Nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn
1. Kinh thành Huế:
- Gồm 3 phần: Phòng Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Kinh thành xây dựng trong 30 năm (1803-1832), thành có 10 cửa chính để ra vào.
- Kinh thành nằm bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta thời đó.
- Năm 1802 vua Gia Long khởi công xây dựng Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, năm 1805 mới bắt đầu xây dựng kinh thành, quy mô diện tích rất lớn 520 ha, chu vi 10km. Đặc biệt vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của Pháp. Phòng thành Huế tạo những đường zích zắc, gồm các hệ thống: lũy, pháo đài, giác bảo, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, phản pháo, phòng lô, hào, thành giai… Đây là một loại thành lũy được áp dụng ở nhiều địa phương nước Pháp và các nước lân cận. Khi xây dựng kinh thành, 8 làng phải dời đi và hai đoạn nhánh sông Hương là Bạch Yến và Kim Long đã bị lấp. Vòng thành có 10 cửa lớn đường bộ, hai đường thủy và kỳ đài, thành cao 6,6m; rộng 21m xây gạch bên ngoài kiên cố, có dãy hào sâu gọi là Hộ Thành Hà. Trong kinh thành còn có những công trình kiến trúc: Lục Bộ, Nha Viện, Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán. Quần thể kiến trúc Hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, Tàng Thơ Lâu, Kỳ Đài …
Khởi công xây dựng năm 1805, kinh thành Huế được quy hoạch bên bờ bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha có 10 cửa chính gồm:
- Cửa chính Bắc (còn gọi là cửa hậu, nằm ở mặt sau kinh thành);
- Cửa Tây Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây);
- Cửa chính Tây;
- Cửa Tây Nam bên phải kinh thành);
- Cửa chính Nam (còn gọi cửa nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố, nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long);
- Cửa Quảng Đức;
- Cửa Thể Nhơn (tức cửa ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông);
- Cửa Đông Nam (còn gọi là cửa thượng tứ, do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa);
- Cửa chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư này);
- Cửa Đông Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài);
Ngoài ra kinh thành còn có một cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của kinh thành, còn gọi là thành Mang Cá) có tên gọi là Trấn Bình Môn.
Hai cửa bằng đường thủy thông kinh thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông thành thủy quan và Tây thành thủy quan.
2. Hoàng Thành:
Toàn cảnh Hoàng Thành gần như hình vuông, mỗi cạnh 606m. Trong đồ án hơi lệch về phía Nam kinh thành, có một cửa chính Ngọ Môn (Nam), Hòa Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông) và Chương Đức (Tây). Theo trục dũng đạo, từ cửa Ngọ Môn vào điện Thái Hòa là nơi thiết đại triều và tiếp sứ thần, có nhiều cầu, hồ liên tục và những phương ngôn bằng đồng nguy nga tráng lệ. Khu vực thờ cúng tổ tiên có: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên, cửu đỉnh và các cung Diên Thọ (các bà mẹ vua ở). Cung Trường sanh (các bà nội vua ở) các kho tàng, vườn Thượng uyển … Ngọ Môn và Hiển Lâm Các là hai công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo tuyệt mỹ của kiến trúc truyền thống Huế.
Ở trong lòng Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại nội. Hoàng Thành dùng để bảo vệ các cơ quan lễ nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình và các điện thờ. Tử Cấm Thành bảo vệ nơi làm việc, ăn ở, sinh hoạt hàng ngày cùa nhà vua và gia đình.
Được xây dựng từ năm 1804-1883, Đại Nội có mặt bằng xây dựng theo hình gần vuông, mặt trước và mặt sau dài 622m, mặt trái và phải 604m. Thành xung quanh xây bằng gạch (cao 4,16m; dày 1,04m), bên ngoài có hệ thống hộ thành hào gọi là: Kim Thủy Hồ để bảo vệ thành. Mỗi mặt trổ một cửa để ra vào, Ngọ Môn (trước), Hòa Bình (sau), Hiển Nhơn (trái), Chương Đức (phải). Cửa chính của Ngọ Môn chỉ dành cho vua đi.
Với hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, mặt bằng Đại Nội chia thành nhiều khu vực khác nhau:
- Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa làm nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.
- Triệu Miếu, Thái Miếu,Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
- Cung Diên Thọ và cung Trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu và Thái Hoàng Thái hậu.
- Phủ Nội Vụ là nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng Hoàng Gia.
- Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn là nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa.
Thế Miếu được xây dựng trên mặt bằng 1500m2, thờ các vị vua Nguyễn. Phía trước Thế Miếu còn nhiều công trình nghệ thuật khác: Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các …
Xây dựng một lần với Thế Miếu từ 1821-1822 (thời Vua Minh Mạng). Hiển Lâm các xây dựng ngay trước Thế Miếu, trên khối nền cao hình chữ nhật từ dưới bước lên mặt nền trước sau có 9 bậc. Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ theo hình thức cao tầng, chức năng chính được xem như đài kỷ niệm ghi nhớ công lao các vua triều Nguyễn thờ ở Thế Miếu và các đại thần có công thờ hai bên tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự.
Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc có giá trị về cả kỹ thuật lẫn thẩm mỹ, kiến trúc thanh tú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
3. Cửu Đỉnh:
Cửu Đỉnh đặt tại sân Thế Miếu, là sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được Bộ cung đúc tại Huế cuối năm 1835 đầu 1837. Cửu Đỉnh biểu hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đình nhà Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong việc đặt tên gọi cũng như tầm vóc và các hoa văn chạm nổi trên Cửu Đỉnh. Mỗi Cửu Đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, lấy từ Miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn và Cửu Đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó.
Cao Đỉnh (vua Gia Long) ở vị trí chính giữa, Đỉnh hai bên trái phải lần lượt là: nhân Đỉnh (Vua Minh Mạng), Chương Đỉnh (Vua Thiệu Trị), Anh Đỉnh (Vua Tự Đức), Nghị Đỉnh (Vua Kiến Phúc), Thuần Đình (Vua Đồng Khánh), Tuyên Đỉnh (Vua Khải Định), Huyền Đỉnh (chưa tượng trưng cho ông vua nào cả, mặc dù triều Nguyễn cón có 6 vị vua khác).
Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại cố đô. Cung Diên Thọ gồm có hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn viên tường thành bao bọc hình chữ nhật rộng khoảng 100m, dài gần 150m. Tòa nhà chính nằm giữa dành làm nơi mẹ vua nghỉ và tiếp khách. Ở đây chỉ cón cung Diên Thọ, Điện Thọ Ninh,Tạ Trường Du, Am Phước Thọ và lầu Tịnh Minh. Cung Diên Thọ được xây từ năm 1804 và qua nhiều lần đổi tên.
4. Tử Cấm Thành:
Có mặt bằng cũng gần vuông, cao 3,7m, mặt trước và sau dài 324m, mặt trái và phải dài 290m. Quanh thành trổ 10 cửa. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua ra vào, hiện nay đã hư hại hoàn toàn. Bức hình phóng to rộng dăng ngang sau lưng Điện Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày) là dấu hiệu cho biết thế giới sau nó chỉ dành riêng cho vua và gia đình.Trong đó có hàng trăm cung nữ hàng chục Thái giám thường trú để phục vụ hoàng gia. Trong khu vực này có gần 50 công trình kiến trúc vàng son lộng lẫy bao gồm: Điện Càn Thành (nơi vua ở), điện Khôn Thái (nơi vợ chính vua ở), Duyệt Thị Đường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách), Điện Quang Minh (nơi ở các hoàng tử), điện Trinh Minh (nơi các hoàng hậu ở), điện Kiến Trung, vườn Cẩm Uyển…
>>> Nghệ thuật kiến trúc thời Lý