Dựng thế cơ bản
Thế dáng cơ bản 1: Đường hình thể
Cho dù là vẽ từ mẫu sống hay từ trong trí tưởng tượng, dấu hiệu đầu tiên trong phần lớn khi tạo hình là một đường chuyển động hình thể. Bạn có thể xem đường hình thể là một đường tưởng tượng chạy dọc theo trục xương sống. Đường hình thể càng uốn cong, hình ảnh sẽ truyền đạt đến người xem có thế dáng và hướng chuyển động càng rõ ràng.
Vẽ mẫu sống được bắt đầu là thao tác xác định đường hình thể và ghi lại nó. Nếu muốn, có thể tăng độ uốn của đường hình thể để thế dáng bớt bị cứng hơn. Bạn nên dành 2 giây đầu tiên cho việc xác định đường hình thể của tư thế mẫu.
Dưới đây là ví dụ về các đường hình thể. Chú ý là chúng là các đường cong, nhưng không phải đường hình chữ “S” hay là 1 đường ngoằn ngoèo.
Một số họa sĩ sử dụng 2 đường hình thể – một cho trục thân, và một cho trục các cánh tay. Dù là theo cách nào, nó cũng là công cụ cần thiết để bắt đầu phần dựng hình với sự đánh giá tổng thể về thế dáng và hướng chuyển động trước khi đi sâu vào phần tạo khối cơ và các chi tiết khác.
Một khi bạn đã thiết lập được đường hình thể, phần tạo hình còn lại như bố cục chuyển động, và thế dáng sẽ dễ dàng hình thành bằng cách treo lồng ngực và bệ xương chậu dọc theo đường hình thể này.
Thế dáng cơ bản 2: Đầu, khung thân và bệ xương chậu – Head, ribcage and pelvis
Một khi đã thiết lập được đường hình thể trong phần 1, bạn đã sẵn sàng cho việc đặt 3 khung bầu dục chính của cơ thể là Đầu, lồng ngực và bệ xương chậu. Quá trình đặt các thành phần này khoảng 5 đến 10 giây.
Nhìn bên ngoài, thật khó thấy được cấu trúc xương bên trong, ở người mới bắt đầu vẽ thường vướng phải suy nghĩ sai lầm về khối cơ thể người theo kiểu dưới đây: Ngực và mông thành 1 khối.
Nhưng thật ra, tách lồng ngực và bệ xương chậu làm 2 phần riêng biệt mang tính quyết định trong việc xác định chính xác một tư thế được thể hiện trong một phạm vi rộng hơn và thuyết phục hơn. Lồng ngực và bệ xương chậu có độ nghiêng, độ uốn, độ xoắn vặn riêng của từng phần, không liên quan nhau như trong tư thế thú vị này.
Hình ảnh trên có cả các đường gióng ngang để thấy các góc của khối lồng ngực và bệ xương chậu giúp xác định vị trí 3 khối oval này trên cơ thể một cách hợp lý. Ý kiến các nhân, tôi nhận thấy rằng nếu phải tạo ra một thế dáng đầy sức căng, lực lưỡng thì việc xác định các góc nghiêng của cơ thể rất cần thiết.
Như bạn đã thấy, những gì xảy ra bên trong ảnh hưởng đến những gì chúng ta thấy ở bên ngoài theo nhiều cách, nhưng nó rất rõ ràng và tinh tế. Hầu hết mọi người không nhận thức được những gì họ đang nhìn thấy, nhưng hình dáng con người là thứ rất gần gũi và quen thuộc nên nếu dựng hình sai rất dễ bị phát hiện ra, dù người xem là không cần có kiến thức về giải phẫu học.
Với một cơ thể đang uốn nghiêng, một bên sườn sẽ co rút và ngắn lại, trong khi sườn bên kia căng trương và kéo giãn ra. Chúng ta có thể thấy nếp gấp của da bên cạnh sườn ngắn. Một “khía hình chữ V” nơi lồng ngực nhô ra có thể nhìn thấy rõ ràng ở bên cạnh cơ thể đang kéo căng.
Khi bạn thực hành vẽ các tư thế, bỏ ra khoảng 5-10 giây ghi lại vị trí và góc nghiêng của khối đầu, lồng ngực và bệ xương chậu. “Treo” các phần này lên đường hình thể, nhưng giữ thế uốn cong hay vặn xoắn theo một trục trung tâm.
Thế dáng cơ bản 3: Các khớp nối – Joints
Hầu hết các đoạn xương rời trong cơ thể gắn dính với cái khác qua những khớp nối theo kiểu “banh và ổ cắm” mà chúng có thể lắp vào trục và xoay vòng quanh. Các khớp nối này thường chìm sâu vào cơ thể, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Ví dụ như, xem xét xương đùi gắn với bệ hông.
Đầu xương đùi nhô ra ở chỗ nối với ổ đỡ hông (tên là “Femoral head”) dễ dàng nhìn thấy trong các tư thế chuyển động, đặc biệt ở thế đứng 1 chân hay lúc cơ thể xoắn vặn. Từ khớp nối này sẽ xác định vị trí tư thế đùi và chân. Điều này cũng đúng với tất cả các khớp nối khác mà từ đó tạo nên hình dáng cả cơ thể.
Khi đã thiết lập đường hình thể và 3 hình bầu dục đại diện cho đầu, lồng ngực và bệ xương chậu, hãy cố gắng xác định nhanh các khớp xoay chính của cơ thể như:
- Vai
- Khuỷu tay
- Cổ tay
- Ổ đỡ hông
- Đầu gối
- Mắt cá chân
Bây giờ kết nối các điểm, và bạn đã có được kiến thức cơ bản về giải phẫu học, cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu các tư thế chuyển động trong dựng hình. Kể từ đây, bạn có thể bắt đầu làm việc với các khối cơ trong cơ thể.
Nắm được những kiến thức cơ bản về trục xương trong cơ thể sẽ giúp bạn vẽ nhanh hơn, dễ dàng và thuyết phục hơn, dù là từ mẫu sống hay từ trí tưởng tượng. Đó là phần quan trọng trong việc bắt đầu làm chủ phối cảnh. Ngay cả nếu bạn dự định làm việc theo phong cách “hoạt họa”, được biết đến với những quy luật sẽ cho phép bạn phá vỡ chúng một cách hiệu quả, theo những cách đúng đắn, hơn là phá vỡ mà sai lầm.
- Minh Thanh Le -