HAI ĐỨA TRẺ
I-Giới thiệu chung
-Thạch Nam là nhà văn có năng lực khám phá cái đẹp trong vẻ bình dị của nó. Truyện cúa ông tưởng như không có gì, không kịch tính, không có những chi tiết khác thường nhưng vẫn có sức quyến rũ. Dù viết về nông dân hay thành thị, về “người nhà quê” hay tầng lớp tiể tư sản ô đều hướng tới vẻ đẹp của cảnh của người 1 cách tinh tế
-“2 đứa trẻ nằm trong tập “Nắng trong vườn”(1938)tiêu biểu cho phong cách truyện Thạch Nam-Giống như 1 bài thơ nhẹ nhàng thi vị. Thạch Nam đã cảm giác được cảm xúc, tâm hồn con người. Truyện có mảng tối và sáng, hiện thực và trữ tình, có những đau khổ những mơ ước.
II- Đọc hiểu
1-Bức tranh phố huyện ảm đạm, tù túng,tăm tối, tẻ nhạt.
C1-Cảnh chiều tàn
-Chợ tàn
-Cảnh những kiếp người tàn
C2-Bức tranh phố huyện với -Hình ảnh mờ sáng><tăm tối
-Âm thanh
-Con người xuất hiện
a- Nhận xét chung
-Điểm nhìn từ Liên 1 cô bé mới lớn với tất cả sự nhạy cảm và nhất là Liên cũng đã có sự từng chải( trước sống ở HN giờ chuyển về phố huyện với mọi sự lo toan) Liên đã nhìn phố huyện bằng tình thương yêu cái nhìn trong sáng thánh thiện đầy tình yêu thương
-Phố huyện vì thế hiện lên với vẻ buồn bã ảm đạm tăm tối nhưng cũng toát lên 1 chất thơ riêng
b- Bức tranh
 m thanh : -Tiếng trống
-tiếng muỗi →lấy động tả tĩnh
-Êchs nhái
→Xoáy vào sự tĩnh lặng
Sắc màu; - xám mờ→tối
*Tối ; -Hoàng hôn đỏ rực….
-Dãy tre đên lại….
-Con đường vào làng tối sẫm
-Bầu trời…..
*Anhs sáng –Ngọn đèn chi Ví
-Khe cửa hắt sáng ra
-Anhs lửa ghánh phở bác Siêu →Lấy sáng tả tối
-Đom đóm
-Ngôi sao
→Không làm bức tranh sáng lên mà càng khắc sâu vào bóng tối
*Con người lẽ ra phải là sinh khí cho bức tranh phá vỡ đi cái tăm tối ảm đạm nhưng càng làm cho bức tranh thêm ảm đạm và buồn bã
-Con người xh với nhiều lứa tuổi nhưng chung lại đều có vẻ tàn tạ mệt mỏi
-Họ xuất hiện có hình nhưng không có bóng
-Những lời đối thoại hết sức ngắn ngủi
+Lời than của chị Tí
+Bác phở Siêu
+Cụ Thi
+Những đứa trẻ nghèo nhặt rác
+Liên và AN
-Tái hiện bức tranh phố huyện Thạch Nam đã viết những trang văn mang giá trị hiện thực và nhân đạo theo cách của TL. Hiện thực ấy không ngột ngạt, căng thẳng cungx không phải là tiếng thét phẫn nộ nhưng nó lại tạo lên sự ám ảnh khơi gợi lòng trắc ẩn để người đọc biết chia sẻ , thương cảm với những kiếp sống âm thầm, tù đọng tẻ nhạt của những con người nhỏ bé
2- Cảnh và tâm trạng đợi tàu với mong ước vượt lên cái ảm đạm tù túng và hướng tới ánh sáng
*Chuyến tàu là hoạt động cuois cùng trong ngày. Đoàn tàu đem đến ý nghĩa cho sự mưu sinh nhưng còn 1 giá trị đặc biệt để những cư dân của phố huyện đặc biệt này được mong đợi 1 cái gì đó
*Những cư dân phố huyện đã đón đợi đòa tàu với tất cả sự háo hức
-An buồn ngủ díu mắt nhưng vẫ dặn chị gọi khi tàu đến và khi tàu đến thì tỉnh dậy ngay
-Đoàn tàu đến từ xa họ đã nhận ra và khi nó đến gần thì họ đã đón nhận với tất cả sự háo hức
-Qủa thực khi tàu đến nó đã đem đến 1 tg mới làm thay đổi hẳn bức tranh phố huyện
-Âm thanh của sự sống phá tan sự tĩnh lặng, lấn át tiếng đàn buồn bã, tiếng thở than
-Anhs sáng rực rỡ, chói sáng><ánh đèn dầu, ánh sáng đom đóm…..
-con người: biểu hiện của sự sống sang trọng
-Với chị em Liên thì đó không chỉ là nhu cầu lắng nghe âm thanh trước mắt mà quan trọng hơn nó từ HN về mang theo 1 vùng qua khứ với ánh sáng tuổi thơ tươi đẹp. Mơ về quá khứ để vươn tới 1 tương lai tốt đẹp hơn hôm nay quá khứ>< gay gắt với hiện tại.Mơ ước, khao khát càng lớn nhưng càng xa vời.
-Đoàn tàu đến nhanh nhưng đi nhanh và để lại cho ta sự thương xót cho cư dân phố huyện. Hơn thế, không chỉ có tình thương nó còn là hồi chuông gióng lên cho ngày mai phải thay đổi, cứu lấy những kiếp người tan. Đối với Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao đắc lực để từ đó giúp con người thoát khỏi cuộc sống tù đọng
3. Kết cấu giản dị cái cuốn hút là sự phát hiện và thể hiện thế giới nội tâm con người qua việc miêu tả thiên nhiên cs. Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bống tối, giữa hiện tại và quá khứ giúp khơi dậy những mong ước. Truyện đam chất thơ nhẹ nhàng.
Hạnh phúc của một tang gia ( Vũ Trọng Phụng )
I. Giới thiệu chung:
1.Vũ Trọng Phụng: cuộc đời ngắn ngủi nhưng nhiều giông tố, mồ côi cha từ lúc 7 tháng tuổi, nhà nghèo nên phải bươn trải kiếm sống nuôi mọi người trong gia dình.
- Nhưng bằng vốn sống, bằng sự tự học nghị lực và khát vọng đấu tranh với cái xấu, cái dởm đời..VTP ddaxc viết được những trang hấp dẫn, có sức mạnh phanh phui những sự thực ở đời, những sự thực đen tối đảo điển.
- VTP đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí, ông phóng to những quái thai những căn bệnh để người ta cười và ý thức về sự thay đổi.
2. SỔ ĐỎ: là một tiểu thuyết trào phúng, tác phẩm viết về cs thành thị trong buổi giao thời Á ÂU xáo trộn.tiếng cười nổ ra từ trang đầu đến trang cuối tp với nhiều sắc đô.
3.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA: là chương 15 của tcs phẩm, nó đánh dấu cuộc đời của XUÂN TÓC ĐỎ, đang có những thay đổi lớn đang rất đỏ
- Qua cách cư xử của người sống đối với người chết VTP đã khắc họa một xã hội lố lăng kệch cỡm vì đồng tiền vì danh lợi mà sẵn sàng giẫm đạp lên tất cả ngay cả những tình cảm thiêng liêng nhất.
II. Đọc hiểu:
1- Mâu thuẫn trào phúng:TG đã phát hiện ra những nghịch lí và phóng to lên cho mọi người cùng thẫy cùng cười cùng đau đớn vì một gia đình cũng là một xh điên đảo vô tình bạc nghĩa.
2- Tiêu đề đoạn trích:
- Hạnh phúc: là được
- Tang gia: mất
3. Những mối quan tâm, những khao khát
-Những thành viên trong gia dình tuàng khao khát cụ tổ chết
-Khi ông chết thật thì trong họ những khao khát càng được nhân lên trừ mối quan tâm đến người chết
+Vợ chồng Cố Hồng thì qua tâm đến việc hối hôn của con gái
+Tuyết quan tâm đến Xuân
+Vợ chồng Văn Minh quan tâm đến việc lăng xê những trang phục của cửa hàng mình, Tú Tân điên ruột lên vì không được chụp ảnh
4.Niềm hp:
- Mối quan tâm được thỏa mãn khiến những con người trong đám tang đều tràn trề hp kể cả người trong quan tài
*Người trong gia đình: +Con trai cả hạnh phúc vì được mặc áo sô gai, được chống gậy, được ho lụ khụ, được khen là già
+Vợ chồng Văn Minh thì hạnh phúc khi ngắm nhìn những mốt trang phục ở đám tang
+Phán mọc sừng vui mừng vì được chia thêm mấy chăm vì có công giết ông vợ
+Tú Tân được thực hành chỉ huy mọi người trong đám tang-Biến cả đám tang thành sân khấu nghệ thuật
*-Người ngoài gia đình:
+Xuân tóc đỏ
+Bạn cụ CỐ Hồng khoe huy chương……
-Mối quan tâm và niềm hạnh phúc của tất cả những con người này đều xoay quanh đồng tiền danh lợi và những sở thích quái gở. Họ không có tình càng không có nghĩa. Đó là biểu hiện của xh mà đạo đức xuống cấp
*Hình tượng đám tang:
-Vũ Trọng Phụng như 1 nhà quay phim lúc quay toàn cảnh lúc quay cận cảnh để thấy được những ngang trái lố bịch của đám tang. Nó có hình ảnh:
1-Lố lăng: Cách ăn mặc, lợn quay đi lọng-đầy tc xôi thịt
2-Âm thanh bát nháo: +Chuyện trò cười đùa
+Kèn tây, kèn ta, kèn tàu, kèn buzich đều rộ lên.
-Có lẽ vì những hình ảnh này mà VTP đã dùng đến 2 lần “đám cứ đi”như thể đây là 1 đám hội, 1 bữa tiệc lớn thỏa mãn mọi người
-Nó là 1 hình anhr phi lý trái với đạo đức song vẫ tồn tại như 1 hệ quả cưa xh đảo điên
3-Tiếng khóc của Phán mọc sừng kết hợp với ngã để dúi vào tay Xuân 5 đồng bạc gấp 4(1 nửa của bản hợp đồng với Xuân về cái sản phẩm trên đầu ông)
4-Tổng kếtVới tài năng, với sự trải nghiệm đặc bệt là với sự căm uất không nguôi với xh “chó đểu’ vo nghĩa lý. VTP đã tái hiện 1 đám tang,1 xh thu nhỏ. Nhà văn giống 1 nhà quay phim để khi thì đặc tả gương mặt, chân dung khi tả bao quát toàn cảnh. Ngôn ngữ sắc sảo, lối so sánh tương phản đã phát hy hiệu quả để nhà văn đả phá lối sống kệch cỡm, xấu xa. Nhà văn khiến ta rùng mình rồi ghê tởm những con người ấy. Chắc chắn nhiều người có lương tâm sẽ không bao giờ muốn chứng kiến càng không muốn hành động như đám con cháu bất hiếu đó
TÂY TIẾN- Quang Dũng
I- Giới thiệu chung
1- Quang Dũng
-Là 1 nghệ sĩ đa tài, ông vẽ tranh viết truyện, làm thơ….
-Không sinh ra ở HN nhưng ô lại gắn bó tha thiết với HN
-Năm 1947 theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc Quang Dũng đã gia nhập binh đoàn Tây Tiến, đây là binh đoàn mà phần lớn đều là học sinh, sinh viên, cong chức. Binh đoàn Tây Tiến hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc giáp Lào. Thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ khắc nghiệt. Những người lính trí thức đã vượt qua gian khổ, hy sinh bằng lòng dũng cảm, ty tổ quốc và bằng cả sự hào hoa lãng mạn
2-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
-Năm 1948 do yêu cầu của tổ chức QD phải dời xa đồng đội tại Phù Lưu Chanh. Nhớ chiến trường nhớ đồng đội QD Viết bài thơ “ Nhớ Tây Tiến’ sau đó tg tự đổi thành Tây Tiến
II- Độc hiểu
1-Khổ 1: Nhớ về Tây Bắc
-Quq đó tái hiện bức tranh thiên nhiên hoang sơ khắc nghiệt nhưng cũng rất đẹp trong cảnh hùng vĩ thơ mộng
-Đằng sau đó hiện lên những người lính TT dũng cảm, kiên cường, hào hoa lạc quan
a- Hai câu thơ đầu
-Bài thơ mở đầu rất tự nhiên
như 1 tiếng gọi binh đoàn mà ta nghe như nhà thơ đang gọi 1 người bạn thân thiết. trong tiếng gọi ấy gợi lên bao nhớ thương da diết,. Hẳn là nỗi nhớ rất thường trực và khắc sâu lắm thì Quang Dũng mới phải dùng 2 từ ‘nhớ’ để khắc đậm tâm trạng của mình
-QD gọi nỗi nhớ của mình là ‘ nhớ chơi vơi’ ta từng bắt gặp nỗi nhớ ‘nhớ ai bổi hổi bồi hồi’ trong thơ ta bắt gặp lỗi nhớ ‘ bồn chồn nhớ mắt người yêu’ còn với QD ta hình dung nhà thơ đang ngược dòng thời gian để tìm về với đồng đội, với kỉ niệm xưa. Nõi nhớ “chơi vơi ’ ấy càng đậm nét hơn khi nó gắn với 1 không gian ngập tràn sương mây, sương khói bảng lảng mênh mang
b- 2 câu tiếp theo
-Tên binh đoàn Tây Tiến vừa được vang lên thì bốc chốc bao nhiêu kỉ niệm ùa về. QD là người có biệt tài đưa địa danh vào trong thơ. Ở 2 câu thơ tiếp theo 2 địa danh Sài Khao, Sương Lấp…án ngữ ở ngay đầu câu thơ. Những cái tên ấy gợi lên cái hoang sơ hun hút của vùng đất ít dấu chân người, nhiều dấu chân cọp.
-Câu thơ khắc họa những hiện thưc gian khổ vất vả qua hình ảnh “sương lấp….mỏi’nhưng cũng rất lãng mạn với 1 không gian mờ ảo lung linh….
c- 4 câu tiếp theo
-Có thể coi là những câu thơ tuyệt bút . Đây là những câu thơ rất giàu chất nhạc chất họa và ngập chàn xúc cảm
-Câu đầu;
‘Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm ”
-Chứng tỏ sức mạnh của ngôn từ tiêngs việt điệp từ “dốc’ từ láy tượng hình “khúc khửu’ “thăm thẳm” như mở ra 1 bức tranh với vẻ gân guốc. Dường như nó gợi cả hơi thở gấp gáp trên con đường gập ghềnh gian nan
-Câu 2
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời’
-Gợi ra độ cao và sự vắng vẻ. Theo logic tâm lí thông thường thì người lính lên đến đỉnh núi sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán trường, giọng than thở song hình ảnh thơ lại là “súng ngủi trời’
-Câu thơ hay không chỉ bởi từ “heo hút” mà cái thú vị là ở hình ảnh “súng ngửi trời’ súng không còn vô tri. Người lính không hiện lên với sự mệt mỏi mà là sự tinh nghịch. Có thể nói đó là cái đùa rất lính, là tinh thần lạc quan yêu đời của những người lính phi thường. Sau nụ cười là ý chí và khí cốt của người lính
-Câu 3: -Đặc sắc ở nhịp nhàng ,câu thơ chia làm 2 vế như bị bẻ gập làm đôi. Điệp ngữ “ngàn thước” gợi lên khung cảnh và ánh mắt của người lính trên chặng đường hành quân
+Vế đầu là chặng đường đi lên dốc dựng đứng vách thành sừng sững dường như không thể đi qua nổi
+Vế sau là chặng đường đi xuống với vực sâu thăm thẳm
-Người lính không hề tỏ ra mệt mỏi
-Câu 4: -Khiến ta bất ngờ vì thanh điệu đặc biệt của câu thơ. Câu thơ có 7 tiếng thì cả 7 tiếng đều là thanh bằng. Lời thơ vừa gợi ra 1 vùng bình địa, gợi ánh mắt buông dai theo màn mưa. Nó cũng giống 1 lời thở phào nhẹ nhõm, 1 tiếng reo vui mãn nguyện bởi sau bao nhiêu đèo dốc thì họ cũng gặp “nhà ai’ gợi lên bao nhiêu hơi ấm tình người
d-2 câu thơ tiếp theo
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quyên đời.’
-Hậu quả của những vất vả trên đường hành quân khiến cho những người lính mệt mỏi thậm chí họ đã hy sinh thầm lặng
-Đọc câu thơ ta cảm thấy mệt nhọc, xót thương cho người lính. Tuy nhiên lời thơ không có sự ủy mỵ, bi thương bởi vì với những người lính ấy cái cheta chỉ giống như 1 lần mệt moỉ mà ngủ quyên. Nó thật thanh thản. Quan điểm sống chết này mang dáng dấp của những bậc đại chượng phu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng .
e- Hai câu thơ tiếp
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét.”
- Người lính vẫn tiến bước kiên cường đối mặt với khó khăn cái chết không cản nổi họ.
- -“chiều chiều”, “đêm đêm’ chiều nào, đêm nào cũng như vậy gợi lại những khó khăn luôn thường trực vây bủa lấy người lính
- -Thanh chắc trong câu thơ ‘thác gầm thét’ truyền cho ta cảm giác ghê sợ đến rợn người trong khi đó 2 dấu lăngj được đặt liên tiếp “cọp trêu người” gợi bước chân của thú dữ. Người lính như bị đẩy vào thế bị động
- -Càng đi càng chồng chất khó khăn song chưa bao giờ ta thấy người lính có ý định đầu hàng. Và kết thúc khổ thơ tg lại thể hiện thầm kìn điều ấy
- F-2 câu cuối
-KhỔ thơ kết thúc rất bất ngờ, mở đầu tg nhắc đến nỗi nhớ nôĩ nhớ
- -đọng lại trong nỗi nhớ của người lính không phải dốc, đèo, cọp dữ mà là giây phút được sống trong sự đùm bọc yêu thương của đồng bào. Từ câu thơ ta thấy toát lên lòng biết ơn trân thành giữa tấm lòng thơm thảo của con người Tây Bắc
- -Nghĩa tình là điều người lính nhớ nhất bên vẻ đẹp của thiên nhiên
- a- Khổ thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của núi rừng Tây BẮC Hoang sơ dữ dội nhưng cũng rất đáng yêu
- b- Chỉ thấp thoáng hiện lên song những người lính để lại những ấn tượng khó quên
- -Vượt qua gian nan đã chứng tỏ họ là những người lính quả cảm kiên cường
- -Nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên họ là những người lính nhạy cảm hào hoa
- -Có thể cười trước cái chết họ là những người lính lạc quan
- 2-Khổ thơ 2
- Nhớ về những giây phút gặp gỡ ấm áp tình quan dân và những phút chia tay đầy lưu luyến. từ đó ta hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn của người linh Tây Tiến. Đó là những người lính tri thức đặc biệt hào hoa
- a -4 câu đầu
- -Hoài niệm về những đêm lửa trại thắm thiết tình quân dân
- -Ngay câu thơ đầu tiên đã gợi lên hình ảnh của đêm liên hoan. Cái bừng lên ấy là của đuốc lửa, của tấm lòn, của ánh mắt hân hoan rang ngời. Trong ánh sáng rực rỡ ấy những cô sơn nữ khiến chàng TâyTiến phải ngỡ ngàng. Lời thơ như tiếng thốt ‘kìa em….’hô ngữ ‘kìa em’, danh từ được động từ hóa ‘xiêm áo” và cách nói cảm thán “Tự bao giờ” vừa khắc họa được hình ảnh vừa gợi ra ánh mắt của người lính trẻ
- Câu thơ gợi ra sự nồng nàn của cõi lòng khi vang lên cùng tiếng khèn
- “Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”
-QD dùng 2 câu thơ để gợi hình ảnh tiếng khèn, tiếng nhạc. Đây là 1 không khí đặc bệt rạo rực mê say. Mê say vì em vừa say sưa cuồng nhiệt nhưng vẫn giữ được cái e ấp nhẹ nhàng đầy nữ tính. Cái lãng mạn nhất là giây phút những người lính như quyên hết tất cả để thả hồn bồng bềnh theo suối nhạc bay về viễn xứ xây những giấc mộng đẹp lạ.
-Vậy là những khó khăn chồng chất , những chặng đường hành quân không những không làm họ trai sạn tâm hồn mà còn như 1 sự kích thích để họ khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên tình người Tây Bắc. Trước sau họ vẫn giữ được nét hào hoa của những trí thức Hà Thành.
b-4câu cuối:
-Giaay phút gặp gỡ càng rộn ràng bao nhiêu thì giây phút chia tay càng bịn rịn, thương nhớ đến đó
-Có thể nói QD đang làm 1 người họa sĩ vẽ lại bức tranh ghi lại tâm trạng của người họa sĩ. Đây là bức tranh lụa vừa thực vừa hư mà khắc họa rất chân thực về thiên nhiên con người.
“Người đi….ấy’
-Câu thơ gợi thời gian (chiều) không gian (chiều sương) gợi không gian vừa thực vừa hư
“Có thấy …..độc mộc”
--Là câu hỏi đồng thời cũng là lời nhắn nhủ về những kỉ niệm đẹp lúc chia tay. QD thầm thì với Tây Tiến, với bạn, với chính mình. Trong rất nhiều điều để nhớ về Tây Bắc lọc, gợi vẻ hoang vu, hoang sơ, hiu hắt. Nhà thơ gọi đó là “hồn lau” phải gắn phải hòa hồn mình vào thiên nhiên ta bắt gặp 1 dáng người trên độc mộc trôi theo dòng nước lũ. Không yar gương mặt, ánh mắt nhà thơ gợi 1 dáng hình. Có người hình dung đó là dáng chắc khỏe của người lính, rất nhiều người khác lại tưởng tượng đó là các cô sơn nữ yêu kiều. Đọc câu thơ ấy ta còn cảm nhận được nét vẽ rất lạ trong sự gắn bó với khổ thơ.
”Trôi dòng….’
-Cảnh vật vừa có sự đối lập tương phản lại vừa hài hòa. Dòng nước lũ thì dữ dội, bông hoa rừng lại vô cùng mảnh mai ‘đong đưa”như đang làm duyên trong buổi chiều. Tất cả khung cảnh ấy gợi lên bao bâng khuâng lưu luyến. Nó khắc họa không chỉ trái tim, tâm hồn nhạy cảm…
3-Khổ 3
-Tập chung thể hiện bức tượng đài bất tử về tập thể người lính Tây Tiến vô danh với âm hưởng thơ bi tráng, lãng mạn
a-Hai câu đầu
-Ngay 2 câu đầu tg đã khắc họa hình hài của những người lính. Rõ ràng hậu quả của cs thiếu thốn và thiên nhiên khắc nghiệt của Tây Bắc
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc’
- +Sự thật về sự thiếu thốn đến đáng sợ vậy mà lời thơ vẫn ngang tàn . Cùm từ ‘ không mọc tóc’ vang lên không pghair để báo 1 lời than thở. Có cảm giác nó như 1 lời thách thức ngạo nghễ không thèm mọc tóc
- “Quân xanh màu lá giữ oai hùm’
- +Ở câu thơ tiếp vế đầu ‘quân xanh màu lá’ gợi màu da xanh tái , hậu quả của sốt rét rừng và thiếu đói. Nhưng vế sau ‘dữ oai hùm’ người lính lại vụt trở thành con người ‘ốm mà không yếu’ (Vũ Quần Phương). Hình ảnh này gợi ta nhớ về người tráng sĩ trong thơ Phạm NGũ Lão “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu ” Đó là vẻ đẹp của sự dữ dội mạnh mẽ khác thường.
- b- 2 câu sau
- -Khắc họa thế giới nội tâm của những người lính. Câu trên thể hiện tc chung với đất nước, câu dưới lại khắc họa góc riêng về thế giới nội tâm của họ. Câu trên có cái mạnh mẽ của đại trượng phu, ở đó chứa đựng 1 tc tha thiết với tổ quốc trong khi đó câu thứ 2 lại rất lãng mạng. Người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp và Mỹ thường được thể hiện với những tình cảm mộc mạc giản dị. Người lính trong thơ Chính Hữu nhớ giếng nước gốc đa. Người lính trong thơ Hồng Nguyên cò nỗi nhớ gắn với tinhf thuwowng. Linh Tây Tiến là những người lính trí thức nên nỗi nhớ lại càng mang đậm trí thức (nhất là trí thức Hà thành) nên nỗi nhớ của họ sang trọng, hào hoa. Dáng kiều thơm là những bóng hồng ở phố phường, giảng đường hay đó còn là hình bóng của những giai nhân trong sách vở mà ngày hôm qua người lính còn bắt gặp, hôm nay đang ấp ủ
-Vậy là những tc chung và riêng, tc tổ quốc và ty đôi lứa đã hòa quyện tạo lên sức mạnh để người lính vượt qua gian khổ. Nếu không có những giây phút như thế các anh sẽ gục ngã vì bi quan tuyệt vọng trước khi gục ngã trước súng đạn của kẻ thù
-Sau giấc mộng ấy người lính lại trở về với hiện thực. QD dùng 4 câu để nói đến sự hy sinh của người lính. Người ta chạnh lòng vì sự thiếu thốn của các anh và không khỏi đau lòng khi các anh hy sinh trong sự thiếu thốn.
“Rải rác biên cương mồ viễn sứ”
-Câu thơ gợi cái chết ở miền hoang vu giá lạnh nhưng cảm giác ấy không còn nữa khi gắn với nó là lời thư đầy khẩu khí “Chiến trường đi…đời xanh’Ta có cảm giác câu thơ như 1 lời thề ‘ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh’ như lời ca ‘ Ta chưa về khi tổ quốc chưa yên ” nhớ đến Kinh Kha –Ly Khách với lời thề ‘’Nhất khứ bất phục hoàn’ Tuy nhiên đừng hiểu đơn giản những người lính Tây Tiến không biết tiếc đời xanh khi nói đến 2 tiếng ‘ đời xanh’ là lúc họ ý thức được quãng đời đẹp nhất của mình. Vậy là các anh đã biết vượt lên mình để vì ‘chiến trường’ vì tổ quốc. Điều này sau khi kết thúc chiến tranh Thanh Thảo viết:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi 20 làm sao phủ nhận
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi tổ quốc (1967)
c- 4 Câu tiếp theo:
Sau lời thề ấy 2 câu thơ khép lại khổ thơ vấn là cái chết. QD sử dụng chất liệu hiện thực để từ đó xây đắp lên hình tượng bi tráng. Từ những chiếc áo dãi nắng dầu mưa bây giờ được nâng lên áo bào đậm chất chinh chiến. Nó gợi đến hình ảnh chinh phụ trong ‘chinh phụ ngâm’
“áo chàng…..pha
Ngựa chàng……như là tuyết pha”
-Dùng áo bào hình ảnh các anh không chết hẳn mà sẽ sống và nhập vào những đoàn binh muôn đời. Chính trong những khó khăn gian khổ ấy người lính trở lên bất tử dường như các anh nhập vào thế hệ các đại trượng phu muôn thủa: Kinh Kha, Ly Khách đấy khí phách. Khổ thơ càng trở nên oai hùng hơn khi ở cuối câu thơ vang lên tiếng “gầm của sông Mã”
-Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ đầu QD đã gọi sông Mã bởi đây là dòng sông đã chứng kiến sự hy sinh của các đồng đội: không có nước mắt, không có tiếng súng tiễn đưa mà chỉ có tiếng gầm của dòng sông đó là khúc nhạc thiêng của thiên nhiên tấu lên để đón những người con của mình về đất mẹ. Các anh không chết đây là cuộc chở về với những gì mình đã gắn bó, những gì mình đã hy sinh nên phải chăng vì thế lời thơ bi mà không lụy, buồn mà không tuyệt vọng. Nó có sức mạnh bất tử hóa người lính và giục giã những thế hệ khác ra đi vì tổ quốc.
-Đây là khổ thơ tg sử dung nhiều từ hán Việt, những hình ảnh ước lệ trong thơ xưa gợi không khí thiêng liêng, trang trọng vì thế khổ thơ viết về những sự thật đau lòng mà vẫn bi tráng. Đây thực sự là bức tượng đài được dựng lên bằng ngôn ngữ đã bất tử hóa hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa.
4-Khổ cuối
-Nó có sự liên quan đến toàn bài, câu 1, câu 2 là cái nhìn lại khung cảnh chiến trường Tây Bắc, khắc lại lời thề ‘không hẹn ước,’1 chia phôi”
-Câu 3,4 gợi nhắc lại ngày thành lập binh đoàn : mùa xuân ; mùa xuân ấy cũng là mùa của tuổi trẻ, đời xanh. Câu cuối như 1 lời thầm thì với người đã khuất và với người còn sống : Hồn vẫn trở về chơi vơi với rừng núi, Sầm Nứa. Và QD là 1 minh chứng cho : ‘Hồn về…. về xuôi” Họ không thể nào quên được Tây Tiến