trên thực tế, đây là một cách tuyệt vời để giúp bạn có thể nhanh chóng ứng biến và tự do sáng tạo. Bài viết này sẽ trình bày những bước cơ bản để vẽ tranh trên giấy ướt trong xưởng vẽ và cố gắng minh họa cách thức nắm bắt cấu trúc và chi tiết của khung cảnh với cùng tốc độ như vẽ ngoài trời.

Còn được gọi là Alla prima có nghĩa là vẽ trực tiếp, lần duy nhất trong tiếng Ý, việc phải hoàn thành bức tranh trước khi nền giấy hoặc lớp màu đầu tiên khô khiến bạn phải nhanh chóng có phản ứng kịp thời cho những biến đổi tự phát của dòng mực khi lan ra trên nền giấy. Cũng vì thế sự tự tin là món quà quý giá nhất mà bạn có được ngay cả khi bức tranh chưa hoàn chỉnh. Không có nhiều chỗ cho cọ vẽ, không cần sửa lại khi khô và không có những lớp phủ để che giấu những sai lầm – mỗi lần đưa cọ là một lần bạn phải suy nghĩ cẩn trọng điều gì có thể xảy ra với bức tranh.

1. Chuẩn bị nền giấy và phác thảo ban đầu 

ve tranh tren giay uot 1

Sử dụng một màu nền, thường là màu của đất, sẽ làm hài hòa màu sắc trong bức tranh cuối cùng. Ở đây, chúng tôi đã chọn một màu nền ấm áp để truyền tải không khí nóng bức của những ngày hè. Nó đồng thời cũng mang lại cảm giác ấm áp cho toàn bộ bức tranh.

Nếu bạn muốn mô phỏng lại chính xác cảnh vật, bạn có thể nhẹ nhàng vẽ lên nền giấy những đường phác họa vị trí các mảng, các khối hình như hình ở trên. Bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian cho việc này vì nó chỉ xác định hình dạng tổng thể của bức tranh.

2. Tô màu cho các khối 

ve tranh tren giay uot 2

Hãy bắt đầu bằng những màu trung tính và bạn sẽ có cơ hội để thêm những mảng màu tối và mảng màu sáng sau đó. Bạn cũng nên bắt đầu từ trung tâm khối bằng những đường cọ vẽ mạnh mẽ, để nhấn mạnh cảm giác về màu sắc và chuyển động của khối hình.

Màu vẽ ở giai đoạn này cần nhạt và mỏng (pha loãng với dung môi chuyên dụng hoặc nước). Sử dụng cọ vẽ lớn để bắt đầu sau đó chuyển sang cỡ nhỏ hơn khi bạn đi vào chi tiết. Thay vì tập trung vào những khu vực nhỏ, hãy cố gắng đưa màu lên những vị trí có màu giống trong cùng một lần – ví dụ tất cả các màu xanh lá cây như ở hình trên.

3. Xác định hình dạng 

ve tranh tren giay uot 3

Rất có thể những khối màu bạn vừa tô xong bây giờ trông hơi mờ nhạt. Đây là lúc bạn cần thêm một số đường nét để tăng độ tương phản với môi trường. Màu vẽ lúc này có thể là màu tinh khiết hoặc đã được pha loãng nhưng phải đậm và dày hơn bước trên. 

Hướng của cọ vẽ cũng rất quan trọng, vì chúng sẽ định hướng ánh mắt và tăng cường độ sắc nét của thành phần. Các chi tiết được thực hiện ở giai đoạn này thường tạo ra phần hồn cho bức tranh khi chúng phân định rạch ròi các khối màu và làm nổi bật các chi tiết.  

4. Tập trung vào chủ đề

ve tranh tren giay uot 4

Các nhân vật, mẫu vật được lấy làm đối tượng trung tâm của bức tranh lúc này thường tạo ra cảm giác khó chịu vị sự cứng nhắc. Để tránh điều này, hãy cố quên đi việc bạn đang vẽ một hình người với chân tay mà hãy chứ mô tả chúng như những hình dạng trừu tượng.

Hãy chắc chắn rằng màu sắc và sắc thái của đối tượng trung tâm này phải phù hợp với phần còn lại của bức tranh. Một nhân vật sẽ có những hình ảnh rất khác nhau nếu nó mát hơn, ấm hơn, sáng hơn hoặc tối hơn các bức tranh còn lại! Và cũng hãy chắc chắn rằng sự lựa chọn của bạn phù hợp với ánh sáng mà bạn đã sử dụng ở bước đầu tiên. 

5. Bổ sung chiều sâu cho tác phẩm 

ve tranh tren giay uot 5

Bức tranh gần như đã hoàn tất. Giờ là lúc để bạn bổ sung những phần còn trống, làm rõ hơn những chi tiết và tăng cường chiều sâu cho bức tranh. Đây cũng là lúc để điều chỉnh sự tương phản giữa các khối hình, chẳng hạn như thêm một số đường vẽ tối màu hơn cho các bờ của khối hình và làm đậm thêm màu xanh lá cây để tạo ra cảm giác chân thực hơn. 

Hãy chú ý rằng, không giống như các kỹ thuật khác, màu vẽ trong vẽ tranh trên giấy ướt sẽ lan ra theo các hướng rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của dung môi và các đường ống nhỏ dẫn chất lỏng trong nền giấy. Điều này vừa làm cho màu sắc vùng giáp ranh được hòa trộn một cách tự nhiên, mặt khác lại làm xuất hiện những khu vực màu tự phát mà bạn không thể dự đoán được. Đừng sợ chúng, đó là cơ hội để bạn thể hiện tài năng ứng biến và sáng tạo tuyệt vời của mình.

>>> Cách vẽ tranh sơn dầu 1

>>> Cách vẽ tranh sơn dầu 2

>>> Kỹ thuật vẽ cơ bản tranh sơn dầu

0976984729