Những sai lầm thường gặp trong màu sắc

 

sai lam trong mau sac 1

Màu sắc không chỉ đến từ thuộc tính vật chất, ánh sáng môi trường mà còn do cảm giác người nhìn nữa. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi làm việc với màu sắc.

1. Chọn màu với ô màu nhỏ:

Màu sắc có tính cộng hưởng. Khi đã ưng ý với một mẫu màu sơn tường nào đó, thì sau khi xong một mảng tường lớn, bạn sẽ cảm thấy “nó” trở nên… đậm hơn.

 

sai lam trong mau sac 2

Khác biệt là do thị giác bị ảnh hưởng bởi độ lớn của mảng màu. Để khắc phục, tránh chọn màu trên các mẫu quá bé, hoặc chọn nhạt hơn một chút theo kinh nghiệm để trừ hao.

2. Tô màu trên một nền có sắc độ thay đổi:

Môi trường xung quanh tác động một cách tích cực đến sự thể hiện của màu sắc theo hướng tương tác bổ sung.

Trên một cái nền tối, màu sẽ trở nên sáng hơn. Thí nghiệm đặt thanh xám đồng màu lên một nền gradient, thanh xám trở nên lệch ở 2 đầu: Đầu B sáng hơn và đầu A trở nên tối hơn. Môi trường xung quanh làm sắc độ biến đổi so với khi nó đứng một mình. 

 

sai lam trong mau sac 3

Ngược lại nếu đặt các thanh xám gradient trên một nền màu đồng nhất, nền màu sẽ bị lệch. Một đường phân tách vô hình (A) do ảnh hưởng của các thanh màu xám gradient đặt cạnh nhau.

 

sai lam trong mau sac 4

3. Tô màu trong khoảng hở của tán lá:

Khoảng hở của tán lá tất nhiên là mảng màu của bầu trời, thế nhưng nếu lấy màu bầu trời tô vào đó sẽ thấy “nó” bị sáng hơn. Đó là do ảnh hưởng từ tán lá vây xung quanh làm sắc độ của nó thay đổi.

 

sai lam trong mau sac 5

4. Thao tác trên một cái nền màu trắng:

Họa sĩ và thiết kế luôn khởi đầu với một cái nền màu trắng: Giấy trắng, toan trắng, artboard trong photoshop, illustrator cũng màu trắng. Màu trắng là màu sáng nhất nên khi vẽ sẽ gặp những trở ngại sau đây:

Đối diện với màu trắng, người mới vẽ sẽ có xu hướng vẽ một bức tranh có nền sáng. Thật khó hình dung ra một khung cảnh đêm được vẽ trên một nền màu chủ đạo có màu sáng.

Tương tự người thiết kế sẽ ngại dùng ngay tông màu đậm do quá chói với màu trắng của nền.

Nền trắng gây cảm giác các màu thêm vào sẽ đậm hơn chính bản thân nó so với một cái nền trung tính.

Trên một nền màu trắng, các thiết kế hiếm khi có màu chủ đạo màu tối (bắt đầu từ màu sáng nên ý tưởng phải mất một khoảng dài mới đến màu tối).

5. Thiết kế mẫu màu trắng trên nền trắng:

Khi thiết kế một mẫu có nền trắng trên một cái nền cũng màu trắng, thì rất dễ bị nhập nhằng giữa nền trắng bên ngoài và nền trắng bản thiết kế do hiệu ứng cộng gộp.

Ví dụ, thiết kế standee ngày 8/3 dưới đây, trông có vẻ khá ổn:

 

sai lam trong mau sac 6

Nhưng khi in ra, dựng trong môi trường thực tế thì mảng hoa nền trở nên chật chội vì xung quanh standee không còn trắng nữa (mà trên nền trắng ta đã không nhận ra).

 

sai lam trong mau sac 7

Thiết kế hợp lý hơn là tăng khoảng trắng mặt nền đến cạnh biên standee, tạo khoảng thở cho thiết kế thoáng mắt.

 

sai lam trong mau sac 8

6. Chọn màu theo chủ quan:

Khi chọn màu, chắc rằng bạn đã từng bị thôi thúc kiểu chọn màu theo kinh nghiệm như là:

+ Chọn màu ĐEN khi tô màu tóc, màu tròng mắt. Điều này là SAI, vì màu tóc còn tùy thuộc vào ánh sáng tác động lên nó. Ở các mảng sáng của tóc thường có màu hạt dẻ.

+ Chọn màu HỒNG để tô da người. Điều này là SAI. Màu sắc của da rất rộng, từ nâu đến hồng nhạt tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi, thời gian và cả những màu xung quanh. Ví dụ như màu xám cũng có thể cho cảm giác hồng nếu đặt lên trên nền xanh dương đậm??

+ Sử dụng màu ĐEN để làm đậm một màu. Pha thêm đen sẽ tăng độ đậm hơn nhưng sẽ bị xỉn màu hoặc lệch màu. Như trường hợp pha màu vàng tươi với màu đen không thể có màu vàng đậm, mà ra màu xanh lá cây.

Tương tự với các trường hợp sử dụng màu LỤC để tô màu lá cây hay màu xanh biển tô màu mặt biển.

7. Vẽ sai quy luật thị giác:

Vẽ cánh đồng hoa hồng với tất cả các hoa có cùng một màu. Điều này sai với quy luật thị giác, những cánh hoa càng xa màu sắc sẽ càng lạnh đi và kém tươi hơn.

 

sai lam trong mau sac 9

 8. Làm việc dưới ánh sáng màu:

Mắt có khả năng cân bằng trắng (white balance) dựa vào cơ chế tự điều tiết. Trong một môi trường cụ thể, ta luôn cho cái gì đó là màu trắng cho đến khi bắt gặp một thứ khác...trắng hơn. Dưới ánh đèn vàng tờ giấy trắng sẽ bị nhuốm vàng, nhưng sau một thời gian mắt sẽ tự điều chỉnh cho ta tờ giấy đó là màu trắng. Hiện tượng quen mắt do cảm màu.

Ý nghĩa:

Không vẽ tranh dưới đèn màu như đèn neon (ánh sáng xanh) hoặc bóng dây tóc (ánh sáng vàng).

Không ghép ảnh buổi sáng vào buổi chiều (2 thời điểm ánh sáng khác nhau)

9. Tô màu trên một nền màu:

 

sai lam trong mau sac 10

Cùng một màu xanh nhưng khi đặt trên nền khác nhau, vòng tròn bên B có vẻ ngã sang màu XANH DƯƠNG, bên A trông XANH LÁ hơn.

Hiện tượng tương tự, màu sắc sẽ nổi bật hơn khi đặt cạnh mảng màu tương phản với chính nó.

10. Tô màu trên một nền màu lạnh:

Trên một cái nền lạnh, màu sẽ trở nên ấm hơn và ngược lại. Cùng có màu xám như nhau, nhưng khi đặt trên nền màu xanh, cảm giác nó trở nên ẤM HƠN, và sẽ có xu hướng lạnh hơn trên một cái nền màu cam.

 

sai lam trong mau sac 12

>>> Giới thiệu về lý thuyết màu

>>> Màu sắc và hình cơ bản

>>> Màu tương phản

0976984729