Họa sĩ tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng
Tranh sơn mài là một trong những di sản nghệ thuật và văn hóa quý của Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này đã tồn tại và duy trì thông qua các biến động xung đột và chính trị. Không có gì là ngạc nhiên khi nói những bức tranh sơn mài mang đến cho hội họa đương đại của Việt Nam một bản sắc riêng biệt và được các nghệ sĩ lựa chọn.
Xuất thân từ gia đình với nghề sơn truyền thống, Bùi Hữu Hùng nhanh chóng nắm bắt các bí quyết trong lĩnh vực này để trở thành một họa sỹ nổi tiếng-chuyên gia về sơn mài của hội họa Việt Nam thời Đổi Mới. Những nét tinh tế, thâm trầm của chất sơn trong các bình phong, câu đối, tượng sơn thếp, nội thất cổ nơi đình, chùa là những gợi ý và ảnh hưởng sâu sắc tới họa sỹ để rồi được chắt lọc, chuyển hóa sang những tác phẩm sơn mài hiện đại.
Là họa sỹ đầu tiên đưa những hình ảnh ông hoàng, bà chúa vào hội họa, Bùi Hữu Hùng không chỉ khai thác về những yếu tố văn hóa cổ như quần áo, trang sức, motif hoa văn, mà ông còn hình thành nên một thế giới quan đầy riêng biệt. Trong một không gian trầm mặc, những con người trong trang phục cung đình đứng hoặc ngồi giữa các đồ vật cổ sơ, như những hình ảnh hư ảo từ quá khứ, vừa hiện hữu vừa mơ hồ. Bức tranh là những câu hỏi đầy nhân sinh và hoài niệm được sáng tạo bởi thế giới tinh thần bí ẩn của người nghệ sỹ.
Thế tử
Bùi Hữu Hùng sinh năm 1957 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, là thành viên của Hiệp hội họa sỹ Sơn mài Quốc tế. Sáng tác của ông được trưng bày tại nhiều nơi trên thế giới như London, Norway, New York, Bulgaria, Poland, Belgium và Việt Nam.
Bùi Hữu Hùng là một nghệ sỹ có những sáng tác nổi bật về kỹ năng phức tạp của việc áp dụng vật liệu sơn mài trên vải khi lột tả những âm điệu chiều sâu của câu truyện cổ xưa - nơi nội tâm được mô tả trên nền của không gian huyền ảo!
Bùi Hữu Hùng không vẽ chân dung của những người thực sự từ quá khứ. Ông chỉ biểu cảm qua hình vẽ từ trí tưởng tượng lấy cảm hứng từ các câu truyện cổ xưa của Việt Nam và văn hóa dân gian của Việt Nam. Đối tượng trong các bức tranh của ông thường là những phụ nữ có khuôn mặt u buồn hoặc mô tả nỗi buồn bên trong của một chế độ triều đình thời đó. Nhiều người trong số những nhân vật được mô tả trong các bức tranh của ông không phải là trung tâm của truyện dân gian mà thường là nhân vật như các mẹ, em gái, hoặc một người anh hùng đáng kính nào đó.
Nghệ thuật sơn mài Việt Nam là một nghề thủ công cổ - sự kết hợp thiên tài sáng tạo của người nghệ sĩ với kỹ năng nghiêm ngặt của một thợ thủ công. Trong xã hội cổ điển, một loại nhựa được chiết xuất từ cây sơn mài đã được sử dụng cho trang trí nội thất trong các cung điện, đền chùa. Kỹ thuật lâu đời này có thể phải mất nhiều tháng để hoàn thành, thường là một quá trình mất nhiều thời gian đòi hỏi kiên nhẫn và khả năng kỹ thuật tinh tế.
Sơn mài truyền thống có ba màu: nâu, đen và đỏ son. Đến năm 1930, nghệ sĩ bắt đầu sử dụng một kỹ thuật mới cho phép kết hợp phong phú hơn về màu sắc. Qua nhiều năm kinh nghiệm và thử nghiệm, các nghệ sĩ sử dụng thêm các chất liệu khác nhau như tro, vỏ trứng nghiền, vàng và bạc để tôn tạo thêm cho vẻ đẹp công trình sáng tạo. Những nguyên liệu này giúp các nghệ sĩ hiện đại thể hiện được đầy đủ hơn, sáng tạo hơn và đầy cá tính trong các tác phẩm nghệ thuật.
Các sản phẩm sơn mài đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ xưa ở Việt Nam. Qua nhiều thế kỷ, thợ thủ công bậc thầy của Việt Nam và các nghệ sĩ đã làm chủ các kỹ thuật sử dụng sơn mài với mục đích trang trí và bảo quản. Bức tranh sơn mài có thể cạnh tranh với lụa và sơn dầu với đặc trưng độc đáo.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội vào năm 1975, Bũi Hữu Hùng học vẽ tại xưởng sơn mài và bây giờ là giám đốc của Xưởng vẽ Sơn mài Nghệ thuật Nha San Studio ở Hà Nội. Trong các bức tranh sơn mài truyền thống, ông đã pha trộn sự kết hợp tinh tế màu sắc theo cách cổ điển để tạo ra một hình ảnh tinh tế hơn, sâu hơn nhằm tạo ra những bức tranh đặc biệt của mình.
Cô gái với chiếc lồng chim
Công chúa
Hoàng hậu
Gia đình Việt
Rừng tre
Hoàng hôn xanh