Nghệ thuật ngắm tranh – Một vài thông tin cơ bản (Phần 5)

I/ Phối cảnh (Perspective)

Bạn có cảm thấy rằng bạn có thể đi vào những bức tranh như thể Alice lạc vào xứ sở “Dưới góc nhìn kính lúp” không? Đó là bởi vì các họa sĩ đã dùng phương pháp vẽ phối cảnh. Cách đây hàng trăm năm, những người nghệ sĩ tại châu Âu đã phát triển các cách để tạo ấn tượng sao cho những bức tranh của họ không đơn thuần nằm trên ván phẳng hay canvas. Họ trình bày sao cho hình ảnh của họ trông giống như cửa sổ thông qua đó bạn có thể thấy rõ được cảnh ở phía xa.

Bạn có nhớ rằng khi bạn miêu tả một bức tranh vẽ theo luật xa gần, phần mà gần trực diện người xem nhất là tiền cảnh (foreground) không? Phần ở khoảng cách xa nhất được gọi là hậu cảnh (background), còn trung cảnh (middleground) là góc ở giữa hai phần. Nó cũng giống như khi ta quan sát phía bên trong một sân khấu đồ chơi có diễn viên, cảnh nền (scenery) và phông (backdrop). Còn tấm màn che sân khấu thì trông giống khung hình.

ngamtranhp5-1
Hình được trích từ sách

ngamtranhp5-2

· Phương pháp:

Những họa sĩ tạo hiệu ứng về khoảng cách bằng 5 cách:

ngamtranhp5-3
www.pinterest.com

- Đường

Họ dùng các đường thẳng sao cho chúng cùng giao nhau tại một điểm nếu bạn liên kết chúng (đây được gọi là phối cảnh tuyến tính-linear perspective.

ngamtranhp5-4

www.deviantart.com

- Kích thước

Những thứ mà họ vẽ ở tiền cảnh lớn hơn khi chúng được vẽ ở phía xa (phối cảnh tỉ lệ-perspective of scale).

ngamtranhp5-5
Hình được trích từ sách

- Các thứ ở phía trước

Họ vẽ con người và các vật sao cho từng thứ một nằm ở tiền cảnh phác ra một phần những thứ đằng sau chúng (phối cảnh sự thể-perspective of contour).

ngamtranhp5-6
psych.hanover.edu

- Kết cấu

Họ làm cho các kết cấu như cỏ, bộ lông thú và đất phủ đầy đá trông rõ ràng và dễ nhận biết ở tiền cảnh, nhưng khi ra phía xa, họ làm chúng không rõ (phối cảnh kết cấu-textural perspective).

ngamtranhp5-7
www.edon.k12.oh.us

- Làm nhợt các khoảng cách

Họ dùng các màu sắc nhạt hơn, xanh hơn (bluer) cho những thứ nằm ở phía xa (phối cảnh không khí-aerial perspective).

Dù thế nào đi nữa, các họa sĩ chỉ dùng một hoặc hai trong số các phương pháp trên và một số khác thì không dùng bất kì phương pháp nào.

· Bây giờ ghép chúng lại với nhau:

Có bao nhiêu trong số năm thủ thuật phối cảnh nằm trong hình này?

ngamtranhp5-8
willkempartschool.com

Nhìn các bức hình khác trong những nội dung khác, và xem xem nếu bạn có thể nhận ra có bao nhiêu trong năm cách mà mỗi họa sĩ sử dụng.

Giơ ngón tay cái áp vào một vài tòa nhà ở phía xa. Cái nào lớn hơn: ngón tay cái của bạn hay các công trình ấy? Bạn biết rằng các tòa nhà to hơn, như vậy hình vẽ đó nói rằng chúng phải ở đằng xa.

Bây giờ nhìn xem đôi mắt bạn có thể đánh lừa bạn như thế nào! Đây là hai đoạn ab và cd. Đoạn nào dài hơn?

ngamtranhp5-9

Bây giờ bạn hãy lấy thước kẻ và đo kích thước của chúng.

Con mèo nào lớn hơn còn con nào nhỏ hơn? Dùng thước kẻ để kiểm tra đáp án. Bạn có thể thấy tại sao đôi mắt của bạn đánh lừa mình chưa? (Gợi ý: Là một điều gì đó để thực hiện theo cách mà các đường thẳng được vẽ ra).

ngamtranhp5-10
Hình được trích từ sách

II/ Vẽ chơi một đường 

Người nghệ sĩ, Paul Klee, một lần nọ đã vẽ một bức họa bằng cách lấy một đường làm thành vòng. Bạn nhìn thấy đường thẳng đang đi ngang qua ở phía cuối những trang sách này chứ? Nó bắt đầu như một đường chậm rãi, hiền hòa, rồi bất chợt làm kiểu zig-zag in ít thật khúc chiết. Nó trở thành từ một đường thẳng dày và giập giờn đến một đường thẳng thô cứng và sắc nét uốn cong rồi xoay ra tất cả các hướng. Đột nhiên nó nhảy vào trong những chấm nhỏ và cuối cùng nó lang thang một cách mơ hồ ra khỏi trang sách. Đường thẳng này trông như có cá tính của riêng nó.

· Bắt đầu với nét vẽ nguệch ngoạc (doodle)

Khi bạn vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì, dần dần bạn sẽ làm cho những đường kẻ dần dần tạo thành các họa tiết. Hãy thử đi và thấy xem sao! Có phải những nét vẽ nguệch ngoạc của bạn đã làm thành các họa tiết hình học, cuộn và xoắn ốc không hoặc một vài thể loại khác? Nếu bạn quan sát kĩ, bạn sẽ bắt đầu nhận ra các chi tiết có trong rất nhiều thứ khác nhau.

Hãy nhìn các đường kẻ mỏng của lông cánh chim này tỏa ra ngoài từ cái cành rắn rỏi ở trung tâm. Những chiếc lá cũng có những chi tiết cành như thế. Hãy tìm kiếm những đường xoắn ốc (spiral) có trong quả thông, mạng nhện và vỏ sò. Hoặc thực hiện một bản in đường vân ngón tay.

ngamtranhp5-11
https://www.polyvore.com

· Lines as lines:

Bạn có thể tìm ra ở đây một đường thẳng, một đường cong, một đường gợn sóng, một đường có nhiều cạnh nhọn, một đường đứt nét không?

ngamtranhp5-12
Hình được trích từ sách

Đường nào dày còn đường nào mỏng, và đường nào vừa dày vừa mỏng? Các nhà tâm lí cho rằng họ có thể nói rõ về tính cách và tâm trạng của một người bằng cách nghiên cứu cách thức mà họ vẽ nguệch ngoạc, thậm chí bằng những đường kẻ giống như hình trên.

· Đường biên:

Bạn có thể tạo một đường kẻ mà không cần phải vẽ chúng nếu bạn đặt hai màu cạnh nhau. 

ngamtranhp5-13
www.pinterest.com

· Đường nét và đường viền:

Vẽ đường ranh giới như trên trông khá khác, đúng chứ? Màu sắc cũng có thể được dùng để tạo một đường viền. Đường viền có thể nhẵn, hoặc lởm chởm (nhấp nhô), hoặc không rõ ràng.

ngamtranhp5-14
Hình được trích từ sách

· Cái gì đó tanh mùi cá:

Hãy xem chi tiết này từ bức họa của Klee, Sinbad the Sailor. Bạn có thể nhìn hình dáng của những con cá, nhưng người nghệ sĩ cũng đã dùng các đường thẳng để vẽ các họa tiết tài tình. Bạn có nghĩ rằng những đường nét nhọn kia gợi đến lớp vảy và bộ khung xương của một con cá không?

ngamtranhp5-15
Sinbad the Sailor (phần cắt)

Nào giờ nhìn kĩ vào. Bạn có thể tìm thấy chữ kí của họa sĩ Klee trên bức tranh của ông ấy chứ? Klee đã kí tên có chủ ý vào chỗ những đường kẻ ở các ô vụn cho phù hợp với bức họa của mình.

· Nét vẽ thể hiện hình dạng:

Một đường kẻ có thể mô tả một hình phẳng và hai chiều, như hình tròn trên đây. Hoặc nó có thể miêu tả một hình ba chiều, như hình lập phương này.

ngamtranhp5-16
Hình được trích từ sách

· Các loại hình dạng:

Có bao nhiêu hình bạn có thể vẽ chúng ở cả hai và ba chiều. Đây là một vài gợi ý: ngôi sao, đám mây, hình nón, hình tam giác, hình chữ nhật.

· Nét vẽ thể hiện hình ảnh:

Bạn có thể dùng từ ngữ để mô tả điều gì đó – bằng cách nói, “một con cá” – hoặc bạn có thể dùng nét vẽ. Nhưng khi bạn vẽ các chi tiết, bạn đang thích thú với những đường kẻ.

ngamtranhp5-17
Hình được trích từ sách

· Các loại chi tiết:  

Chi tiết có thể lộn xộn-như các họa tiết trên cánh bướm, hoặc mang tính chất hình học-như nhóm các hình lục giác (hình sáu cạnh) tạo nên hình tổ ong.    

ngamtranhp5-18
www.pinterest.com

ngamtranhp5-19
Tổ ong-Nguồn: www.nature.com

· Những đường kẻ khổ đau:

Hãy nhìn Picasso lặp lại các đường kẻ ngắn, sắc nét trong bức họa của mình, Guernica như thế nào? Những đường kẻ “nghe” như thể tiếng súng máy, và chúng tác động đến thần kinh của chúng ta cùng cách thức như vậy. 

ngamtranhp5-20

· Hình học đẹp đẽ:

Trong tác phẩm The Physicians' Duel, Aqa Mirak đã vẽ nên những chi tiết tuyệt đẹp bằng những đường kẻ. Bạn có thể chọn ra các hình tròn nhỏ, hình lục giác, sao sáu cạnh xung quanh ngai vàng và trên sàn chứ?

ngamtranhp5-21

· Tìm những đường kẻ:  

Hãy coi lại những bức họa từ trước đến giờ và nhìn xem nghệ sĩ nào đã quan tâm đến việc vẽ những dòng kẻ. Cả hai bức họa Sinbad the Sailor của Klee và Guernica của Picasso gần như hoàn toàn được tạo thành từ những đường kẻ. Còn bức tranh The Annunciation của Crivelli thì thế nào? Nhìn bức tranh theo chiều ngược lại để nhìn các chi tiết từ những đường kẻ một cách tốt nhất.

Hãy nghĩ về cái cây to trong bức họa của Avercamp, A Winter Scene with Skaters. Những đường kẻ của những cành cây cũng tạo ra những chi tiết rất tinh tế. Bạn còn nhớ tranh chân dung A Man in Blue của Titian chứ? Tại đó nhìn chung chẳng có đường kẻ nào thật rõ nét. Nhưng bạn có thể thấy nơi mà Titian tạo đường ranh giới giữa các tay áo màu xanh lam và chiếc áo choàng đen không? Bạn có thể tìm thấy những đường biên màu sắc trong bức họa Bathers at Asnières không? Còn một bức tranh mà bạn khó tìm thấy những đường kẻ hơn cả. Bạn có thể tìm ra bức họa đó chứ? (Trong đó có một cây cầu, nhưng ngay cả những đường nét của cây cầu cũng mơ hồ).

· Nhắm mắt lại rồi vẽ:

Đầu tiên, lấy một tờ giấy và một cây bút chì. Sau đó nhắm mắt lại và vẽ đường kẻ đi tùy thích  từ đầu này đến đầu kia tờ giấy. Việc này cũng giống như việc vẽ nguệch ngoạc. Nào bây giờ mở mắt ra và xem đường kẻ của bạn trông ra sao. Có bao nhiêu từ ngữ bạn có thể nghĩ tới dùng để diễn tả những đường kẻ khác nhau mà bạn đã vẽ.

III/ Sáng và tối  

Sử dụng ánh sáng và bóng tối là một trong những cách hiệu lực nhất để tạo điệu của một vở kịch hay nét bí ẩn trong tranh vẽ. Thể loại hình ảnh này khơi mào trí tưởng tượng của bạn hoặc để cho bạn thường sở hữu chất lượng tuyệt vời của ánh sáng một cách mơ màng. Nó có thể là ánh sáng ban ngày nhẹ nhàng, hay tia nắng mặt trời ấn tượng, hoặc các tia sáng lóe lên bí ẩn của ánh nến trong bóng tối.  

· Đạt được sự chú ý của ta:

Đôi khi các nghệ sĩ sử dụng ánh sáng để thu hút sự chú ý của ta. Nhìn bức họa Sinbad the Sailor của Klee, xem làm sao các ô vuông nhạt màu tạo thành một tia sáng dẫn đôi mắt của bạn về phía trung tâm của bức tranh? 

· Ánh sáng và bóng:

Có lẽ bạn biết rằng lúc 12 giờ trưa-khi mặt trời ở phía trên đầu, các thứ hầu như không có tạo bóng. Nhưng khi ánh sáng rọi lên đối tượng từ bất kì hướng nào, phần bóng sẽ luôn được hắt ra.

Một vài họa sĩ dùng bóng để làm cho người và vật trông tạo khối và ba chiều. Bạn có nhớ phần bóng của cổ tay áo màu lam (phần 3), hay phần bóng cho thấy các cơ của con ngựa trong bức họa The Cowboy chứ? Còn các nghệ sĩ khác thì họ không quan tâm vào việc sử dụng ánh sáng và bóng tối. “Khi khác hãy nhìn vào các bức họa còn lại để xem họa sĩ nào dùng ánh sáng và bóng, còn ai thì không”

· Tạo bóng:

Nếu bạn đặt một bóng đèn hoặc đèn pin phía trước bất kì đối tượng nào. bạn sẽ thấy: phần bóng nằm ở phía sau nó.

Ánh sáng soi từ đằng sau = phần bóng xuất hiện phía trước.

Ánh sáng chiếu từ một phía = phần bóng ở phía đối diện

(Đôi khi các họa sĩ thể hiện ra mặt trời, hoặc cái bóng đèn hay đèn pin. Nhưng thông thường họ tự “đề nghị” hướng của ánh sáng).

ngamtranhp5-22
Hình được trích từ sách

Ánh sáng trực tiếp từ phía trên = Bóng dường như không thấy ở phía dưới.

Ánh sáng từ phía dưới = Bóng ở phía trên.

ngamtranhp5-23
Hình được trích từ sách

Nào bây giờ hãy làm thí nghiệm bằng cách chiếu sáng gương mặt một người (tôi nghĩ thay bằng đồ vật thì tốt hơn-NgD) theo nhiều hướng khác nhau. 

· Những màu xám không rõ ràng:

Tô nguệch ngoạc bằng bút chì từ đậm (mạnh) rồi nhạt (nhẹ) dần, bạn có được nhiều sắc thái của màu xám. Hoặc vẽ các đường đan chéo nhau, hay chấm thật nhiều hoặc kẻ nhiều sọc. Bây giờ hãy nhìn xem có bao nhiêu sắc thái của màu xám bạn có thể tạo thành bằng cách trộn cùng nhau các lượng khác nhau của màu trắng và màu đen.

ngamtranhp5-24
Từ trên xuống: kẻ sọc, đan chéo, chấm bi, vẽ nguệch ngoạc
Nguồn: 
www.dianliwenmi.com

· Những sắc màu không rõ ràng:

Khi bạn thêm màu trắng và đen vào một màu nào đó, bạn sẽ thay đổi tông (tone) màu của nó. Thử pha trộn các lượng màu trắng khác nhau với màu xanh lam, và tương tự thay màu trắng bằng màu đen. Có bao nhiêu tông sáng và tối bạn có thể pha thành?

ngamtranhp5-25
Ví dụ về các tông màu xanh lam-Nguồn: www.artsfon.com

· Theo đuổi ánh sáng                  

Quả cà chua nhìn thật phẳng khi không có phần bóng. Làm sao bạn có thể nói ánh sáng ở hình vẽ này đang chiếu từ phía bên phải sang? 

ngamtranhp5-26
Hình được trích từ sách

Nào bây giờ nhìn các hình vẽ dưới đây. Bạn có thể tìm vị trí nguồn ánh sáng để chiếu sáng mỗi chúng không?

ngamtranhp5-27
cgcookie.com

The Man with The Golden Helmet (66 x 50.8 cm)  vẽ bởi Rembrandt van Rijn khoảng năm 1654.

ngamtranhp5-28
commons.wikimedia.org

Hãy nhìn chiếc mũ vàng lộng lẫy trên. Nó sáng rỡ, trong khi phần còn lại của bức họa đắm chìm trong sự phản chiếu mờ ảo và bóng tối dày đặc. Rembrant đã dùng ánh sáng ngọn nến để đưa đôi mắt của ta đến các chi tiết trong bức ảnh. Bạn hãy xem ánh sáng soi rọi chóp đầu của những cành lông (đính trên mũ) và sự rực rỡ của khóa cầu vai bằng vàng như thế nào. Ánh sáng cũng thấp thoáng xuất hiện trên gương mặt của người đàn ông, chính là để bắt lấy biểu cảm đôi mắt của người đàn ông. Bạn có thể biết nơi nào Rembrandt đặt ngọn nến của ông ta để vẽ chân dung của người đàn ông không?

IV/ Cảm nhận mà không cần xúc giác

Bạn đã bao giờ mô tả một thứ mà bạn từng chạm với các tính từ “cứng”, “mềm”, “nhẵn” chưa? Những từ ngữ ấy cho ta biết về kết cấu của vật đó. Mọi thứ đều có các kiểu cấu tạo khác nhau. Sỏi trông lởm chởm và xù xì, còn cát lại mịn và mượt. Trứng chiên trơn tuột còn ngũ cốc ăn sáng thì cứng giòn rôm rốp. Đôi lần bạn có thể cảm nhận một thứ nào đấy đang trông thế nào một cách dễ dàng bằng việc quan sát nó. Thường bạn sẽ chẳng bao giờ muốn chạm vao một con cú hay một con nhím, nhưng bạn có thể nhìn thấy chúng cảm giác trông như thế nào.

Khi bạn nhìn một tranh vẽ in trong một quyển sách, bạn không thể luôn có được cảm giác về kết cấu. Nhưng nếu bạn đến một gallery, bạn có thể phải đề phòng tất cả những bức họa làm cho bạn muốn đưa tay ra và chạm vào chúng.

· Những nét vẽ xoáy:

The Starry Night (73.6 x 91.4 cm) vẽ bởi họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh năm 1889 

ngamtranhp5-29
www.vangogh.net

Hãy nhìn bức hình đêm đầy sao này. Bạn có thấy sơn vẽ cuộn, xoắn ốc và lăn tròn quanh canvas như thế nào không? Một bức họa ngoài đời thật gần như khiến cho những ngón tay của bạn không thể kiềm lòng mà chạm vào chúng.

Người nghệ sĩ, Vincent van Gogh (phát âm hơi giống từ Loch tiếng Scotland), yêu cả những chất liệu sơn vẽ và các kết cấu của bản chất. Hãy chú ý bề mặt bức tranh lổn nhổn đầy khối tảng như thế nào đi? Nhìn những xoáy sơn vẽ màu vàng – như những vòng tròn pháo hoa – đang phóng ngang qua bầu trời. Còn cây bách thì trông dày, chắc và uốn éo (như rắn).              

Bề mặt của bức họa phẳng lì. Nhưng những đường nét mạnh mẽ cho bạn biết thêm kết cấu của những cái cây và cánh đồng.

· Mịn như vải xa-tanh (satin):

ngamtranhp5-30

Đây là một phần chân dung của người đàn ông mặc đồ màu lam. Chỉ bằng nhìn thôi là bạn có thể cảm giác được sự mềm mại và sáng bóng của tay áo rộng thùng này sẽ là thế nào. Bề mặt bức họa của Titian, trông xem, rất mượt mà. Bạn không thể “cảm thấy” bề mặt của bức tranh này tương tự như khi bạn ngắm nhìn bức họa The starry night của Van Gogh.

Chú ý sự khác biệt giữa những đường cong mềm mại của tranh Titian và những đường kẻ rõ ràng trong bức họa của Van Gogh. Họa sĩ Titian đã không dùng những đường kẻ để biểu diễn kết cấu của vật. Thay vào đó, ông làm cho bạn có cảm giác về sự sang trọng của ống tay vải xa-tanh bằng việc cho bạn thấy cách mà phần vải ấy gấp nếp và nhăn nhảu một cách mềm mại khi người đàn ông đang vòng tay (để tay về một bên-xem hình vẽ). Bạn có thấy phần bóng ở những đường cong (phần nếp gấp) không? Titian đã sử dụng ánh sáng và bóng để nói cho bạn biết về kết cấu ấy.   

· Làm một tác phẩm cắt dán:

Tại sao ta lại không làm một bức tranh cắt dán thủ công bằng cách dùng những vật liệu từ tự nhiên? Bạn có thể thu nhặt các lá khô, vỏ cây, các loại dương xỉ hay các cây thân cỏ. Chọn những màu sắc và chất liệu khác nhau rồi sắp xếp chúng lên một trang giấy trắng. Dính chúng lại bằng hồ. Nếu bạn dính ở phần chóp đầu của những chiếc là hay những cây dương xỉ thì bạn có thể có được phần bề mặt tranh nổi cộm lên, như Van Gogh đã từng làm với sơn vẽ vậy. Bạn còn có thể tạo những bức tranh cắt dán bằng giấy nhám và vỏ trứng vỡ vụn hoặc những mảnh vải nhung hay vải xa-tanh thừa.

· Chà xát mạnh lên can để làm nổi bật hình vẽ:

Đặt tờ giấy lên bất kì bề mặt gồ ghề1 và dùng bút chì mềm tô đè lên nó. Bạn có thể chà lên một viên gạch, một đồng xu, hoặc một phần sàn gỗ đầy mắt và vân. Bạn sẽ thấy rất nhiều kết cấu và chi tiết khác nhau. Hoặc bạn tô đè phần sau của chiếc lá, rồi bạn có thể thấy hình dáng đó cũng giống như những kết cấu có trong tự nhiên.

ngamtranhp5-31
Một ví dụ minh họa cho hoạt động trên-Nguồn:www.next.cc

V/ Sắp đặt chúng cùng với nhau

Nếu một trăm họa sĩ vẽ cùng một chủ đề, bạn sẽ thấy một trăm bức tranh khác nhau. Đó là bởi vì mỗi họa sĩ tài hoa nghĩ và cảm nhận mỗi vẻ về một chủ đề. Một họa sĩ có thể được truyền cảm hứng bởi một ý tưởng, nhưng thử thách thực sự là quyết chọn cách tốt nhất để thể hiện rõ nét điều đó. Quyết định đầu tiên mà họa sĩ thực hiện là làm thế nào để sắp xếp sự vật trên bức họa. Bố cục (Composition) là thuật ngữ được dùng cho việc bố trí các thứ trong tranh. Một người nghệ sĩ sở hữu: màu sắc, đường nét, năm phương pháp phối cảnh, ánh sáng và kết cấu để trợ giúp cho việc bố cục. Ông ấy có thể dùng một hoặc một vài trong số chúng, hay có khi là tất cả những nhân tố trên! Khi người nghệ sĩ đã thực hiện các quyết định của mình, ông ấy sẽ đưa tất cả các phần góp phần làm nên bức họa lên cùng một canvas (nghĩa là sau khi định hình trong đầu thì mới vẽ tranh).  

ngamtranhp5-32

· Cân bằng (Hình bên trái):

Đây là một trong số các cách sắp đặt sự vật trong tranh. Mọi thứ dường như ổn trong bức họa này. Bạn có thể nghĩ rằng sự bố trí như vậy có một chút rõ ràng, tuy nhiên người nghệ sĩ có thể rất dễ dàng tập trung sự chú ý của bạn bằng cách đặt các chủ thể ngay giữa bức tranh.

· Èo! (Hình bên phải):

Một người nghệ sĩ khác muốn làm cho bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu bằng cách làm cho bức họa trở nên mất cân bằng. Dĩ nhiên, tấm canvas không thực sự lật lên thế này. Nhưng điều đó cho bạn ý tưởng về một họa sĩ đang cố tình lấn về một phía một cách đáng lo ngại.

· Các biến thể của cùng một chủ đề:

Cảm hứng, lối nhìn, ý tưởng tuyệt vời-đó là điểm khởi đầu của một họa sĩ. Thách thức ở việc thể hiện chúng trên canvas. Một người nghệ sĩ có thể mong mỏi nắm bắt được những điều kì diệu của tự nhiên. Ông ấy có thể thu hút sự chú ý của chúng ta đến những đặc điểm đẹp đẽ và sự tròn trĩnh của con ốc sên, đến sự miêu tả chính xác đến từng chi tiết nhỏ của những sinh vật bé tí.

Một họa sĩ khác có thể được truyền cảm hứng bởi ý nghĩ về một con ốc sên trải qua một cuộc sống hiểm nguy, luôn sợ hãi rằng có một con chim đang lao đến vồ chụp nó (May mắn thay, những con ốc sên có thể không nhận thức được số phận của mình). Người nghệ sĩ có thể tạo một môi trường ủ rũ, huyền ảo-một thế giới của những chiếc lá khổng lồ và những bóng đêm mà tại nơi đó con ốc sên ấy luôn phải xem chừng với đôi mắt sắc và cảnh giác.

· Sự hài hòa:

Một vài bức tranh có một nhịp điệu dễ chịu và hài hòa, cũng giống như âm nhạc. Hình vẽ này cho chúng ta cảm giác êm ả và khoan khoái bởi vì bố cục cân đối của nó. Những chủ thể được gộp lại về một bên của tấm hình, tuy nhiên bây giờ chúng được cân bằng bởi cái cây.

ngamtranhp5-33
Hình được trích từ sách

ngamtranhp5-34
Hai chân dung

Người nghệ sĩ có thể quyết định làm nổi bật ai đó bằng cách đặt họ vào ngay giữa khung canvas. Bây giờ hãy nhìn bức họa thể hiện nhân vật dễ thương nằm phía bên trái. Họa sĩ có thể làm điều này để cho ta cảm thấy bối rối và tò mò về tính cách của một ai đó.

Bạn có bao giờ đã lưu ý một con ốc sên thật nhỏ xíu và di chuyển chậm như thế nào chưa? Một người nghệ sĩ có thể thấy rằng điều này lôi cuốn trí tưởng tượng và óc hài hước của mình. Ông ấy có thể vẽ một bức họa mô tả một con ốc sên nhỏ ngồ ngộ đang thử đến nơi nào đó một cách vội vã. Lúc này có thể một họa sĩ khác có thể nhìn vào con ốc sên và bị mê hoặc bởi đường xoắn vỏ ốc, bắt đầu từ nét nhỏ rồi rộng dần ra.

Bạn có thể tưởng tượng những phần nào của bố cục (phối cảnh, đường nét, màu sắc, ánh sáng, kết cấu) mà các họa sĩ tưởng tượng có thể sử dụng? Hoặc họ có thể đưa con ốc sên ấy vào tranh của họ ở đâu? Bây giờ hãy nhìn lại cách họa sĩ Matisse bố trí những hình khối đầy màu sắc trong hình xoắn vỏ ốc. Phần không gian trắng trong bức họa của Matisse tự nó sắp đặt một cách cẩn thận như những hình khối vậy.

· Tự bạn bố cục các thứ:

Nếu bạn có thể sở hữu một tấm ván mềm hoặc bảng ghim chất liệu bần (cork board) để treo trong phòng bạn. Sau đó hãy nghĩ về việc sắp xếp các bức hình của bạn và “kho báu” của mình lên đó. Việc trang trí một tấm panô treo tường cũng có chút hao hao như việc sắp đặt mọi thứ trên bức họa. Khi bạn nhìn tấm ván trống không của mình, hãy tưởng tượng bạn là một nghệ sĩ đang đối diện một canvas. Có một tí vấn đề là chỗ để bạn bắt đầu công việc của mình, dù là bạn đã có sẵn ý tưởng về tấm panô của mình sẽ trông như thế nào rồi. Đầu tiên, để mọi thứ lên sàn nhà. Lướt chọn các thứ để có sự sắp xếp vừa ý trước khi bạn ghim chúng vào đúng chỗ. Bạn sẽ thấy ở đây có nhiều thứ cần cân nhắc: kích thước của các hình khối, màu sắc, phần không gian trống, và nơi bạn muốn đính bức hình yêu thích của mình.

ngamtranhp5-35
www.ourbluefrontdoor.com

- trinhhaithang biên dịch -
Theo “Looking at paintings” của Frances Kennet

>>> Nghệ thuật ngắm tranh (Phần 1)

>>> Nghệ thuật ngắm tranh (Phần 2a)

>>> Nghệ thuật ngắm tranh (Phần 2b)

>>> Nghệ thuật ngắm tranh (Phần 3)

>>> Nghệ thuật ngắm tranh (Phần 4)

0976984729