Khái niệm và ý nghĩa về đường nét

Mọi tác phẩm mỹ thuật – thiết kế đều hình thành từ đường nét, vì vậy chúng có mặt khắp mọi nơi và giữ vai trò thiết yếu trong các sáng tác nghệ thuật thị giác (vision art).

* Các nét trong mỹ thuật:

Nét chữ (Calligraphic lines)

duong net 11

Thư pháp xu guoliang (chữ cổ trung quốc)
– chữ ả rập – chữ Hiragana Nhật Bản – chữ việt

Nét hội họa (Sketch lines)

duong net 2

Bên trái: Tác phẩm “Người đàn bà khom mình” (Crouching Woman) 1917, vẽ chì của Egon Schiele (Họa sĩ Đức)
Bên phải: Tác phẩm “Caryatid” của Amedeo Modigliani (Ý)

Nét đồ hoạ (stroke lines)

duong net 3

Bên Trái: tác phẩm “ca khúc những đường vân” (Stripe Song), 1981, in lụa, tác giả J. Seeley (Mỹ)
Bên phải: Áp phích “Patton Oswalt” của Aye Jay

Nét thiết kế đồ hoạ

duong net 4

Nét trong logo và trong hình vẽ vector

duong net 5

Nét trừu tượng (Abstract lines)

Khái niệm về đường nét:

“Nét là một vệt có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng”. Nếu định nghĩa theo nghĩa động thì “Nét là đường tạo thành do sự dịch chuyển của 1 điểm“. Ở định nghĩa này nét trở nên có hướng.

Cũng có người phân biệt ĐƯỜNG và NÉT là 2 khái niệm khác nhau

* Đường: thuộc về lý trí, cố định

* Nét: thuộc về tình cảm, tuỳ hứng, linh động

1. Các thuộc tính của đường nét:

- Ngắn (short) – dài (long)

- Dầy (thick) – mảnh (thin)

- Đậm (bold) – nhạt (delicate)

- Thẳng (straight) – cong (curved)

- Gấp khúc (zigzag) – uốn lượn (wavy, curly)

- Liền lạc (smooth) – đứt khúc (broken, Dotted line)

- Nét đều (regular) – nét vuốt (changing)

- Có hướng – vô hướng

Nét đơn

duong net 6

Nét và thuộc tính về hình dạng

Nét tập hợp

duong net 7

Nhiều phần tử nối tiếp tạo thành đường

2. Tính chất biểu cảm của đường nét

Đường nét mạnh hay nhẹ; mềm hay gắt; nhạt hay đậm đều có thể hiện

- Cá tính người vẽ: Là nữ hay nam; trầm tính hay nóng nảy

- Cảm xúc hay trạng thái của người vẽ: vui, buồn, nóng giận..

Sự khác biệt của đường nét còn do công cụ tạo ra chúng: Nét chì – Nét mực – Nét cọ – Nét phấn

duong net 8

Có thể nhìn nét, nhận ra chúng được vẽ bằng dụng cụ gì

3. Yếu tố thị giác đường nét trong khung hình

duong net 9

Nét tạo ra cảm giác:
ĐỨNG: Vững vàng
NẰM: Bình Yên
CHÉO: Năng Động
TRÒN:Tập trung
ZÍCH ZẮC: Uyển Chuyển

Nét ngang (horizontal lines)

Đường nằm ngang cho cảm giác TĨNH: trạng thái cân bằng, bình yên. Ở trạng thái cân bằng tuyệt đối, 1 giọt nước cũng không lăn.

Thể hiện rõ nhất trong tranh phong cảnh là đường chân trời

duong net 10

trạng thái tĩnh tại, bình yên, thanh thản

Nét đứng (vertical lines)

Đường thẳng đứng cho cảm giác TRỤ hoặc VƯƠN: vững vàng, cứng cáp, có sức mạnh, tỉnh táo, .. như hình ảnh của 1 người lính đứng nghiêm.

duong net 11

Đường thẳng đứng tạo cảm giác vươn cao

Các đường thẳng đứng vuông góc với đường chân trời thể hiện sự mạnh mẽ, cứng cáp thường được gắn với niềm tin tôn giáo, nhân phẩm.. Các thánh đường Gothic khai thác rất nhiều hình ảnh này trong kiến trúc với hàng cột vươn cao.

Nét xiên (diagonal lines)

Đường chéo cho cảm giác ĐỘNG: chuyển động (movement) và áp lực (tension). Tư thế người đang di chuyển thường nghiêng về phía trước. Hòn đá lăn trên một bờ dốc nghiêng.

duong net 12

Cây nghiêng do gió tác động, và sẽ về lại trạng thái ban đầu ngay khi gió ngưng.

Đường tròn (curved lines)

Nét tròn cho cảm giác TẬP TRUNG: chúng luôn hút ánh mắt người xem về tâm

duong net 13

Mắt người nhìn luôn bị cuốn hút vào tâm

Đường díc zắc (zigzac lines)

Đường uốn lượn cho cảm giác UYỂN CHUYỂN: Là đường di chuyển của chất lỏng, kiểu chuyển động mềm mại, duyên dáng

duong net 14

San Bernardino

Kiểu đường này là chuỗi liên tiếp các đường chéo nên nó có tính linh động rất cao, tạo cảm giác phấn khích.

Ở khía cạnh tiêu cực, kiểu đường này cũng cho thấy sự bất ổn, lo lắng, thay đổi hướng liên tục.. thậm chí nó còn có ý nguy hiểm và đổ vỡ nữa.

>>> Vẽ hình nét và chất liệu

>>> Vẽ nét cơ thể người

0976984729