Kỹ thuật trong hội họa

Tranh sáp được làm bằng cách kết hợp chất màu với chất kết dính sáp nóng – sáp ong nguyên chất được ưa chuộng hơn cả. Vẽ sáp là một trong những kỹ thuật lâu đời nhất trong hội họa. Nó được sử dụng rộng rãi vào thời Hy Lạp cổ đại, cho dù chỉ còn một số ít những tranh vẽ thời đó còn sót lại mà thôi. Người La Mã vẽ tranh sáp lên tường, bằng cách sử dụng sắt nóng.

Tiến trình vẽ màu sáp thì đòi hỏi khắt khe. Người nghệ sĩ phải thao tác nhanh, với những đường cọ ngắn, vì sáp chảy đông cứng ngay sau khi nó tách rời khỏi nguồn nhiệt. Màu sắc thì khó hoà trộn vì chúng sẽ bị cứng lại trong khi mà cái khác còn đang chuẩn bị. Tuy nhiên, vài khâu trộn màu được thực hiện trong một tiến trình nung nóng như bề mặt sơn được làm nóng trở lại. Các nét cọ có thể được hoà trộn (lại với nhau) vào thời điểm này. Quá trình đốt nóng cũng cho phép sáp dính chặt trên nền thạch cao của nó.

Cho dù tranh sáp gần như bị bỏ rơi trong nhiều thế kỷ, phát minh các thành phần gia nhiệt bằng điện vào những năm 1900 đã làm cho kỹ thuật này khả thi hơn. Các hoạ sĩ hiện đại có thể dùng 1 cái chảo rán điện như 1 bảng trộn màu và đèn nhiệt để nung nóng.

ky thuat hh 1
The Ceiling or the Sistine Chapel Michelangelo

Tranh bích hoạ là một kỹ thuật vẽ tranh lên tường. Người nghệ sĩ quét màu lên 1 bức tường trát vôi vữa. Trong khi sơn, đã trộn với nước, được tô lên 1 bức tường vôi còn mới, tiến trình này được gọi là buon fresco (fresso thực sự hay fresso tốt). Khi sơn được tô lên bức tường khô mà đã được làm ẩm, nó gọi là fresco secco (fresco khô). Trong buon fresco, vôi vữa còn mới hấp thu màu ướt, và bức tranh trở thành là một phần của bức tường. Trong dry fresco, trát vữa ẩm không bao giờ trộn lẫn với sơn, mà được trộn với những chất kết dính như là cazein, lòng đỏ trứng gà, hoặc hồ keo. Theo thời gian, độ ẩm có thể thấm giữa sơn và tường, làm cho sơn gẩy vụn và tróc ra.

ky thuat hh 2
John Lennon, tranh tempera, họa sĩ Peter Szabo, Budapest, Hungary

Màu keo là một kỹ thuật mà trong đó màu khô được trộn với một ít nước tạo ra một màu nhão, kế đó 1 lượng lòng đỏ trứng gà tươi tương đương với lượng màu nhão được thêm vào. Người nghệ sĩ quét sơn một cách cẩn thận bằng mũi cọ nét, cọ lông chồn được ưa chuộng hơn, lên một nền láng mà đã được xử lý qua thạch cao. Màu keo gần như khô ngay lập tức trong lớp phủ kháng nước. Vì sơn khô quá nhanh, nên màu chưa kịp sẵn sàng để được hoà trộn. Màu keo hiện nay là một dung môi mà trong đó chất màu có thể được trộn với nhũ tương của sữa, với những loại hồ keo hay nhựa cây khác nhau, và ngay cả với nhiều nước ép của nhiều cây thân thảo và cây thân mộc.

Màu keo sử dụng những nét cọ mảnh, rõ tạo nên những hình ảnh chi tiết rõ ràng và chính xác vô cùng. Thạch cao được sử dụng như tấm nền có độ thấm đầy đủ. Khi nó kết hợp với màu keo, nó tạo ra một bề mặt bền chắc có vẻ bóng sáng. Màu keo bị thay thế phần lớn bởi sơn dầu vào những năm 1500. Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ đương đại bao gồm Ben Shahn và Andrew Wyeth, đã chọn màu keo để tận dụng đặc tính sáng ấm, mềm mại của nó.

Không như màu keo, sơn dầu có thể được trộn trên bề mặt tranh để tạo nên một thang màu và sắc độ liên tục. Nhiều mảng sậm, đặc biệt những mảng tối hơn, không thể (được tạo ra) trước khi phát minh kỹ thuật này. Sử dụng sơn dầu, người nghệ sĩ có thể chuyển đổi những thay đổi tinh tế trong độ sáng và đạt đến những hiệu ứng 3 chiều thực sự. Ngay cả quan trọng hơn với người nghệ sĩ, sơn dầu khô một cách chậm chạp, cho phép người nghệ sĩ thao tác (với thời gian) gần như vô hạn để hoàn thành bức tranh.

Sơn dầu được tạo ra bằng cách trộn bột màu với một chất kết dính từ dầu thực vật, thường là dầu lanh. Chất màu có thể được pha loãng bằng cách thêm dung dịch hoà tan như là nhựa thông. Dung dịch này có thể tạo những màng mỏng của màu gần như trong suốt tráng lên mặt tranh. Lớp phủ tạo thêm cảm giác rực rỡ độ thật cho tranh

Trong sơn dầu, các nghệ sĩ tự do thể hiện cá tính của họ thông qua bút pháp của họ. Nét vạch của đường cọ đi qua mặt tranh thì gần giống như bút tích của người nghệ sĩ. Điều này đặc biệt đúng khi người nghệ sĩ quét lớp sơn mới lên một bề mặt chưa khô để hoà trộn tự do với cái lớp sơn trước đó. Những cảm xúc của hoạ sĩ có thể được cảm nhận trong cường độ của phong cách vẽ.

ky thuat hh 3
Trận chiến ở Amazons, 1618, tranh sơn dầu của
hoạ sĩ Peter Paul Rubens, Bỉ

Phấn tiên là kỹ thuật hội hoạ gần với vẽ nhất. Ngừơi nghệ sĩ sử dụng một thanh phấn màu. Cầm giữ thanh phấn như viết chì, người nghệ sĩ có thể thao tác nhanh chóng để tạo ra những đường kẻ màu to bản hoặc các đường ngắn, mạnh mẽ.

Phấn tiên được làm từ phẩm màu kết dính lại với nhau bằng một chất keo yếu, không ở dạng dung dịch như là nhựa tragacanth. Phấn tiên được gắn nhãn mềm, trung bình, hoặc cứng, tuỳ thuộc vào lượng hồ keo được sử dụng là bao nhiêu. Vì chất màu được pha loãng bởi lượng hồ keo được gia tăng, thanh phấn càng cứng, cường độ màu càng ít. Các nghệ sĩ đang tìm kiếm màu sắc rực rỡ hơn thì phải sử dụng các thanh phấn dễ gẫy vụn, mềm hơn. Vì không có chất kết dính dạng lỏng nào giữ được màu vào chất nền của nó, màu phấn tiên phủi bay 1 cách dễ dàng. Để bảo vệ màu, một dung dịch hồ keo hoặc nhựa thông được gọi là chất hãm có thể được phun lên bức tranh hoàn chỉnh.

Màu nước được tạo ra bằng cách cho những chất màu lơ lửng vào một dung dịch nước và gôm arabic lên một tấm nền giấy ướt. Màu thì trong suốt. Càng thêm nhiều nước vào màu, độ trong của nó càng lớn và sắc độ nó càng mềm. Màu nước sẵn sàng lan thấm vào sợi giấy, tạo nên các đường rìa của các mảng màu, gọi là washes, mềm và ẩm một cách đặc trưng. Những nét cứng và nét hơn có thể được thực hiện bằng cách vẽ màu không pha loãng tương ứng bằng cọ nhọn, hoặc thậm chí bằng cách vẽ lên tranh bằng bút chì hay bút máy và mực.

Màu nước là một trong những kỹ thuật vẽ lâu đời nhất, được sử dụng bởi những người Ai-Câp cổ đại để minh hoạ trên những cuộn giấy papyrus. Tuy nhiên, các nghệ sĩ không bắt đầu thám hiểm một tiềm năng có ý nghĩa của môi trường (hội hoạ) cho đến những năm 1800. Các nghệ sĩ nhận ra các vật dụng màu nước thì nhẹ và dễ dàng để sử dụng ngoài trời, và những bức vẽ khô nhanh. Kết quả là, kỹ thuật (này) đặc biệt thích hợp với thao tác nghiên cứu như phác thảo nhanh về thiên nhiên.

Ở một dạng (khác) của màu nước, gọi là gouache, sắc tố trắng hoặc phấn được thêm vào. Tranh vẽ Gouache thì được đặc trưng bởi các mảng màu rộng, phẳng.

- Minh Thanh Le -

>>> Lịch sử hội họa (Phần 1)

>>> Chất và sự biểu hiện về chất trong hội họa

>>> Nhịp điệu trong hội họa

0976984729