Bình phong trong trang trí nội thất

binh phong 1

Một số hình dáng và trang trí bình phong Trung Quốc

Bình phong xuất hiện trong cuộc sống con người ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ IV BC đến thế kỷ III BC. Bức bình phong đã dần lan sang nhiều các nước phương Đông và phương Tây, tự thân mỗi bức bình phong đều mang những đặc điểm riêng, sắc thái đặc trưng của thời đại và địa danh sinh ra nó. Việc sử dụng bình phong trong cuộc sống với những công năng nhất định và dần trở thành những tác phẩm nghệ thuật tô điểm cho cuộc sống đã hình thành nên lịch sử và khẳng định sự trường tồn của bình phong trong cuộc sống con người. Sự tạo thành với những dạng cấu trúc, chất liệu khác nhau và sự đa dạng phong phú về đề tài, phong cách trang trí đã cho thấy sự tồn tại, đánh dấu sự phát triển của bức bình phong qua từng thời kỳ, từng vùng miền, đất nước khác nhau.

1. Quá trình hình thành và phát triển bình phong trên thế giới

- Bình phong các nước phương Đông

Theo một số tư liệu của người Trung Quốc chỉ ra rằng bình phong có từ thế kỷ IV trC.N đến thế kỷ III trC.N vào thời đại nhà Chu. Việc sử dụng phổ biến đầu tiên của các bức bình phong bắt đầu từ triều đại nhà Hán (206 trC.N 220 sau C.N) (1) Người Trung Quốc cổ đại đã coi bình phong là một thành tựu của loài người, được đánh giá là một phần thiết yếu của đồ gỗ nội thất truyền thống và là một “tác phẩm nghệ thuật”.

Đối với người phương Đông bình phong có giá trị là một vật phẩm phong thủy, sau đó các thiết kế dùng đặt phía sau ngai vàng của hoàng đế, như là một biểu tượng của quyền lực. Tới những năm 618-907 bình phong được sử dụng trong đời sống của dân chúng, không còn là đặc quyền của giới quí tộc, trở thành thú chơi tao nhã của các nhà tư tưởng, các nhà hội họa, thư pháp và trở thành một yếu tố quan trọng trong trang trí nội thất. Vào các thời nhà Tống, Minh, Thanh ở Trung Hoa bình phong còn là sự biểu thị cho đặc quyền uy lực và sự giàu sang của các bậc vua chúa, quan quyền, qua các hình thức biểu hiện đa dạng trên bình phong đã cho thấy sự tương ứng giữa hình trang trí với địa vị xã hội của chủ nhân. Bình phong được sơn son thếp vàng, dát ngọc, thậm chí chạm cẩn bằng các vật liệu quí tạo nên bức bình phong lộng lẫy, cầu kỳ và quan trọng luôn được đặt ở những vị trí trung tâm trong các nội thất sang trọng như cung điện, dinh thự. Nhiều tuyệt tác hội họa, thư họa nở rộ trên những bức bình phong. 

 

binh phong 2

 

binh phong 3

 

binh phong 4

Một số hình dáng và trang trí bình phong Trung Quốc

 

Qua hình thức biểu hiện của mỗi bức bình phong đã bộc lộ giá trị công năng, giá trị nghệ thuật và giá trị tinh thần, đồng thời là những dấu ấn ghi lại những giá trị văn hóa qua mỗi thời kỳ lịch sử phát triển, đặc trưng cho mỗi vùng miền nơi sản sinh ra nó. Trong quá trình phát triển bình phong Trung Hoa là đất nước đi đầu, rồi lan sang Triều Tiên, Ấn Độ và Nhật Bản tuy được tiếp nhận sau nhưng bình phong đã được người người Nhật phát triển đa dạng và phong phú để phù hợp với kiến trúc và nếp sống sinh hoạt của mình. Họ đã đẩy nghệ thuật trang trí bình phong của người Nhật đạt đến “thăng hoa” trong sáng tạo, nên các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật thế giới đã gọi Nhật Bản là đất nước bình phong. Người Nhật đã có 6 dạng thức cơ bản về bình phong trong thiết kế bình phong:

1- Byobu: bình phong gấp, dạng cơ bản dịch gần như là “bảo vệ khỏi gió” (còn được gọi bằng tiếng Anh là “beoube” hoặc tiếng Pháp là “paravent")

2- Tsuitate: Bình phong đơn dùng ở cửa ra vào

3- Fusuma: Cửa trượt

4- Shoji: Cửa được làm từ loại giấy mỏng

5- Sugido: Bình phong cố định

6- Tobusuma: Bình phong cửa trượt bằng gỗ

Ngày nay, khi nhắc tới sự phát triển của bình phong, người ta vẫn nhắc đến Nhật Bản như mốc đánh dấu của những bước tiến cơ bản và tiên đề cho những sự đa dạng hóa, biến thể sau này. Quá trình phát triển và tồn tại của bức bình phong c tới nay ở các nước phương Đông vẫn được duy trì và thịnh hành, như một sự sang trọng và là một phần thiết yếu của đồ nội thất.

- Bình phong ở các nước phương Tây

Thế kỷ XVII và XVIII những bức bình phong nhập khẩu từ Trung Quốc tới châu Âu, đặc biệt được người Pháp ngưỡng mộ, nhìn nhận là một loại hình mỹ thuật độc đáo và không trùng khớp với những khuôn khổ có sẵn của các loại hình mỹ thuật của phương Tây. Sau đó, người châu Âu cũng đã cải biến nội dung hình vẽ trên các bức bình phong để phù hợp với nhu cầu cuộc sống của họ. 

 

binh phong 5

binh phong 6

 

binh phong 7

 

binh phong 8

 

binh phong 9

 

binh phong 10

 

binh phong 11

 

binh phong 12

binh phong 13

Các loại biến thể bình phong Nhật Bản

 

Qua những bức bình phong người phương Tây đã dùng như một công cụ để truyền bá tư tưởng phương Tây dần thâm nhập trở lại cuộc sống của người phương Đông qua việc mô tả phong tục, tập quán và địa lý của người phương Tây.

Vào những năm 60 của thế kỷ XVIII, bình phong ở châu Âu đã được thiết kế với mục đích góp phần trong nghệ thuật trang trí nội thất với lối những thiết kế mang nặng phong cách cá nhân. Nhiều bức bình phong phương Tây tại thời điểm này đã đạt đến một bước tiến mới, được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, trở thành một nét đặc trưng riêng biệt cần có trong rất nhiều phông cảnh của những vở kịch thời đó.

Tới tận ngày nay, dù ảnh hưởng của phương Đông, bình phong phương Tây vẫn cơ bản mang nặng lý tính, tính lôgích; hình thức vẫn là cách nhìn của tranh tạo hình, chú ý tới diễn tả chiều sâu không gian thực, không chú ý đến chia cắt tấm khi bố cục; nội dung ảnh hưởng những bức tranh tường lịch sử, tranh kính của thế kỷ XVIII.

Về quan niệm sử dụng bình phong của người châu Âu, không chỉ sử dụng với tác dụng công năng để ngăn chia không gian trong nội thất, mà chức năng trang trí được coi trọng nên yếu tố thẩm mỹ được đặt cao hơn. Bức bình phong được sử dụng đa năng lúc dùng để ngăn chia, lúc dùng để trưng bày như bức tranh tường với nhiều tấm ghép và rất được chú ý tới sự ăn nhập với không gian nội thất từ màu sắc, phong cách thể hiện tới nội dung của bức bình phong. 

binh phong 14

 

binh phong 15

 

binh phong 16

 

binh phong 17

 

binh phong 18

 

binh phong 19

2. Bình phong truyền thống của người Việt

Tại Việt Nam, sự hình thành và phát triển của bức bình phong hầu như chưa có tài liệu nào đề cập nghiên cứu một cách hệ thống về bình phong, như nhà nghiên cứu Phan Thanh Hải đã nhận xét: “Người Việt vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh và thuyết phong thủy của người Trung Hoa nên cũng từ rất sớm, chiếc bình phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngôi nhà của họ. Còn hơn cả người Hán, người Việt đã phát triển quan niệm về chiếc bình phong trở nên phong phú, đa dạng lên nhiều”(2).

Từ những bức bình phong tồn tại dưới các dạng tấm phên chắn ở hiên với chất liệu thân thuộc của tre, nứa đan được gọi với tên “dại” hoặc “giại” tùy từng địa phương. Với những tác dụng rất thân thuộc trong cuộc sống con người che chắn mưa, nắng, hoặc những cơn gió độc lùa vào nhà, che chắn những những góc xấu đam vào cửa nhà, che sự nhìn thẳng trực diện vào gian chính của nhà, tạo những lối đi rẽ (đổi hướng) khi bước vào nhà... Vì vậy bức bình phong trong cuộc sống người Việt như yếu tố không thể thiếu trong kiến trúc truyền thống. Sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của bình phong chính là những lý do để bức bình trong phong tồn tại và trường tồn tới ngày nay.

Thú chơi bình phong đã được nhắc đến ở tư liệu chính thức xuất hiện vào thời Trần (TK XIII-XIV), đây có lẽ cũng là những bức bình phong Việt Nam đánh dấu việc sử dụng bình phong của người Việt. Trên những bức bình phong thời Trần, quan niệm trang trí bình phong là thu nhỏ thiên nhiên đã chọn lọc, và do đó mà bức bình phong vẽ được coi là tiêu chuẩn của thiên nhiên. Chính nhà giáo mẫu mực Chu Văn An đã từng phát biểu rõ cái quan niệm “đẹp như tranh” ấy:

“Muôn lớp núi chen chúc nhô lên như bức bình phong vẽ,

Ánh mặt trời buổi chiều chiếu xuống soi sáng nửa khe nước” (3)...

Thời Sơn Tây, khi trang trí kinh thành Phú Xuân qua việc vẽ bình phong trên giấy được ghi lại: “Nguyễn Thế Lịch vâng mệnh vua Quang Trung đã làm 8 bài thơ nôm đề vào 8 bức bình phong vẽ liên hoàn 100 em bé, để trang trí cung điện Phú Xuân. Tranh đã mất, chỉ còn thơ nôm đề trên tranh tả cảnh rất khái quát” (4)

Vào TK XIX, những bức tranh Đông Hồ và Hàng Trống cũng đã phần nào ghi chép về sự tồn tại của bức bình phong trong cuộc sống người Việt, qua 2 bức Đánh ghen, dòng tranh dân gian Đông Hồ và bộ tứ bình Truyện Kiều, loại tranh dân gian Hàng Trống.

Những bức ảnh vào thế kỷ XIX, có sự xuất hiện những bức bình phong cho thấy việc trong cuộc sống người Việt bình phong là vật dụng tồn tại với những công năng nhất định, chứng tỏ nó tồn tại rất đỗi thân thuộc và đi vào tiềm thức trong cuộc sống con người Việt Nam từ rất xa xưa.

 

binh phong 20

 

binh phong 21

 

binh phong 22

 

Bình phong Hà thanh danh thế và BP đá đỏ, thời Nguyễn (BT Cổ vật cung đình Huế),
BP khảm xà cừ (BT Lịch sử Việt Nam, Hà Nội), 
BP vàng của vua Bảo Đại (Dinh 2, Đà Lạt)

Một số bình phong thời Nguyễn (TK XIX, XX)

 

binh phong 23

 

binh phong 24

binh phong 25

 

Bình phong Hà thanh danh thế và BP đá đỏ, thời Nguyễn (BT Cổ vật cung đình Huế),
BP khảm xà cừ (BT Lịch sử Việt Nam, Hà Nội), 
BP vàng của vua Bảo Đại (Dinh 2, Đà Lạt)

Một số bình phong thời Nguyễn (TK XIX, XX)

 

Trên thực tế lịch sử, triều đại nhà Nguyễn, nền quân chủ cuối cùng ở Việt Nam, với 143 năm trị vì cũng đã để lại những bảo vật quí giá đánh dấu một thời kỳ mỹ thuật Việt Nam. Trong các tác phẩm còn lại tới nay, một số bức bình phong cũng đã góp phần là những bảo vật của triều Nguyễn, nổi tiếng như những bức bình phong: Thiên tử từ thần, Hà thanh danh thế, bức bình phong đá đỏ, bức sơn khắc 2 mặt, bức phong cảnh đất nước bằng đan mây, bức bình phong bằng vàng, bạc... là những vật dụng từng tồn tại trong cuộc sống vương giả của vua chúa thời Nguyễn, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, tại Đà Lạt và một số bảo tàng Lịch sử Việt Nam...

Ngoài ra, một số bức bình phong rất quí thời Nguyễn, do hoàn cảnh lịch sử lưu lạc ở nước ngoài hoặc tại nằm một số bộ sưu tập cổ vật cũng là những hiện vật rất quí được tồn tại trong lòng cuộc sống dân gian, những bức bình phong này đều là những quà tặng của vua chúa thời Nguyễn có giá trị về ý nghĩa cũng như về giá trị thẩm mỹ, đồng thời cũng có những lai lịch khá hấp dẫn và kỳ thú, được dân gian gìn giữ như những đồ vật quí tồn tại trong lòng cuộc sống dân dã của người dân.

Điều thú vị và đáng nói đối với những nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng, mỗi bức bình phong cổ trên thực tế còn tồn tại tới nay, mỗi bức là một tác phẩm nghệ thuật. Trên đó mỗi bức có những dáng hình riêng, nét trang trí riêng gắn với những giá trị về tinh thần, vật dụng và văn hóa sâu sắc.

 

3. Sáng tạo bình phong trong không gian nội thất đương đại

Ở góc nhìn hiện đại, bình phong hiện vẫn được sáng tạo và ứng dụng trong trang trí không gian nội thất, sự tồn tại này tạo nên những ứng dụng phong phú: là vật phẩm phong thủy, là đồ vật che chắn ngăn chia không gian, là vật trang trí và ứng xử trong xã hội.

 

0976984729