Cách để làm chủ màu sắc trong thiết kế logo
Bạn sẽ tạo ra được nhiều thiết kế hơn từ màu sắc với các hướng dẫn chuyên môn sau đây:
Màu sắc là một ngôn ngữ chung trong thiết kế. Nó có thể giúp truyền tải bản chất của thương hiệu, tạo nên đột phá trên thị trường và gợi lên sự đáp lại đầy cảm xúc.
Nếu bạn định áp dụng lý thuyết màu sắc vào quá trình sáng tạo của mình thì bạn phải chú ý tới việc chúng sẽ hiệu quả thế nào trong thực tế. Chúng tôi đưa vào một vài căn bản về lý thuyết màu trong các hướng dẫn về thiết kế logo bao gồm cách phát triển sự hài hòa của màu bằng việc sử dụng vòng màu sắc.
Vòng màu sắc là cách rất căn bản để nhận biết màu nhưng nó cũng rất hữu dụng để đánh giá sư kết hợp màu sắc hài hòa.
Tuy nhiên đây chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Tâm lý màu sắc vượt qua những gì làm mắt ta thấy đẹp và màu sắc cũng có những sự suy nhắc thực tế khi áp dụng thiết kế logo thông qua những điểm tương tác thương hiệu khác nhau.
Hãy tiếp tục đọc để khám phá 4 cách để làm việc với màu sắc hiệu quả hơn trong công việc thiết kế logo của bạn.
1. Hiểu được lý thuyết màu
Nói đến thiết kế logo và thương hiệu, lựa chọn màu sắc rất quan trọng và mặt thẩm mỹ không cần quan tâm lắm. Điều quan trọng là bạn phải hiểu sự khác biệt giữa tâm lý màu sắc và chủ nghĩa tượng trưng màu sắc và lần nữa nó lại khác với các sự kết hợp với màu riêng lẻ.
Chủ nghĩa tượng trưng màu sắc là bước tiếp theo và cân nhắc với các điểm tương tác văn hóa: ví dụ đỏ tượng trưng cho giàu sang và tài lộc ở Trung Quốc trong khi màu trắng được sử dụng để đại diện cho cái chết. Điều này có thể có ích cho các nhãn hiệu có quy mô vùng miền hoặc quốc gia nhưng không toàn cầu. Coca-cola được bán ở Trung Quốc nhưng sẽ không xảy ra việc màu đỏ và trắng được thiết kể để truyền tải sự cân bằng giữa tiền bạc và cái chết.
Dự án Investec Journal của The Partners dựa trên sự kết hợp
của Trung Quốc với màu đỏ tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng
Tâm lý màu sắc đi sâu hơn nhiều và gắn liền với cách chúng ta phản hồi lại màu sắc ở một mức độ vô thức. Trong thuật ngữ rộng lớn, màu đỏ là một màu vật lý, màu nội tạng khi so sánh với màu xanh mát hơn. Màu vàng thì sáng, năng động và đầy cảm xúc trong khi màu lục thì hài hòa, tự nhiên và cân bằng.
Tất cả sự kết hợp này bao gồm một dãy các nghĩa tích cực và tiêu cực tùy vào sắc thái, màu và tông màu và cũng có thể kết hợp với các hành vi của chủ nghĩa biểu tượng cá nhân và văn hóa. Nhưng bản chất của hiệu ứng tâm lý đủ lớn để được xem như một phần của bất cứ quá trình thiết kế logo nào.
2. Tiếp cận một cách tinh tế hơn
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nói đến việc chọn bảng phối màu cho một thương hiệu, cân đo mọi thứ từ vòng màu cơ bản tới sự phối hợp giữa tâm lý và văn hóa phức tạp.
Nhà tâm lý học màu sắc Angela Wright đã tạo ra Colour Affects System mà trong đó các sắc thái, tông màu có thể được phân loại thành một trong bốn nhóm. Các bảng phối màu được vẽ từ trong cùng một nhóm sẽ trông hài hòa hơn.
Nhóm 1: Việc sử dụng màu đỏ tươi sáng của Virgin thích hợp với định hướng trẻ trung và năng động.
Màu sắc nhóm 1 thì tươi, thanh nhã, ấm và không có màu đen. Chúng bao gồm màu đỏ tươi, màu san hô, màu xanh da trời hoặc màu đào. Chúng thân thiện, tinh nghịch và lạc quan và đây là những màu lý tưởng cho các thương hiệu trẻ nhưng ngược lại có thể trông khiếm nhã hoặc thiếu sự nghiêm túc.
Nhóm 2: màu xanh trứng robin thanh tao và tinh tế của Tiffany & Co cảm giác rất sang trọng
Màu sắc nhóm 2 có nhiều xám hơn và vì vậy cũng tinh tế hơn như là nâu sẫm, xanh sage hoặc mùa hoa lavender. Trong khi chúng truyền tải phong cách, sự duyên dáng và thanh lịch cho các thương hiệu sang trọng hơn thì chúng cũng được dùng một cách riêng lẻ và thường không được dùng để thiết kế logo.
Nhóm 3: Shell kết hợp màu đỏ cà chua với một màu vàng son ấm để truyền đạt sức mạnh
Những màu nhóm 3 thì ấm, gắt và nóng và được trộn chung với màu đen như đỏ cà chua, cam rám nắng, màu olive hoặc cà tím. Chúng là màu đất, mang tính bền vững và thường xuyên được dùng để truyền đạt sức mạnh và sự chính trực nhưng có nguy cơ trở nên lỗi thời và dễ đoán.
Nhóm 4: sử dụng chủ đạo tông đen và trắng của Apple mang lại cảm giác hiện đại, khéo léo và tự tin
Cuối cùng, màu nhóm 4 trông rõ ràng, khỏe và đơn điệu như là đen, trắng, magenta hoặc vàng chanh. Chúng chứa đựng những giá trị của sự tự tin, hiệu quả và sự hiện đại và cũng vì thế có ý tưởng cho các thương hiệu công nghệ hướng về tương lai nhưng có thể trông mắc tiền, duy vật và lạnh hơn.
3. Đưa màu sắc vào ngữ cảnh thị trường
Việc chọn đúng màu cho bất cứ thương hiệu nào dĩ nhiên không chỉ là về sự phối hợp văn hóa và tâm lý mà còn là về sự cạnh tranh và các xu hướng khác.
Ví dụ, 2 nhãn hiệu ở 2 trường phái hoàn toàn không liên quan tới nhau có thể cố gắng sử dụng màu sắc để truyền đạt tính chất đáng tin cậy, sự khôi hài hoặc sự tao nhã. Nhưng nếu đối thủ trực tiếp của họ sử dụng cùng màu với cùng lý do thì sự nổi trội và khác biệt sẽ trở thành vấn đề ngay lập tức.
Việc thực sự sở hữu màu sắc thương hiệu là chén thánh của việc xây dựng thương hiệu và ngày nay không chỉ là về việc khắc tên lên những con đường hoặc kệ siêu thị. Cách thiết kế logo sao cho nổi bật trong ứng dụng trên màn hình smartphone đang ngày càng quan trọng.
Ở một lĩnh vực được thống trị bởi màu đỏ, xanh dương và những màu chính đậm khác, EasyJet sử dụng màu cam
Có nhiều ví dụ về các nhãn hiệu không the xu hướng thị trường và vượt qua những ồn ào với một màu sắc thương hiệu hoàn toàn khác mà giúp đem đến cho những giá trị đặc biệt mà không mờ mắt đi theo đám đông. Ví dụ, EasyJet đã mang màu cam độc lạ đến ngành công nghiệp hàng không trong khi Tango sử dụng màu đen thể hiện sự thiếu tôn trọng về lĩnh vực thức uống trái cây có ga.
Mặc dù Tango sử dụng những màu cổ điển để xác định hương vị thì thiết kế lon và logo sử dụng màu đen không thể ngờ được
Nhưng những màu đậm luôn luôn không cần thiết. Trừ việc sử dụng những màu quan trọng nhất, nhì và ba là một cuộc chiến không phân thắng bại trong một thị trường chật chội nhưng bằng việc cân nhắc sự tinh tế trong việc phối màu, chia vòng màu sắc cơ bản thành hàng triệu sắc thái mà mắt người có thể nhận biết được, quyền sở hữu sẽ dễ dàng đạt được hơn.
4. Xem xét trình bày màu sắc
Khi bạn chọn được màu sắc cho thương hiệu của mình rồi thì giờ bạn hãy chú ý tới quy luật của màu sắc, cách chúng được tạo ra và trình bày như thế nào trong thực tế - đặc biệt là khi thu thập các hướng dẫn cho bộ phận trong và ngoài (đối tác, cá nhà tổ chức, tổ chức quảng cáo – agency,...).
Nghĩ đến việc bạn sẽ đạt được gì khi sử dụng các mô hình màu cộng (RGB cho màn hình) và màu trừ (CMYK để in) nhưng cũng xét đến việc thao tác với các màu sắc bằng cách sử dụng HSB (màu, độ bão hòa và độ sáng) hoặc LAB (cân bằng độ chói với giá trị màu A và B với A trải dài từ xanh lục tới đỏ và B từ xanh dương tới vàng).
Lần lượt đồng nghĩa với in và kĩ thuật số, chế độ màu CMYK và RGB rất quen thuộc với các designer ở khắp nơi
RGB và CMYK định nghĩa màu sắc theo một cách máy móc và cái phong cách được trình bày phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ hồ sơ màu của thiết bị. HSB thì dễ hiểu hơn và nó định nghĩa màu sắc theo một hướng miêu tả nhiều hơn trong ngữ cảnh của vòng màu.
Trong khi đó, LAB thì vô cùng chính xác và không áp dụng riêng cho từng thiết bị nào vì nó thuộc về nhận thức của màu hơn là định nghĩa toán học. Điều này đặc biệt quan trọng khi nói đến việc thể hiện các màu hợp nhau một cách chính xác qua nhiều platform.
Chế độ màu HSB và LAB chính xách hơn và dựa trên cách màu sắc được miêu tả và được hiểu
Tất nhiên nếu bạn chọn định nghĩa thương hiệu khi in bằng cách sử dụng một hoặc nhiều màu Pantone thì việc hợp màu một cách hoàn toàn chính xác trên các thiết bị điện tử sẽ gần như là không thể vậy nên hãy cân nhắc khi sử dụng.
>>> Giới thiệu về lý thuyết màu
>>> Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế lô gô