Sự cân bằng các mảng khối (Phần 2)
Các chủ thể phức hợp, sự tập hợp lại các mảng:
Khi chủ thể phức tạp hơn được cấu tạo bởi nhiều yếu tố ở các mức độ không đều nhau: các đồ vật, các thành phần của một phong cảnh hay bối cảnh trang trí các nhân vật… thì càng cần phải chú ý hơn bao giờ hết để không làm bố cục mất cân bằng khi làm quá nặng nề bên trái hay bên phải, bên dưới hay phía trên.
Ngay cả khi chủ đề đòi hỏi phải tạo ra cảm giác về sự lộn xộn, có nghĩa là sắp đặt các yếu tố khác nhau để thể hiện sao cho ánh mắt khán giả, ngay từ đầu, ngạc nhiên bởi sự hỗn độn của bố cục, có thể tiếp tục chịu dẫn dắt một cách thoải mái và tìm hiểu ý nghĩa thực của tranh. Nói cách khác, tức là chế ngự được sự lộn xộn ban đầu, biến đổi nó thành một sự lộn xộn có liên kết và chủ ý, có thể “nói được” điều gì đó với ánh mắt khán giả bất chấp mọi sự và biểu lộ rõ ràng những ý tưởng hoặc dự định của nghệ sĩ.
Để làm chủ được sự lộn xộn có nghĩa là người họa sĩ sẽ gần như bị đẩy tới phải xử lý những sự tập hợp lại các mảng :
+ đôi khi hai hay nhiều mảng khối nhỏ khác nhau sẽ được nhập vào thành một mảng lớn hơn, thỏa mãn hơn về quan điểm tạo hình;
+ hoặc là, một thành phần có kích thước nhỏ hơn, không có ý nghĩa về mặt tạo hình hay quá ngụ ý, sẽ được len vào một mảng lớn hơn;
+ thỉnh thoảng, nhiều hình thể khác biệt sẽ chỉ được nối kết lại do chúng ở gần nhau, hoặc do một hình thể trung gian liên kết chúng lại. Sự kết nối này ít nhiều chặt chẽ giữa một số mảng khác biệt sẽ hợp lý hơn khi chúng được đặt dọc theo các đường định hướng lớn.
Cũng sẽ có thể phân cấp các mảng theo chiều sâu, để có thể cân bằng chúng tốt hơn. Ví dụ , khi một hình thể “nặng ký” (cảm giác bằng mắt) ở tiền cảnh, gây tổn hại cho các mảng khác, người ta có thể di chuyển nó về phía hậu cảnh để giảm bớt sự nặng nề của nó.
Cuối cùng, người ta sẽ không bao giờ phân chia các mảng khối trong khuôn hình mà không tính đến các chỗ trống hay khoảng không gian do đó mà sinh ra.
Các mảng màu:
Trong một bố cục, hình thể và mảng khối không phải là những thứ duy nhất đòi hỏi phải được cân bằng. Các bề mặt màu, trắng, đen và trung gian sẽ được sắp xếp, nếu không sẽ phải được tập hợp lại thành một vài “mảng màu”, ít nhiều sinh động, ít nhiều sáng tối ..vv… để đạt được một vài cân bằng về màu sắc của bố cục. Người ta cũng có thể giải quyết bằng cách chiếu sáng (sáng rõ hoặc mờ ảo) để nối và hòa hợp các mảng khối theo cách đặt chúng vào trong môi trường mờ tối giản ước hay ngược lại chúng được nhấn vào một bể ánh sáng hợp nhất.
NGUYÊN TẤC TẬP HỢP LẠI CÁC MẢNG:
A. Một bố cục hơi cầu kỳ do ban đầu được tạo thành từ các thành phần hết sức đa dạng: chủ thể chính, nhân vật phụ, yếu tố hoàn toàn là giai thoại… có thể dễ gây cảm giác trôi nổi trong bố cục, nếu nó quá phân tán như ở đây.
Mắt ta rất khó mà nhận biết trong bức tranh lốm đốm này những thành phần tạp nham lủng củng, thậm chí khó mà nắm bắt ý định thực sự của họa sĩ (chủ thể chính ở đâu ?).
B. Cho nên khi phân chia các mảng, thường thì người ta sẽ tập hợp lại các yếu tố có tính giai thoại nhất, để cho chúng không lôi kéo ánh mắt một cách vô ích…
Tất cả những điều đó là để tạo ra hiệu quả làm dễ dàng cho người xem tranh hoặc xem hình ảnh và có một bố cục tạo hình hoàn chỉnh hơn rất nhiều.
Sự tập hợp các mảng như vậy sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc xử lý chủ thể, (ở đây, nhóm tập hợp bởi người đàn bà, đứa trẻ và trái bóng đương nhiên được ưu tiên).
Chỉ từ một số các yếu tố ban đẩu rất tản mát, các cách phối hợp sẽ được thực hiện là vô cùng nhiều.
SỰ TẬP HỢP LẠI CÁC MẢNG:
Hiroshige (1797 – 1858) “KUSATSU. MAIBUTSA TABETA”
Hàng chục thành phần riêng biệt rất khác nhau được tập hợp lại chỉ trong hai mảng chính, thật khó mà có thể làm tốt hơn nữa trong thể loại tranh sinh hoạt này. Đó là để tạo hiệu quả làm nổi bật chủ thể chính một cách hết sức tài tình: hai chiếc kiệu chạy ngoài phố, tự chúng họp lại thành một mảng chính duy nhất.
D. Velasquez (1599 -1660) – “Các thị nữ”
Một ví dụ đẹp về sự tập hợp lại các mảng. Chín nhân vật và một con chó ở đây được tập hợp thành ba mảng tương đối riêng biệt với mảng khối không cân xứng (quá đối xứng ít khi có thể làm hài lòng khán giả).
Hơn nữa mảng tường dọc và cửa sổ ở bên phải, cân bằng với màng dọc lớn (tấm toan căng để vẽ của họa sĩ) ở phía đối diện bên trái. Mảng cửa sổ dù nhỏ hơn, nhưng do sáng hơn nên “bắt mắt” ở phía bên phải và dễ dàng (do hướng ánh sáng) lôi kéo ta nhìn xoáy vào giữa bức tranh, tức là nhìn kỹ vào công chúa, chủ thể chính của bức tranh.
XẾP THÀNH LỚP CÁC MẢNG THEO CHIỀU SÂU VÀ CHIỀU CAO:
A. Một bề mặt tranh được sắp xếp quá thận trọng và quá đều đặn sẽ không hấp dẫn được ánh mắt khán giả bằng một bề mặt hỗn loạn bừa bãi được bố cục lại.
Huống chi khi mà các thành phần của bố cục lại cùng một kiểu về hình khối. Do đó, người ta hết sức tránh xếp chúng thành hàng và rải chúng quá đều đặn trên cùng một lớp cảnh như là “duyệt binh” (trừ khi tạo hiệu qua cốt để nghiên cứu).
B. Do vậy, để bắt mắt hơn, người ta tiến hành tập hợp các yếu tố thành nhiều nhóm khác nhau, cũng là các hình khối không tương đương.
C. Hoặc là người ta làm sao cho các thành phần được tương đương một cách tế nhị dù còn các khoảng cách chia đều, nhưng các thành phần ít nhiều bị xê xích hoặc ra xa hoặc lại gần.
D. Người ta cũng có thể chấp nhận giải pháp là thể hiện khung cảnh theo phối cảnh. Giải pháp này có hai điều lợi: nếu sắp hàng dàn ngang, các thành phần trông rất nhàm chán, các khoảng cách giữa chúng sẽ quá đều đặn, nay nhờ có phối cảnh mà chúng trở nên không đều nhau nữa.
E. Một giải pháp nữa là sử dụng tất cả các tầng bậc chênh lệch mấp mô có trong bối cảnh hay phong cảnh (bậc thang chẳng hạn) sao cho các mảng vốn quá đều đặn như sắp hàng nay có chỗ đứng cao thấp khác nhau. Không gian của bức tranh sẽ được sử dụng tốt hơn và bố cục dường như náo nhiệt sống động hơn.
P. Picasso – “Tĩnh vật bình nhỏ có quai và những quả táo”
Bức tranh này của Picasso dường như được vẽ ra để minh họa cho những nguyên lý được trình bày ỏ trang trước.
Hai quả táo, bên dưới được đặt gần xa khác nhau (do đó hơi có phối cảnh một chút).
Hai quả táo khác được đặt lên cao, phía trên của bố cục sao cho tất cả không gian bức tranh, từ trên xuống dưới, cũng gây hứng thú cho mắt
SỰ PHÂN CHIA CÁC MẢNG MÀU:
A và B. Tập hợp lại những yếu tố khác nhau của bố cục thành mảng quan trọng hơn là chỉ chuyển dịch những yếu tố này. Rất nhiều khi, chỉ một sự biểu hiện của màu sắc hay sắc độ màu cũng sẽ cho phép hợp nhất nhiều yếu tố vốn rất khác nhau và biểu lộ sự khác biệt hơn nữa của những lớp cảnh khác nhau. Ví dụ như ở đây, từ một tập hợp các yếu tố tương đối không phân hóa, gây một ấn tượng nhạt nhẽo (A), chỉ một sự biểu lộ các sắc độ cho phép làm nổi bật bốn mảng rất khác biệt, xếp thành tầng ở nhiều lớp cảnh (B).
P. Signac (1863-1935) – “Cung điện của các Giáo hoàng”
Cũng hãy xem ở đây, Paul Signac đã làm gì để sử dụng kỹ thuật chấm đốm theo kiểu chia nhỏ, dẫn dắt tất cả vào ba mảng màu khá là khác nhau, không loại bỏ các sắc thái ở giữa mỗi một đốm, tất nhiên là như thế.
>>> Sự cân bằng các mảng khối (Phần 1)