Điểm được lợi và điểm nhấn mạnh

Khi chủ đề gồm nhiều yếu tố mà không một yếu tố nào xứng đáng được đặc biệt làm tăng giá trị thì việc phân bố các yếu tố này trên bề mặt hình ảnh hay bức tranh nhìn chung không có vấn đề gì. Loại bố cục định trước (theo đường chéo, tam giác, đường cong ..v.v…) sẽ quyết định các yếu tố khác nhau này sẽ chiếm chỗ nào trong khuôn hình của hình ảnh (ví dụ, các đồ vật khác nhau của tranh tĩnh vật, những nhân vật có vai trò gần như tương đương trong một cảnh sinh hoạt..v.v…).

Nhưng nếu người ta muốn lôi kéo sự chú ý đặc biệt vào một trong những yếu tố này, hoặc vào một nhóm trong số đó, hoặc chỉ vào một phần của đúng một yếu tố (diễn tả một khuôn mặt, một hành động đặc biệt có ý nghĩa) biện pháp tốt nhất để làm tăng giá trị của yếu tố đó là dựng khuôn hình, đặt nó vào trong một vài điểm của hình ảnh, nơi mà ánh mắt khán giả luôn nhìn vào với nhiều thích thú và cũng là nơi mà ánh mắt thường quét qua quét lại.

Với số lượng là 4 (điểm) – không quá tập trung vì nó không ngăn cản mắt “ngấp nghé” thường xuyên vào trung tâm lý tính của hình ảnh, cũng không quá lệch tâm vì mắt ta luôn có xu hướng coi một yếu tố được đặt ở sát bo của tranh như thành phần phụ ngay lập tức – những điểm được lợi tự nhiên này của hình ảnh nằm rất chính xác ở phần giao điểm của các đường chéo góc và các đường nhấn mạnh lớn, theo quy tắc chia ba. Tất cả các hình thể đặt trên một trong các điểm này hoặc ít nhất, trên khu vực liền kề với chúng, sẽ luôn được nhận ra dễ dàng hơn và nhanh hơn các hình tương tự ở xung quanh.

Ngoài ra, tất cả các điểm trung gian giữa 4 điểm được lợi chính này, nếu chúng nằm trên một trong 4 đường nhấn mạnh của bố cục, tạo nên cũng chừng ấy điểm được lợi phụ, kém bắt mắt hơn, nhưng cũng có thể phù hợp trong một vài tình huống, khi có một yếu tố không thể đặt chính tâm trên một trong các điểm được lợi chính.

Việc tính đến các điểm được lợi tự nhiên cùa hình ảnh, khi người ta làm bố cục hoặc dựng khuôn hình cho một hình ảnh, không đối lập gì với sự tự nhiên của tác phẩm, cũng không gây cản trở gì hơn nữa tới nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ. Ngược lại, sự quan sát đơn giản về nguyên tắc cơ bàn này, trong mối liên hệ chặt chẽ với hiện tượng nhìn sẽ luôn nhằm mục đích mang lại nhiều sức sống và vẻ tự nhiên cho một bố cục và nhiều sức mạnh cho chủ ý của họa sĩ.

Những điểm được lợi

diem duoc loi 1

A. Bốn điểm được lợi tự nhiên của hình ảnh được xác định bởi sự giao nhau của các đường nhấn mạnh ngang, dọc và đường chéo góc, nếu ta áp dụng quy tắc chia ba.

Bốn điểm được ưu tiên này không quá gần trọng tâm của hình ảnh: khán giả sẽ không bị “dán mắt” một cách gò bó thường xuyên vào trọng tâm của hình. Chúng cũng không quá xa trọng tâm nên khán giả đỡ bị buộc phải “nhảy cóc” những biên độ lớn để quan sát từ điểm này tới điểm kia.

B. Tuy nhiên, vì vấn đề không phải là phân tán sự chú ý của khán giả bởi sự nhân lên các chủ thể cần ưu tiên nên hiếm khi mà 4 điểm được lợi này được sử dụng cùng một lúc theo kiểu cạnh tranh.

Rất thường xuyên, người ta chỉ sử dụng một điểm được lợi để đặt lên đó một hình thể (vật sống hay bất động, người hay khuôn mặt người, đồ vật…) mà người ta muốn làm tăng giá trị.

diem duoc loi 2

C  D. Nhưng nhiều khi có 2 yếu tố được đặt cùng một lúc lên 2 điểm được lợi của hình ảnh (ví dụ như mặt của 2 người đối mặt ..v.v…) theo hướng ngang (C) hay hướng chéo (D).

E. Có thể sử dụng cùng lúc 3 điểm được lợi (bố cục tam giác ..v.v…)

Chủ thể chính đặt trên một điểm được lợi tự nhiên của tranh

diem duoc loi 3

F. Bourgeon – “Bài hát cuối cùng của thành phố Malaterre Montjoy”

diem duoc loi 4
Chủ thể chính đặt trên một điểm được lợi tự nhiên của bức tranh 

diem duoc loi 4
F. Vallotton (1865-1925) – “Quả bóng”

Mặc dù chỉ chiếm chỗ rất nhỏ bé trong tranh, đứa trẻ chơi bóng rõ ràng đã trở thành “trung tâm” nổi bật chính của tranh.

Tùy theo chủ đề phải xử lý và số lượng các yếu tố mà người ta muốn lôi kéo khán giả chú ý nhìn vào, có nhiều khả năng đặt ra cho họa sĩ :

- Khi chỉ một yếu tố xứng đáng được làm tăng giá trị, hiển nhiên một điểm được lợi sẽ được xác định. Đó thường là trường hợp mà người ta muốn lôi kéo sự chú ý vào một nhân vật hay một khuôn mặt, hay một nhóm có đông nhân vật.

- Khi hai yếu tố khác biệt cần được làm tăng giá trị, việc lựa chọn hai điểm được lợi của hình ảnh sẽ được thực hiện.

Tuy nhiên, khi hai điểm được lợi được đặt ở cùng một độ cao sẽ có xu hướng trung hòa với nhau, người ta sẽ thích giải pháp có tính năng động hơn nhiều tức là đặt hai yếu tố này trên đường chéo góc. Khuôn hình kiểu này rất sống động, sẽ thường được sử đụng khi hai yếu tố cần làm nổi bật không nằm chính xác trên cùng một lớp cảnh.

- Ba yếu tố khác biệt cần làm nổi bật sẽ kéo theo sự lựa chọn 3 điểm được lợi. Bố cục lúc đó sẽ có dáng vẻ của một bố cục tam giác, mỗi một yếu tố cần làm tăng giá trị sẽ được khuôn hình đặt trên (gần như vậy) một trong ba đỉnh nhọn của tam giác.

- Việc đặt khuôn hình dựng 4 yếu tố khác biệt trên 4 điểm được lợi tự nhiên của hình ảnh sẽ thường ít thỏa mãn con mắt bởi vì nó tạo ra một sự sắp đặt các yếu tố này theo hình vuông, quá đều và dốì xứng. Do đó kiểu này ít khi xuất hiện, nếu có chỉ khi nào chủ đề đòi hỏi cùng một lúc phải làm nổi bật cả bốn yếu tố riêng biệt. Cho dù mọi tình huống được đặt ra, người ta sẽ thường xử lý bằng cách gom các yếu tố này trên 2 hay 3 điểm ưu tiên của hình ảnh mà thôi.

diem duoc loi 6
A. Van Ostade (1610-1684) – “Ông thầy trường tư”

diem duoc loi 7

 

Việc chọn một điểm được lợi tự nhiên của tranh để đặt chủ thể chính ở đó (trường hợp này là ông thày trường tư) sẽ càng cần phải áp đặt vì bố cục ở đây có quá nhiều yếu tố khác biệt với vô số vẻ riêng tư gần như vô tổ chức (đám đông học trò, vô số chi tiết bối cảnh). Ở đây, việc trọng tâm hóa đặt lên ông thầy còn được nhấn mạnh bởi việc xếp đặt quanh ông ta hàng loạt các yếu tố bao bọc (các trẻ em, các chi tiết bối cảnh) cũng như bởi ánh sáng bao quanh rất khuấy động như được chiếu bởi “đèn rọi” vào nhóm nhân vật chính.

Theo nguyên tắc thì giữa hai yếu tố được dựng trên các điểm được lợi tự nhiên, người xem sẽ chú ý hơn vào yếu tố lớn hơn hoặc vào yếu tố nổi bậi nhất bằng màu sắc và sắc thái của nó, hoặc bởi hiệu quả ánh sáng hay phối cảnh phù hợp. Như vậy, khi nhiều yếu tố được dựng trên các điểm được lợi sẽ có thể và nên phân cấp chúng tùy theo sự ưu tiên tương đối của chúng.

Khái niệm “điểm được lợi” sẽ lu mờ khi nói đến khuôn hình của điện ảnh bởi vì việc di chuyển các nhân vật trong khuôn hình và chuyển động của máy quay phim (quay trượt hình và quay trượt qua toàn cành…) kéo theo sự tiếp tục chuyển giao các vấn đề bố cục của hình ảnh. Ngược lại, các “dàn cảnh cố định” nhất là khi các diễn viên gần như bất động sẽ có cơ hội để sử dụng các điểm lợi của hình ảnh để làm tăng giá trị của một trong các yếu tố xuất hiện trong khuôn hình (thường là một nhân vật).

Các điểm nhấn mạnh của một bố cục

Việc khuôn hình đặt vài yếu tố trên các “điểm được lợi” của bức tranh không phải lúc nào cũng là cần thiết, vả lại, không phải lúc nào cũng có thể (ví như khi bố cục được đặt vào trọng tâm, trên trục dọc của bức tranh hoặc ngược lại, rất lệch tâm). Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, bố cục bao gồm một số “điểm nhấn mạnh” rất bắt mắt mà đôi khi lại ở xa các điểm được lợi tự nhiên của hình ảnh.

Tóm lại, các điểm nhấn mạnh ở vị trí của các điểm được lợi khi mà các đường định hướng là các đường nhấn mạnh của bố cục. Các điểm nhấn mạnh và các điểm được lợi sẽ trùng nhau rất thường xuyên nhưng không phải là bắt buộc.

Tùy theo chủ đề được xử lý, các điểm nhấn mạnh hiển nhiên sẽ là một số lượng có thể biến đổi. Khi thì chúng ta sẽ thấy duy nhất một điểm nhấn mạnh, một điểm được lợi duy nhất mà tất cả phần còn lại sẽ ăn nhập vào. Khi thì có nhiều điểm nhấn mạnh buộc mắt ta phải di chuyển một cách linh hoạt từ điểm này sang điểm kia và đem lại một sự náo nhiệt hơn cho bố cục. Trái lại, một số đông các điểm nhấn mạnh quá tản mạn không chỉ làm phân tán sự tập trung của người xem, làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của bố cục. Ít nhất thì một trong các điểm nhấn mạnh này trùng với một trong những “điểm được lợi” tự nhiên của hình ảnh, trong trường hợp đó, nó sẽ tạo ra một điểm thu hút đặc biệt đối với ánh mắt nhìn, trội hơn các điểm nhấn mạnh khác của bố cục.

Các điểm nhấn mạnh lệch tâm

Thường được yêu thích hơn cả điểm nhấn mạnh của bố cục là trọng tâm được ưu tiên chính của bức tranh, trùng với một trong những điểm được lợi tự nhiên của hình ảnh và không có thể ngăn cản nó rất lệch tâm so với đường trục xuyên tâm của bức tranh hoặc những điểm được lợi tự nhiên.

Cũng có trường hợp, chẳng hạn như, khi chủ thể chính (một nhân vật…) được đặt bên lề khuôn hình của tranh. Trong tình huống này, để tránh cho mắt khỏi bị thu hút quay trở lại liên tục về phía các điểm được lợi tự nhiên của hình ảnh và tiếp theo, để nó không coi chủ thể chính như một lượng không đáng kể, cần phải thu xếp để dẫn ánh mắt về phía chủ thể lệch tâm bằng cách sử dụng ánh sáng (mãnh liệt rực rỡ hơn ở nơi mà ta muốn cố định mắt nhìn vào đó) hoặc bằng màu sắc hoặc khéo léo hơn, bằng cách tập trung vào yếu tố lệch tâm đó một vài đường trang trí hay đường của bố cục.

Cùng một mẹo của bố cục, có thể cũng sử dụng như vậy khi có một yếu tố mà người ta muốn đặc biệt làm tăng giá trị lại ở một dàn cảnh phía xa của tranh, nơi mà nó có nguy cơ bị bỏ qua.

- Minh Thanh Le -

>>> Các khoảng trống và không gian

0976984729