NGUYỄN ÁI QUỐC
HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh luôn là một trong những chủ đề thường được xuất hiện trong thi cử. Nhằm giúp các bạn thí sinh đang ôn thi các khối H, V có thêm kiến thức về Bác, MyThuatMS xin phép gửi đến bạn dàn bài về những ý ý mà bạn cần nêu được khi làm bài thi. Chúc các bạn thành công!
Người đã đi xa gần 40 năm nay, nhưng Bác đã để lại cho đảng và nhân dân lòng tiếc thương vô hạn, cho nhân dân và bạn bè thế giới lòng kính phục vô biên. Công lao của người đối với dân tộc, đối với đất nước như biển rộng, trời cao.Người là vị “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”.
“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.”
Người đã hy sinh cả cuộc đời để vạch đường chỉ lối cho dân tộc đấu tranh giành được độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Người là người thầy vĩ đại của cm Việt Nam, vị lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giaỉ phóng dân tộc.
Người là tấm gương tự học, tự rèn luyện, giữi gìn đạo đức khiêm tốn, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, rất mẫu mực cho chúng ta noi theo. Tên tuổi của người sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước và sự nghiệp cách mạng của người nhất định sẽ được kế tục thắng lợi.
Để tưởng nhớ và biết ơn người, chung ta quyết tâm ra sức học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, quan điểm, đường lối, tác phong của người…..đem hết sức mình phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện cho kì được mong muốn cuối cùng của người là:”Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ độc lập và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp thế giới”.
Hồ Chí Minh cứu tinh của dân tộc Việt!
I- Tiểu sử
- - Tên
- - Gia đình:
- - Quê hương :
- - Tuổi thơ
Tóm lại, Hồ Chí Minh là chiến sĩ cách mạng, nhà văn hóa, nhà văn lớn có những đóng góp to lớn cho dân tộc.
II- Quan điểm văn chương
*Mỗi khi cầm bút sáng tác bác luôn có quan điểm văn chương hết sức nghiêm túc"
*Bác có cả 1 hệ thống quan điểm văn chương nghê thuật"
1. Bác coi nhà văn là chiến sĩ;văn chương là vũ khí trong mặt trận văn hóa văn nghệ .
2. Khi sáng tác nhà văn phải quan tâm đến đối tượng phục vụ
Trong đó đặc biệt ưu tiên quần chúng cm.Khi viết người hướng tới giải quyết 4 câu hỏi:
Viết : - cho ai ( dối tượng thưởng thức)
- để làm gì (mục đích)
- cái gì (nội dung)
- như thế nào ( hình thức)
3. Bác yêu cầu văn chương phải giản dị, chân thật và cũng phải hấp dẫn hùng hồn, phải mang tinh dân tộc được nhân dân yêu thích, phải quan tâm giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
III - Sự nghiệp văn chương
*Lý do để Bác đến với văn chương có rất nhiều nhưng lý do chính là do bác có tâm hồn nhạy cảm, tài năng và có sự thôi thúc của nhiệm vụ cách mạng, của cảm hứng: trước 1 bông hoa , cảnh đẹp …..và bác đã để lại 1 sự nghiệp văn chương hết sức phong phú bằng cả tiếng Pháp, chữ hán, chữ quốc ngữ…….
→Có thể khái quát những thành tưuj ấy ở 3 mảng:
1- Văn chính luận
→Ra đời vào những thời điểm quan trọng của cm và cò ý nghĩa lớn với nhân dân,đất nước.
+Bản án chế độ thực dân Pháp
+Tuyên ngôn độc lập
+Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
2- Truyện và kí
→ Là tập sách tập hợp nhứng sáng tác văn xuôi trong đó có những truyện ngắn và bút kí của bác.Nhũng tp này cũng hướng đến mục đích chính trị
+Nhứng trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
+Vi hành
+Lời than vãn của bà Trưng Chắc
3- Thơ ca
→ Là mảng mà bác gặt hái được nhiều thành công hơn cả. Đó là những sáng tác bằng chữ hán và chữ quốc ngữ với hơn 250 bài thơ ( có những bài thơ chữ tình đạt đến trình độ có thể sánh với cổ thi). Lại có những bài ca tuyên truyền lại hay ở sự nôm na giản dị→ với những gì HCM để lại người không chỉ xúng đáng là vị lãnh tụ còn là nhà văn lớn của cả dân tộc
IV - Phong cách
· Phong cách là những đặc điểm về hình thức và nội dung tạo nên diện mạo, cá tính sáng tạo của nhà văn. Một nền văn học chỉ lớn khi có những phong cách lớn và HCM là người đã để lại những nét phong cách riêng.
· Có thể nói khái quát về phong cách HCM : đó là văn chương HCM có sự kết hợp nhuần nhuyễn từ bên trong, mối quan hệ giưa chính trị và văn chương, giữa tu tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và cm, giữa nghệ sĩ và chiến sĩ. Và ở mỗi thể loại sáng tác lại có những đặc điểm riêng)