Từ vựng thiết kế nội thất (Phần 2)
Từ vựng thiết kế nội thất (Phần 2)
4. Chất liệu bề mặt:
Chất liệu cấu trúc ba chiều của bề mặt
Chất liệu này là một đặc trưng đặc biệt của bề mặt, tạo ra các kết quả từ cấu trúc 3 chiều của nó. Chất liệu thường được sử dụng để tạo sự mềm mại hay sự gồ ghề tương đối của bề mặt. Nó cũng được sử dụng để diễn đạt các đặc điểm bề mặt, nét đặc trưng của vật liệu quen thuộc. Thí dụ như sự gồ ghề của đá, vân thớ của gỗ, kiểu dệt của vải.
Có hai dạng chất liệu cơ bản, chất liệu khi nhận thức, khi tiếp xúc thực tế, chất liệu thị giác của cảm nhận bằng mắt. Mặt khác chất liệu thị giác có thể tạo ra ảo giác hay cảm giác thực.
Những cảm giác khi nhìn và tiếp xúc thì gắn chặt với nhau. Khi nhìn chất liệu về mặt thị giác đối với một diện tích, chúng ta có thể hiểu được chất lượng của bề mặt mà không cần sờ đến nó. Chúng ta dựa vào hiện tượng vật lý này đối với các đặc trưng về mặt cấu tạo của bề mặt vào những sự liên kết được dự kiến trước đối với các chất liệu tương tự.
Khoảng cách nhìn, ánh sáng là những nhân tố ảnh hưởng sự nhận thức của chúng ta về chất liệu và về bề mặt của chúng thể hiện.
Tất cả vật liệu đều có những độ chất liệu của nó. Nhưng quy mô và kiểu dáng càng đẹp bao nhiêu thì nó sẽ biểu hiện sự mềm mại bấy nhiêu. Thậm chí cả các kiểu kết cấu thô, khi nhìn từ một khoảng cách xa cũng có thể biểu lộ sự mịn màng tương đối, chỉ khi nhìn gần hơn mới phát hiện được sự xù xì của chúng.
Quy mô tương đối của chất liệu có thể ảnh hưởng tới hình dáng và vị trí của một mặt phẳng không gian. Các kiểu dáng có vân có thể làm nổi bật độ dài và độ rộng của mặt phẳng. Kiểu dáng thô có thể cảm giác mặt phẳng xuất hiện gần hơn. Giảm kích cỡ của chúng và tăng tầm nhìn các kiểu dáng có xu hướng dầy kín không gian trong đó chúng đang tồn tại.
* Chất liệu và ánh sáng:
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự nhận thức của chúng ta về chất liệu, và bản thân nó bị ảnh hưởng bởi chất liệu, nó tạo ra ảo giác. Ánh sáng trực tiếp ngang qua một bề mặt với kiểu cấu tạo tự nhiên sẽ tăng cường chất liệu về mặt thị giác, ánh sáng bị khuếch tán sẽ làm giảm đi chất liệu tự nhiên và thậm chí có thể làm mất đi cấu trúc không gian ba chiều.
Các bề mặt bóng nhẵn và mịn phản xạ ánh sáng một cách rực rỡ, làm xuất hiện các điểm hội tụ ánh sáng và thu hút sự chú ý của chúng ta. Các bề mặt mờ hoặc có kiểu kết cấu gồ ghề sẽ hấp thụ và khuếch tán ánh sáng không đều đặn vì thế làm ánh sáng ít xuất hiện hơn. Các bề mặt rất thô ráp khi bị chiếu sáng bởi ánh sáng thẳng đứng, sẽ làm lộ ra những khoảng đậm nhạt dễ nhận thấy.
Sự tương phản có ảnh hưởng đến độ đậm, nhạt của chất liệu mà nó có. Chất liệu có thể xem như một nền đồng nhất khi nó xuất hiện một cách hiển nhiên khi đặt xen kẽ với các chất liệu tương tự.
Khi chất liệu được nhìn trên một bề mặt thô nhám chất liệu tinh tế hơn và có kích thước bị giảm chút ít. Cuối cùng chất liệu là việc bảo trì vật liệu và các bề mặt không gian được làm bóng nhẵn dễ phát hiện bẩn và cũng dễ lau sạch trái lại các bề mặt nhằm khó phát hiện bẩn nhưng lại khó bảo trì và lau sạch.
Chất liệu là một đặc thù riêng của việc bố trí vật liệu dễ định rõ ranh giới đồ đạc trong phòng và trang trí nội thất. Kết hợp và sáng tạo ra các dạng bố trí khác nhau cũng quan trọng như tổ hợp màu sắc và ánh sáng. Nó phải phù hợp với đặc điểm và tính năng sử dụng của không gian.
Sự phân chia từng phần chất liệu nên đặt trong mối tương quan với kích thước của không gian và những bề mặt chính là chủ yếu, còn kích thước của yếu tố khác là phụ. Từ việc chất liệu tràn trề không gian thì bất cứ một chất liệu nào được sử dụng trong một phòng nhỏ nên tinh tế hoặc sử dụng một cách biệt lập. Còn trong phòng lớn, chất liệu có thể dùng để giảm bớt kích thước không gian hoặc vạch rõ hơn những khu vực riêng của căn phòng đó.
Một căn phòng với chất liệu thay đổi có thể sẽ rất hài hòa. Sự kết hợp giữa kết cấu cứng và mềm, giữa bằng phẳng và mấp mô, giữa sáng và mờ có thể tạo ra sự phong phú và thích thú trong quá trình chọn lựa và phân bố kết cấu, sự tuyển chọn chất liệu nên thực hiện và hướng sự chú ý vào cách thức kiến trúc và các trình tự kế tiếp. Sự hài hòa giữa các kết cấu tương phản có thể được duy trì nếu chúng hỗ trợ cho nhau về những điểm nổi bật chung như mức độ của sự phản xạ hay trọng lượng nhận biết.
Chất liệu và hình mẫu là những yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Hình mẫu là thiết kế trang trí hay trang hoàng một bề mặt và chính nó là cơ sở của thiết kế. Việc thiết kế thường là sự sắp xếp những mô típ trên các bề mặt được trang trí với chất lượng tốt. Khi các yếu tố nhỏ, đơn chiếc được bố trí lặp đi lặp lại tạo thành những hình mẫu trang hoàng trên một mặt phẳng với chất lượng rất tốt đến nỗi chúng bỏ qua các đặc tính riêng và trở thành một thể hài hòa. Khi đó chúng mang tính chất liệu hơn là hình mẫu. Một hình mẫu có thể là cấu trúc hay được ứng dụng. Một hình mẫu cấu trúc được tạo nên từ bản chất tự nhiên của vật liệu và phương pháp gia công vật liệu đó: gia công chế tạo, gia công lắp ráp.
Một hình mẫu ứng dụng là những phần thêm vào bề mặt sau khi cấu trúc của nó đã được hoàn chỉnh.
5. Ánh sáng:
Ánh sáng là người đầu tiên đánh thức không gian nội thất. Không có ánh sáng sẽ không có hình thể, màu sắc hoặc chất liệu hoặc sự khoanh vùng của không gian nội thất. Chức năng thiết kế chiếu sáng là để chiếu ánh sáng nhân tạo vào các vật thể trong không gian của một môi trường nội thất và cho phép những người sử dụng thực hiện các hoạt động để làm việc với nhịp độ thích hợp, chính xác và thoải mái.
Phương pháp chia theo tỷ trọng khu vực để tính toán số lượng đèn chiếu sáng theo yêu cầu đặc biệt là kỹ thuật sử dụng, đặc biệt khi thiết kế chiếu sáng tổng hợp cho khoảng không gian không có hình thể xác định. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mức độ chiếu sáng riêng có thể kết hợp được việc cung cấp các nguồn sáng khác nhau. Sự lựa chọn loại nguồn sáng được sử dụng và bố trí chiếu sáng không chỉ dựa theo nhu cầu cụ thể mà còn dựa theo không gian tự nhiên và hoạt động của người sử dụng. Thiết kế chiếu sáng không chỉ đưa ra lượng ánh sáng theo yêu cầu mà còn phải đảm bảo cả chất lượng ánh sáng.
Bố trí ánh sáng và hình thức chiếu sáng được kết hợp với đặc điểm không gian kiến trúc và việc sử dụng. Từ chỗ mắt của chúng ta nhìn phải được chiếu sáng tốt nhất và độ sáng được pha trộn mạnh nhất trong phạm vi hoạt động. Việc kết hợp này đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch từng nguồn sáng theo khu vực hoặc chiếu sáng theo nhiệm vụ của từng nơi.
Đối với mục đích của việc bố trí thiết kế chiếu sáng, một nguồn sáng có thể là một hình thể, một điểm, một tuyến, một mặt phẳng hoặc một hình khối. Nếu nguồn sáng bị che lấp từ chỗ nhìn, khi đó hình thể của nguồn sáng, định hình, bề mặt của nó phải xem xét lại mẫu nguồn sáng là phổ biến hay phải thay đổi thiết kế chiếu sáng, phải được cân đối trong bố cục cung cấp những cảm giác thích hợp của nhịp điệu và đưa đến sự nhấn mạnh cái gì là quan trọng trong yếu tố thiết kế và hình mẫu liên quan chặt chẽ với nhau. Mẫu là thiết kế trang trí nội thất, trang trí hầu hết ở các bề mặt, mẫu thiết kế thường lặp lại và trang trí với chất lượng tốt. Khi các nhân tố mà tạo ra một mẫu nhỏ, làm sai lệch tính nhận dạng thực của vật thể và được trộn nhiều màu sắc, ánh sáng làm tăng sắc nét hơn của mẫu.
* Chiếu sáng chung:
Có 3 phương pháp chiếu sáng cho một không gian: tổng thể, cục bộ và tập trung. Chiếu sáng tổng thể và chiếu sáng tập trung, chiếu sáng một phòng tương đối không đồng nhất, khuếch tán một cách không đều. Chất lượng phân tán của chiếu sáng có thể làm giảm độ tương phản giữa các nguồn sáng theo nhiệm vụ và bề mặt phụ cận của một phòng. Ánh sáng tổng thể có thể được sử dụng để cung cấp ánh sáng không có chỗ nào bị tối, chiếu sáng nhẹ nhàng, trải rộng khắp các góc phòng và cung cấp cho một mức chiếu sáng thích hợp cho việc hoạt động an toàn và duy trì ánh sáng toàn bộ.
Chiếu sáng theo khu vẹc hay chiếu sáng theo nhiệm vụ chiếu sáng các khu vực riêng biệt của một không gian để thực hiện cho việc nhìn rõ hoặc hoạt động. Các nguồn sáng thông thường đặt ở gần hoặc ở trên, bên cạnh bề mặt làm cho công suất chiếu sáng tính theo oát (W), ghi sẵn trên đèn có thể sử dụng kết quả hơn ánh sáng tổng thể. Các nguồn sáng thông thường là nguồn trực tiếp và có thể điều chỉnh được theo các thời điểm chiếu sáng (các độ mạnh, yếu cần tăng giảm) và có thể chiếu trực tiếp như mong muốn.
Để hạn chế sự rủi ro, tỷ lệ sáng không đạt ở vùng chính và phụ cận, nhiệm vụ chiếu sáng thông thường được kết hợp với chiếu sáng cục bộ phụ thuộc vào nguồn sáng sử dụng, chiếu sáng cục bộ cũng có thể đóng góp vào chiếu sáng tổng thể của một không gian.
Ngoài ra để tạo cho thị lực dễ nhìn, chiếu sáng khu vực có thể tạo ra sự phong phú và thích thú, sự phân bố của không gian thành một số khu vực sẽ chia thành những khu vực nhấn mạnh đặc tính xã hội và sử dụng của một phòng.
Chiếu sáng trọng tâm là một dạng của chiếu sáng tại chỗ mà nó sinh ra các tiêu điểm hoặc các mẫu có tính nhịp điệu về sáng và tối trong một khoảng không gian. Thay cho việc chiếu sáng đơn giản, nhiệm vụ chiếu sáng trọng tâm có thể được sử dụng để thay thế sự đơn điệu của việc chiếu sáng chung, dễ làm nổi bật các đặc điểm của các phòng, tác phẩm nghệ thuật hoặc các vật phẩm quý giá.
* Những nguyên lý thiết kế:
Thiết kế bên trong liên quan đến việc lựa chọn các thành phần thiết kế và sự bố trí chúng giữa không gian thỏa mãn một vài nhu cầu và mong muốn về chức năng và thẩm mỹ, sự bố trí các thành phần trong khoảng không gồm cả nghệ thuật trang trí nữa. Không được để một phần hoặc một thành phần riêng rẽ trong không gian một mình. Trong mẫu thiết kế tất cả các phần, các thành phần hoặc các vật phụ thuộc vào cái khác để cho chúng tác động rõ ràng có chức năng và có ý nghĩa.
Bố cục mô hình thiết kế
Chúng ta quan tâm ở đây là mối quan hệ thị giác được thiết lập giữa các thành phần thiết kế nội thất ở trong một không gian. Các nguyên lý thiết kế sau đây không có ý cứng nhắc, nhưng có thể xem là các hướng dẫn thiết kế, cuối cùng chúng ta phải xem xét học tập các mẫu thiết kế đó. Tuy nhiên những nguyên tắc này có thể giúp chúng ta phát triển và duy trì ý nghĩa quan điểm các thành phần thiết kế của một không gian khi ta đặt chúng trong khuôn khổ sử dụng và chức năng.
Tỷ lệ cho biết mối quan hệ của một phần này với phần kia hoặc với toàn bộ, hoặc giữa vật này với vật khác. Mối quan hệ này có thể là kích cỡ, số lượng, mức độ.
Trong quá trình lịch sử, một vài phương pháp toán học và hình học đã phát triển để xác định tỷ lệ lý tưởng của các vật. Các hệ thống tyrleej tiến tới mức xác định chức năng và kỹ thuật trong việc thành lập một biện pháp làm đẹp – một thẩm mỹ có lợi cho mối quan hệ kích thước giữa các phần và thành phần của một công trình xây dựng.
Theo Ơ-cơ-lít, nhà toán học cổ Hy Lạp, một tỷ số đề cập tới việc so sánh về lượng của hai vật tương tự nhau, trong khi đó, tỷ lệ lại đề cấp tới sự bằng nhau về tỷ số. Do vậy, ngưỡng của bất kỳ hệ thống tỷ lệ nào chỉ là một tỷ số đặc trưng, một chất lượng vĩnh cửu được truyền từ tỷ số này tới tỷ số khác.
Có lẽ một hệ thống tỷ lệ gần gũi quen thuộc nhất là tỷ lệ vàng được xây dựng bởi các nhà Hy Lạp cổ đại. Nó có một mối quan hệ thống nhất giữa hai phần không bằng nhau của toàn bộ khối, trong đó, tỷ số giữa phần nhỏ hơn và lớn hơn bằng tỷ số giữa phần lớn hơn và toàn bộ khối.
Tuy nhiên, theo thuật ngữ toán học, một hệ thống tỷ lệ thiết lập một nền cố định hoặc các mối quan hệ nhìn thấy được trong các phần của một tổ hợp. Nó có thể là một công cụ thiết kế có lợi trong công việc sáng tạo thống nhất và hài hòa. Tuy nhiên, sự nhận thực của chúng ta về kích thước vật lý đối với các vật là không nhất quán. Sự thu nhỏ các phối cảnh, tầm nhìn, thậm chí các định kiến văn hóa có thể làm méo mó nhận thức của chúng ta.
Tỷ lệ vẫn còn là một vấn đề căn bản cần bàn xét nghiêm túc. Về việc này, sự khác nhau rõ rệt về kích thước tương đối của các vật là quan trọng, cuối cùng một tỷ lệ sẽ xuất hiện để điều chỉnh rõ ràng đối với trường hợp đã cho khi chúng ta ý thức rằng không quá ít hoặc không quá nhiều về một nguyên tố hoặc đặc tính đang có.
* Mối quan hệ tỷ lệ:
Trong thiết kế nội thất, chúng ta quan tâm đến các mối quan hệ tỷ lệ giữa các phần của một thành phần thiết kế, giữa một vài thành phần, giữa các thành phần, hình thức và sự khép kín không gian.
Giữa những bộ phận và không gian bao quanh
6. Tỷ xích:
Nguyên lý thiết kế của tỷ xích là sự liên quan của tỷ lệ giữa các bộ phận cho cân đối. Tỷ lệ và tỷ xích đều có quan hệ tới kích thước của mọi vật. Nếu có một sự khác biệt nào đó thì sự tương quan sẽ gắn liền với mối liên hệ với các bộ phận của bố cục, trong khi tỷ lệ thể hiện rõ ràng kích thước của vật đó, nó phụ thuộc vào điều kiện đã cho hoặc là theo quy ước đã có.
Tỷ lệ cơ học là sự tính toán kích thước vật lý của một vật nào đó, theo hệ thống đo lường tiêu chuẩn. Ví dụ, ta có thể nói rằng: một chiếc bàn theo hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ thì rộng 3 feet bằng 914mm, dài 6 feet bằng 1,829 mm và cao 29 inch bằng 737mm. Nếu chúng ta biết rõ về hệ thống này và với vật thể có kích thước tương tự, chúng ta có thể đoán ra chiếc bàn đó lớn bao nhiêu. Sử dụng hệ thống mét Quốc tế, các chiếc bàn tương tự sẽ được đo rộng là 914mm, dài 1.829mm và cao 737mm.
Tỷ xích thị giác nói tới độ lớn một vật nào đó xuất hiện khi có sự so sánh với các vật khác xung quanh nó. Như vậy tỷ xích của một vật thường là những nhận xét chúng ta đưa ra dựa vào sự liên hệ hay dựa vào kích thước đã biết của một vật nào khác gần đó hoặc những yếu tố xung quanh.
Ví dụ chiếc bàn đã nêu trên có thể có tỷ xích hoặc không tỷ xích với một căn phòng, nó phụ thuộc vào sự tương quan của kích thước và sự cân xứng với không gian.
Chúng ta có thể nói một vật có tỷ xích nhỏ nếu chúng ta so sánh nó với những vật khác mà vật đó nhìn chung thì nó lớn hơn nhiều về mặt kích thước. Tương tự, một vật được coi là tỷ xích lớn nếu nó được đặt cùng những vật thể tương đối nhỏ hoặc nó xuất hiện lớn hơn vật được cho là kích thước bình thường hoặc trung bình.
Tỷ lệ con người nói lên cảm giác về độ lớn mà vật cho chúng ta thấy. Nếu kích thước của không gian nội thất hay kích thước một bộ phận mà trong đó làm cho chúng ta nhỏ lại thì chúng ta thấy không phù hợp với tỷ lệ con người – hoặc những vật thể hiện rất tiện nghi vừa đủ tiêu chuẩn về kích thước để ta dễ với tay – sử dụng hoặc di chuyển dễ dàng thuận tiện như vậy chúng ta có thể nói không gian này phù hợp với tỷ lệ con người.
Phần lớn các yếu tố chúng ta dùng để xác định tỷ lệ con người là những vật mà kích thước của chúng làm cho chúng ta trở nên quen thuộc, dễ dàng liên hệ và sử dụng. Những yếu tố này bao gồm: lối vào, cầu thang, bàn ghế, quầy hàng và các kiểu ghế khác nhau. Những yếu tố này có thể sử dụng để làm cho một không gian gần gũi với cuộc sống của chúng ta.
Sự xác định tỷ xích của một không gian nội thất không bị hạn chế bởi các mối quan hệ của ai cả. Các thiết bị nội thất có thể liên quan đồng thời với toàn bộ không gian, tới các thiết bị khác và tới những người sử dụng không gian. Không có gì lạ nếu vật thể nào đó có một mối quan hệ tỷ xích bình thường trật tự nhưng lại có một tỷ xích khác thường khi được so sánh với những vật thể khác. Những yếu tố có tỷ xích bất thường có thể dùng để thu hút sự chú ý, hoặc gây nên và nhấn mạnh một trọng điểm.