Thiết kế Đồ họa: 6 bài tập nâng cao kỹ năng

nang cao ky nang 1

Khi nói về bản vẽ cho các dự án thiết kế đồ họa, chúng ta thường nói đến kỹ thuật số. Đã quá quen với việc ngồi trước máy tính, chú tâm vào các hình ảnh Photoshop và Illustrator, đôi khi ta quên một vài bước, và lấy ra một cây bút hoặc bút chì rồi vẽ. Hôm nay, tôi đưa ra sáu bài tập vẽ đơn giản xoay quanh việc thiết kế đồ họa. Chúng được sưu tầm từ cuốn sách của tác giả Timothy Samara về chủ đề này. Timothy dạy Thiết kế đồ họa cơ bản tại CreativeLive và bài tập của ông sẽ giúp ích cho các bạn mới bắt đầu.

1. Âm / Dương

Bài tập phần này giúp các bạn tập luyện mắt để nhìn được tranh từ không gian và chọn ra các sắc độ khác nhau.

nang cao ky nang 2

1. Chọn một đối tượng đơn giản để vẽ. Đối tượng này có thể là bất cứ cái gì bạn thấy nó ở xung quanh như: một tách cà phê, một chiếc kéo, hoặc một cái bàn kèm ghế độc đáo.

2. Thay vì cố gắng để vẽ đối tượng, bạn hãy vẽ không gian âm bao quanh chúng. Xác định hình dạng với các loại đường viền màu sắc hơn là đường nét.

3. Bây giờ hình dạng thực tế của đối tượng cần được xác định, do đó, bạn hãy vẽ thêm vào các chi tiết bằng cách sử dụng bút chì hoặc than nhẹ để tạo ra các sắc độ khác nhau. Thêm vào dần dần, bắt đầu từ cái bóng của bức tranh. Trong mỗi lần lặp lại, bạn hãy tăng cấp độ giữa màu đen và trắng.

2. Hình thức ngôn ngữ: Họa tiết

Bài tập nhanh phần này sẽ biến từ bản vẽ có sẵn thành một bản vẽ với nhiều họa tiết được biểu đạt thông qua hình ảnh ngôn ngữ.

nang cao ky nang 4

1. Sử dụng các loại bút chì, cọ, bút dạ loại trung vẽ làm nhiều lần, chuyển động đồng nhất để tạo ra họa tiết nhịp nhàng.

2. Trên giấy khổ lớn, bạn hãy vẽ nhiều họa tiết hơn để tạo ra một mô hình cân bằng và ổn định. Các họa tiết nên giữ nguyên đặc tính của chúng. Hình thức bố cục của nó được xây dựng liên tục và không bị xáo trộn.

3. Cuối cùng, vẽ họa tiết ở nhiều mức độ, sử dụng các sắc độ khác nhau. Đánh số thứ tự và ngày đánh trong từng bước. Xem đi xem lại bài tập và cách sử dụng các họa tiết khác nhau để xây dựng thư viện tham khảo.

nang cao ky nang 5

3. Bản nháp: Khối & Đường Viền

Bài tập ở phần này sẽ giúp bạn hiểu được làm thế nào để kết nối ngôn ngữ cử chỉ và mô tả bằng hình ảnh nhằm giới thiệu các hình thức cách điệu cơ bản.

nang cao ky nang 7

1. Chọn một bức ảnh về một đối tượng, con số hoặc phong cảnh.

2. Trên giấy scan, nhanh chóng phác thảo các hình khối của đối tượng.

3. Trong bước tiếp theo, tập trung vào các đường nét của hình ảnh, phác thảo hình dạng chính của chúng bằng cách vẽ đường nét và đường viền liên tục.

nang cao ky nang 8

4. Biểu tượng

nang cao ky nang 9

Phần bài tập này sẽ giúp bạn giảm bớt và cách điệu các hình ảnh đơn giản, cách điệu bằng việc quan sát và chỉnh sửa kỹ năng.

Chọn một con vật hoặc đối tượng chung làm một chủ đề. Mục tiêu quan trọng ở đây nhằm đạt được đặc tính khác biệt của biểu tượng mà không cần cụ thể. Ví dụ biểu tượng của một chiếc đồng hồ không nhất thiết phải là đồng hồ loại nào nhưng nhìn qua cũng biết các đặc tính của chúng.

Hãy lấy một vài phiên bản khác nhau từ các góc độ khác nhau và so sánh chúng để xem điều gì dễ nhận biết nhất rồi kết hợp các khía cạnh khác nhau để thay đổi hình dáng.

5. Trong phần này, sử dụng trí tưởng tượng của bạn để tạo ra những cử chỉ tình cảm thông qua bản vẽ

nang cao ky nang 10

1. Sử dụng lựa chọn của bạn và biểu thị bằng cách miêu tả những cảm xúc trái ngược. Tránh sử dụng các khuôn sáo rỗng thông thường và các biểu tượng như hình trái tim và các ngôi sao, bạn nên tập trung vào việc hình dung những cảm xúc trái ngược như lo âu và niềm vui.

2. Phát triển một vài biến thể của cảm xúc.

3. So sánh và đối chiếu các biến thể của bạn, lưu ý sẽ xác định đặc trưng mỗi biến thể và thiết lập chúng.

6. Cách điệu

Sử dụng các bước trên bạn sẽ thấy được mối quan hệ giữa hình thức và nội dung.

nang cao ky nang 11

 

0976984729